Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

Philosophical View on Evolution / Nhìn tiến hóa dưới góc độ triết học


0
Abstract: Kurt Godel, the father of Incompleteness Theorem, once said: “I don’t think the brain came in the Darwinian manner”. In other words, Godel didn’t believe in Darwinism. Why? Because Darwin’s theory of evolution based on the philosophy of materialism, but “materialism is wrong”, Godel declared. That was also the answer for the question why Louis Pasteur disproved Darwinism.
Tóm tắt: Kurt Godel, cha đẻ của Định lý Bất toàn, có lần nói: “Tôi không nghĩ bộ não hình thành theo cách của Darwin”. Nói cách khác, Godel không tin vào học thuyết Darwin. Tại sao? Vì thuyết tiến hóa của Darwin dựa trên triết học của chủ nghĩa duy vật, nhưng “chủ nghĩa duy vật là sai lầm”, Godel tuyên bố. Đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi vì sao Louis Pasteur bác bỏ học thuyết Darwin.
CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đày đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:
Nếu Darwin từng thú nhận rằng khó có thể tin một bộ máy tinh vi, phức tạp, và kỳ diệu như con mắt có thể hình thành thông qua chọn lọc tự nhiên, thì không có gì để ngạc nhiên khi thấy một người uyên thâm và sâu sắc như Godel không thể tin bộ não là sản phẩm của tiến hóa. Ý kiến đầy đủ của Godel về vấn đề này như sau:
“Tôi không nghĩ bộ não hình thành theo cách của Darwin. Thực ra có thể phủ nhận ý kiến cho rằng bộ não hình thành theo kiểu của Darwin. Cơ chế đơn giản không thể tạo ra bộ não. Tôi cho rằng những yếu tố cơ bản của vũ trụ là đơn giản. Lực sống là một yếu tố nguyên thủy của vũ trụ và nó tuân thủ những định luật tương tác nhất định. Những định luật này không đơn giản, và chúng không mang tính cơ giới”.
Có nghĩa là, trong con mắt của Godel, cơ chế chọn lọc tự nhiên của thuyết tiến hóa là một cơ chế mang tính chất cơ giới, đơn giản, không đủ sức lý giải sự kỳ diệu của sự sống; sự sống chắc chắn phải chứa đựng những bí ẩn sâu sắc hơn nhiều. Sự thật về DNA chứng tỏ ý kiến của Godel là một tiên tri.
Tại sao lý thuyết của Darwin không thể đi xa hơn những tư duy cơ giới đơn giản? Vì toàn bộ học thuyết Darwin dựa trên nền tảng triết học của chủ nghĩa duy vật – mọi nhận thức đều quy về tương tác vật chất, phủ nhận mọi liên hệ với thế giới phi vật chất. Nhưng “Chủ nghĩa duy vật là sai lầm!” (Materialism is wrong!), Godel tuyên bố.
00Những khám phá khoa học từ nửa sau thế kỷ 20 tới nay ủng hộ tuyên bố của Godel, đặc biệt là Lý thuyết THÔNG TIN và mã DNA. Những khám phá này chỉ ra rằngthông tin không phải là vật chất, nhưng đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo dựng sự sống – không có thông tin của DNA hướng dẫn, nguyên tử và phân tử không thể ngẫu nhiên kết hợp thành sự sống như thuyết tiến hóa đã nói. Đó là một sự thật vượt quá sức tưởng tượng của chủ nghĩa duy vật. Vì thế thuyết tiến hóa của Darwin đã đi chệch hướng ngay từ đầu, và do đó không thể phản ánh đúng sự thật diễn ra trong sự sống.
Nói một cách hình ảnh, lâu đài tiến hóa của Darwin xây trên nền móng của chủ nghĩa duy vật. Chúng ta thử khảo sát xem cái nền móng ấy có đủ vững chắc hay không.

Chủ nghĩa duy vật, cơ sở triết học của thuyết tiến hóa.

Chủ nghĩa duy vật phát triển rất mạnh trong thế kỷ 19 và đã trở thành bà đỡ cho thuyết tiến hóa. Nhưng cả bà đỡ lẫn thai nhi ra đời từ 156 năm trước đây đã và đang trở nên già lão ốm yếu kể từ khi Lý thuyết THÔNG TIN xuất hiện.
Lý thuyết thông tin ra đời từ giữa thế kỷ 20 và phát triển cho tới nay đã tạo ra một CUỘC CÁCH MẠNG VỀ NHẬN THỨC khi nó tuyên bố thông tin là một dạng thức tồn tại khách quan PHI VẬT CHẤT. Tuyên bố ấy gián tiếp ủng hộ tư tưởng của Godel và bác bỏ chủ nghĩa duy vật, và do đó bác bỏ thuyết tiến hóa.
Chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa cho rằng mọi thứ tồn tại đều là vật chất; vật chất tồn tại vĩnh cửu; ngoài vật chất ra không có gì khác. Ngay cả ý thức cũng bị coi là một dạng vật chất, mọi thứ đều được quy giản về vật chất. Nhà triết học duy vật nổi tiếng Karl Vogt tuyên bố: “Bộ não tiết ra tư tưởng giống y như gan tiết ra chất đắng (the brain secretes thought just as the liver secretes bile)”. Tuyên bố ấy bất chấp một sự thật là không ai và không có một phương tiện vật lý nào có thể cân, đong, đo, đếm tư tưởng. Có thể gắn các điện cực vào đầu để đo điện não đồ, nhưng tất cả những gì hiện lên trên điện não đồ chỉ là thông tin gián tiếp thông báo sự tồn tại của ý thức, thay vì bản thân ý thức. Ý thức là cái làm cho chúng ta nhận thức được những giá trị phi vật lý như phải/trái, đẹp/xấu, vui/buồn, đạo đức/vô đạo đức,…
Nhưng từ khi Lý thuyết Thông tin ra đời, cơ sở của chủ nghĩa duy vật bị lung lay đến tận gốc, vì thông tin là một dạng thức tồn tại khách quan phi vật chất, tham gia vào các hoạt động tương tác vật chất, rõ ràng đến mức không thể phủ nhận. Kết luận này đưa chủ nghĩa duy vật tới một tình trạng khó xử, tiến thoái lưỡng nan: không thừa nhận thông tin là phi vật chất thì sẽ chống lại một sự thật được giới khoa học thừa nhận; nhưng thừa nhận sự thật đó thì có nghĩa là thừa nhận thế giới bao gồm cả những dạng thức tồn tại phi vật chất, thậm chí siêu vật chất, trái với nền tảng triết học của chủ nghĩa duy vật.
Leonard Susskind copyCuộc chiến lỗ đen giữa Hawking và Susskind” là một minh họa rất thú vị cho nhận định ở trên. Câu chuyện sau đây được trích từ ý kiến của độc giả Phạm Văn Chiến trên PVHg’s Home:
“Hawking và Susskind được mệnh danh là hai gã khổng lồ trong ngành vật lý lý thuyết, nhưng ‘chiến đấu’ một mất một còn về việc liệu thông tin khi bị nuốt vào các lỗ đen có bị mất đi mãi mãi hay không, một khi các lỗ đen này bốc hơi. Năm 1983, Hawking nêu lên giả thuyết rằng ‘thông tin sẽ bị mất đi trong sự bốc hơi của lỗ đen’. Với Susskind, một lý thuyết gia định lượng, thì điều này là không đúng đắn bởi nguyên lý là thông tin sẽ được bảo toàn; nó không bao giờ có thể bị biến thành hư không. Nếu Hawking đúng, các nền móng của ngành định lượng đều bị hủy diệt. Cuộc chiến dai dẳng kéo dài hơn 20 năm, cuối cùng, Hawking thú nhận mình thua cuộc sau các công trình nghiên cứu về Nguyên lý toàn ảnh (Holography)”.
Vậy thế giới không đơn giản chỉ là những gì có mặt trong công thức E = mc2 nữa. Chủ nghĩa duy vật dù muốn hay không cũng không thể bác bỏ công thức sau đây:
Thế giới = vật chất + thông tin + nguồn thông tin + x
Trong công thức trên, x là ẩn số, bởi con người không thể biết hết, như nhà nhân học André Bourguignon từng nói. Qua đó có thể thấy bức tranh thế giới do chủ nghĩa duy vật vẽ ra trong hơn một thế kỷ qua quá nghèo nàn. Nói cách khác, chủ nghĩa duy vật đã tự tước bỏ những phương tiện của nhận thức, làm cho nhận thức của loài người trở nền nghèo nàn hơn so với nó vốn có. Sinh học cũng vì thế mà bị nhào nặn nhồi nhét vào cái khung tiến hóa sao cho vừa. Đó là lý do thuyết tiến hóa sáng chế ra nhiều giả thuyết nhất trong các lý thuyết, và không có giả thuyết nào đến nay được toàn thể giới khoa học thừa nhận là phù hợp với hiện thực. Điển hình là giả thuyết “nồi soup nguyên thủy”. Đã hơn một thế kỷ rưỡi trôi qua, nó vẫn loanh quanh với các giả thuyết. Đã có những thí nghiệm được quảng cáo rùm beng là tổng hợp được sự sống, đó là thí nghiệm Stanley Miller năm 1952, nhưng rồi bị vạch trần là sai lầm. Hiện nay thách thức lớn nhất là bài toán thông tin sinh học.

Thông tin Sinh học.

Cuộc cách mạng do DNA tạo ra đã làm thay đổi căn bản cách nhìn của con người đối với sự sống. Nếu chủ nghĩa duy vật quy giản mọi sự thật khách quan về vật chất thì câu hỏi đặt ra là: Thông tin trong DNA có thể quy giản thành vật chất được không? Giáo sư Werner Gitt, giám đốc Viện vật lý và công nghệ liên bang Đức, trả lời:
Một hệ mã luôn kéo theo một quá trình trí tuệ phi vật chất. Một vật chất vật lý không thể tạo ra một mã thông tin. Mọi kinh nghiệm chỉ ra rằng mọi mẩu thông tin sáng tạo đều thể hiện một nỗ lực tinh thần nào đó… Không có một định luật tự nhiên nào, hoặc một quá trình nào, một chuỗi sự kiện nào có thể tạo ra thông tin bắt nguồn từ bản thân vật chất”.
Thật vậy, một vật có khối lượng m không thể tự nó phát ra thông tin để báo cho chúng ta biết rằng năng lượng tích trữ trong các hạt nhân nguyên tử của nó bằng E = mc2. Thông tin này bắt nguồn từ đâu? Từ Albert Einstein chăng? Không, nó bắt nguồn từ một nguồn thông tin không nhìn thấy mà Einstein gọi là Chúa. Ông nói: “Tôi muốn biết Chúa sáng tạo ra thế giới này như thế nào” (I want to know how God created this world)
Hoàn toàn tương tự, thông tin chứa đựng trong DNA không thể hình thành một cách ngẫu nhiên bởi cái gọi là “chọn lọc tự nhiên”. Nếu chọn lọc tự nhiên có trí tuệ để tạo ra mã DNA thì chọn lọc tự nhiên chính là hành động của Nhà thiết kế, hoặc Nhà lập trình. Nhưng thuyết tiến hóa không thừa nhận vai trò của Nhà thiết kế hoặc Nhà lập trình, nên nó gán cho một nguồn mơ hồ là “chọn lọc tự nhiên” – một khái niệm ngụy khoa học nhờ chữ “tự nhiên” nhưng thực chất là tự mâu thuẫn về mặt triết học (vừa duy vật vừa duy tâm).
Lý thuyết thông tin nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của thông tin trong vũ trụ. Kết luận hiện nay được hầu hết các nhà lý thuyết thông tin thừa nhận là: Thông tin là một dạng thức tồn tại phi vật chất, không thể quy giản thành vật chất. Nguồn gốc của thông tin và vật chất vật lý phải được nghiên cứu độc lập với nhau.
begining-GittHình bên: “In the beginning was information” (Thủa ban đầu thông tin xuất hiện), sách của Werner Gitt.
Khám phá của lý thuyết thông tin buộc các nhà duy vật chủ nghĩa phải thay đổi. Nhà khoa học tiến hóa nổi tiếng George C. Williams, trong một bài báo năm 1995, thừa nhận: “Các nhà sinh học tiến hóa đã thất bại vì không nhận ra rằng hai lĩnh vực thông tin và vật chất ít nhiều không gắn liền với nhau… Hai lĩnh vực này không bao giờ có thể gộp vào với nhau được theo cách quy giản thông tin thành vật chất… Gene là một gói thông tin chứ không phải một vật thể vật chất… Trong sinh học, khi nói về những thứ như gene, kiểu gene hay tập hợp gene, ấy là nói về thông tin chứ không phải về hiện thực vật lý khách quan…”
Do đó, trái với những gì các nhà duy vật nghĩ, nguồn thông tin trong tự nhiên không phải là bản thân vật chất. Suy ra nó phải là một Trí tuệ siêu vật chất. Trí tuệ ấy phải có trước vật chất, để cài đặt thông tin vào vật chất và điều khiển vật chất.
Nhà sinh học nổi tiếng Francis Collins gọi thông tin trong DNA là “ngôn ngữ của Chúa”. Nói cách khác, Chúa cài đặt thông tin vào DNA để hướng dẫn sự hình thành sự sống. Tổng thống Mỹ Bill Clinton tán thưởng quan điểm của Collins. Trong diễn văn chúc mừng thành tựu hoàn thành Bản đồ Gene Người năm 2000, tổng thống long trọng tuyên bố: “Hiện nay chúng ta đang học thứ ngôn ngữ trong đó Chúa sáng tạo ra sự sống”.
Nhà động vật học nổi tiếng người Pháp Pierre-Paul Grassé, vốn là một nhà duy vật ủng hộ thuyết tiến hóa mạnh mẽ, gần đây đã lên tiếng thừa nhận học thuyết Darwin phải đối mặt với một nan đề là vấn đề “trí tuệ” của sự sống. Ông nói:
“Bất kỳ sinh vật nào cũng chứa đựng một lượng ‘tri thức’ (intelligence) khổng lồ, lớn hơn rất nhiều so với tri thức cần thiết để xây dựng các nhà thờ. Ngày nay ‘tri thức’ này được gọi là thông tin, tên gọi khác nhau nhưng cũng chỉ là một. Đó không phải là tri thức được chương trình hóa như trong một computer, mà đúng ra nó được ngưng tụ vào trong DNA nhỏ xíu hoặc trong mọi cấu trúc khác bên trong tế bào. ‘Trí thức’ này là điều kiện tối cần thiết của sự sống. NHƯNG TRI THỨC ẤY TỪ ĐÂU MÀ RA? … Đây là một nan đề làm bận tâm cả các nhà sinh học lẫn triết học. Vào thời điểm hiện tại, khoa học dường như không có khả năng giải quyết nan đề đó”.
Tại sao khoa học không có khả năng giải quyết nan đề đó? Vì các nhà khoa học tiến hóa vẫn muốn bám vào chủ nghĩa duy vật, không muốn thừa nhận bất kỳ cái gì phi vật chất nằm trong phạm vi khoa học. Nói cách khác, chủ nghĩa duy vật tự giam hãm mình trong bế tắc và mâu thuẫn khi định nghĩa khoa học là những quy luật vật chất thuần túy. Đã đến lúc phải định nghĩa lại khoa học là gì. Nếu khoa học là tập hợp tất cả những nhận thức phản ánh thế giới khách quan thì khái niệm nguồn thông tin phải được coi là khoa học, mặc dù thông tin và nguồn thông tin không phải là vật chất.
Đã đến lúc các nhà tiến hóa nên ngừng bắt chước con đà điều rúc đầu xuống cát để không nhìn thấy sự thật. Trong bối cảnh hiện nay, các nhà tiến hóa có thể học hỏi thêm những quy luật về triết học nhận thức từ Định lý Bất toàn của Kurt Godel, một định lý toán học có ý nghĩa nền tảng về nhận thức luận, như một nguồn tri thức bổ sung cho chủ nghĩa duy vật cơ giới.

Kurt Godel và Định lý Bất toàn.

Định lý Bất toàn của Kurt Godel ra đời năm 1931 chứng minh rằng không có một lý thuyết nào là đầy đủ để có thể biết được mọi thứ. Muốn đánh giá một lý thuyết có đầy đủ và chính xác hay không, phải đi ra ngoài lý thuyết đó. Từ bên ngoài nhìn vào lý thuyết đó, ta sẽ thấy rõ những thiếu sót của lý thuyết, và ta sẽ tìm kiếm được những tri thức bổ sung, làm cho lý thuyết đầy đủ hơn, chính xác hơn. Nhưng không bao giờ có một lý thuyết hoàn hảo – bất kỳ lý thuyết nào cũng bất toàn. Mọi lý thuyết có tham vọng ôm lấy toàn bộ vũ trụ, hoặc có tham vọng biết hết mọi thứ đều chỉ là ảo tưởng.
z (1)Hình bên: “Phá vỡ chuyện hoang đường của học thuyết Darwin”, sách của Richard Milton
Siêu toán học (meta-mathematics) đầu thế kỷ 20 là một lý thuyết toán học có tham vọng biết hết mọi thứ trong toán học. Nhưng Định lý Godel đã bác bỏ nó, chỉ ra rằng đó chỉ là một giấc mơ không tưởng. Quả thật siêu toán học đã chết. Ngày nay không ai muốn tìm siêu toán học nữa.
Các nhà vật lý trong thế kỷ 20 cũng có tham vọng tìm ra một Lý thuyết về mọi thứ, cho phép giải thích mọi hiện tượng vật lý. Nhưng Stephen Hawking, sau khi thấm nhuần Định lý Godel, tuyên bố rằng Lý thuyết về mọi thứ khó mà đạt được. Ông thừa nhận thay vì có một lý thuyết về mọi thứ, vật lý sẽ có nhiều lý thuyết bổ sung cho nhau, mỗi lý thuyết chỉ mô tả được một số khía cạnh nhất định của vũ trụ, mặc dù các lý thuyết hiện có vừa không nhất quán, vừa không đầy đủ.
Vậy sinh học học được gì từ Định lý Bất toàn? Theo tôi, đó là những bài học sau đây:
● Thuyết tiến hóa là một lý thuyết KHÔNG TƯỞNG, vì nó có THAM VỌNG giải thích được mọi thứ trong thế giới sinh vật. Tính không tưởng lộ rõ nhất trong tham vọng biến câu chuyện hoang đường về “nồi soup nguyên thủy” thành hiện thực; và tham vọng nhồi vào đầu mọi người hình ảnh khỉ tiến hóa thành người, bất chấp sự thật về tính cố định của loài mà DNA đã làm rõ.
● Nếu Định lý Godel khuyên chúng ta phải đi ra ngoài lý thuyết để tìm kiếm kiến thức bổ sung cho lý thuyết đó thì thuyết tiến hóa không bao giờ đi ra ngoài cái lồng chật hẹp do nó tạo ra. Cái lồng ấy ngày càng trở nên quá chật hẹp, không đủ chỗ cho các lý thuyết về DNA, vì những lý thuyết này chỉ ra rằng nếu mã DNA là những thông tin hướng dẫn sự sống thì ắt phải có nguồn của thông tin – Nhà thiết kế hoặc Đấng Sáng tạo. Thuyết tiến hóa ngay từ khi ra đời đã xác định cho nó một lý tưởng là chủ nghĩa duy vật. Lý tưởng ấy ngăn cản nó tự thay đổi, ngăn cản nó bước chân ra ngoài chủ nghĩa, đẩy nó tới chỗ tìm hết giả thuyết này đến giả thuyết khác để giải thích những sự thật vượt ra ngoài lý thuyết của nó. Nói cách khác, các nhà tiến hóa không học được bài học nào từ Định lý Godel.
● Nếu thuyết tiến hóa dũng cảm bước chân ra bên ngoài chủ nghĩa duy vật, nó sẽ biết trân trọng khái niệm tinh thần và trí tuệ. Nhưng thuyết tiến hóa dường như không đếm xỉa đến khía cạnh tri thức của sinh vật. Vì thế nó phạm sai lầm lớn khi xếp hạng tiến hóa, coi loài sâu bọ hoặc loài lưỡng cư là động vật bậc thấp. Nếu theo dõi hoạt động của loài cua hoặc loài ong, loài kiến,… chúng ta sẽ phải ngạc nhiên thấy chúng cực kỳ thông minh. Khi đó ta sẽ nhận ra rằng sinh vật không tiến hóa, mà chỉ có biến hóa và đa dạng hóa. Mọi sự biến hóa và đa dạng hóa đều nằm trong chương trình hướng dẫn sự sống thông qua các thông tin đã được cài đặt vào DNA của từng loài, thậm chí từng con vật. Khi ấy, khái niệm về nguồn thông tin sẽ đánh đổ thuyết tiến hóa.
01Hình bên: “Chuyện hoang đường của thuyết tiến hóa”, sách của Jiri A. Mejsnar. Với một bài thơ ngắn rất vần, rất hay. Tạm dịch: “Các gene kêu lên, Bài ca khẩn thiết, Đác-uyn ông hỡi, Có biết mình sai”.
Vì thế chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy những nhà khoa học có tư duy triết học thâm thúy như Godel đều không thể chấp nhận thuyết tiến hóa. Định lý Bất toàn của Godel ngày càng có sức lan truyền mạnh mẽ vì nó dẫn tới những hệ quả triết học vô cùng có ý nghĩa đối với phương pháp nhận thức. Nó để lộ cho thấy tác giả của nó, Kurt Godel, là người đặc biệt quan tâm đến BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC và BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI. Mối quan tâm ấy dẫn ông tới một loạt ý kiến bác bỏ chủ nghĩa duy vật, gián tiếp bác bỏ thuyết tiến hóa. Đây, ông nói:
● Chủ nghĩa duy vật là sai lầm (Materialism is false). Bình luận (BL): Nền tảng triết học của thuyết tiến hóa là sai lầm.
● Thế giới mà chúng ta đang sống trong đó không phải là thế giới duy nhất mà chúng ta đã sống hoặc sẽ sống (The world in which we live is not the only one in which we shall live or have lived). BL: Chủ nghĩa duy vật quá nghèo nàn vì nó chỉ thấy một thế giới duy nhất hiện diện trước mắt. Nó không có khả năng nhìn thấy nguồn thông tin ẩn đằng sau sự sống mà lẽ ra có thể đoán nhận được thông qua sự hiện diện của thông tin hướng dẫn sự sống.
● Bộ não là một chiếc máy tính kết nối với một linh hồn (The brain is a computing machine connected with a spirit). BL: Thuyết tiến hóa là bức tranh về sự sống hoàn toàn không đếm xỉa đến linh hồn – thành phần phi vật chất nhưng làm nên sự sống thật sự. Sự thiếu vắng yếu tố này không chỉ là một thiếu sót của thuyết tiến hóa, mà còn làm cho sự mô tả sự sống bị sai lạc.
● Ý thức được kết nối với một sự thống nhất toàn thể (Consciousness is connected with one unity). BL: Sự thống nhất toàn thể mà Godel nói, theo tôi, chính là nguồn thông tin của sự sống mà các nhà khoa học gọi là Đấng Sáng tạo (Creator) hoặc Chúa (God).
● Giải thích mọi điều là bất khả (To explain everything is impossible). BL: Sự sống rất đa dạng, tinh vi và phức tạp. Thuyết tiến hóa là một hệ thống giả thuyết mờ và cơ giới, máy móc thổ thiển, không đủ sức giải thích sự sống. Muốn giải thích sự sống phải hiểu rõ DNA. Chừng nào chưa hiểu rõ DNA, chứng ấy mọi mô tả về sự sống đều sai lệch, thiếu sót.
● Ý nghĩa của thế giới là sự phận biệt ước muốn với hiện thực (The meaning of the world is the separation of wish and fact). BL: Thuyết tiến hóa ước muốn giải thích toàn bộ sự sống bằng một vài nguyên lý cơ giới đơn giản nên sự mô tả ấy không đúng với sự thật. Sự sống chỉ có biến hóa và đa dạng hóa, không có tiến hóa!
● Có những thế giới khác và những thực thể có lý trí ở cấp độ khác và cao hơn (There are other worlds and rational beings of a different and higher kind). BL: Vì không tin có những thế giới khác và cao hơn thế giới vật chất nên thuyết tiến hóa không thể tin rằng có nguồn thông tin của sự sống.
● Các tổ chức tôn giáo phần lớn là tệ, nhưng tôn giáo thì không (Religions are, for the most part, bad—but religion is not). BL: Cần phân biệt tôn giáo với tổ chức tôn giáo hoặc nghi thức tôn giáo. Chữ “tôn giáo” (religion) mà Godel nói là tinh thần tôn giáo, đức tin tôn giáo – niềm tin vào sự sáng tạo của Thượng Đế mà mọi nền văn hóa đều có. Tinh thần tôn giáo ấy, đức tin ấy không những cần thiết đối với việc ổn định trật tự xã hội, duy trì đạo đức sống, mà còn có quan hệ mật thiết tới phương pháp tư duy để nhận thức chân lý. Thuyết tiến hóa dựa trên một nền tảng triết học sai lầm nên học thuyết của nó cũng sai lầm. Phải có niềm tin vào một nguồn thông tin có trí tuệ mới có thể “học được ngôn ngữ của Chúa” như tổng thống Bill Clinton đã nói.
z1 copyHình bên: Sự sống là một quá trình đa dạng hóa chứ không tiến hóa.
Qua những ý kiến nói trên có thể thấy Godel có một niềm tin mãnh liệt vào sự hiện hữu của những lực lượng siêu tự nhiên. Niềm tin ấy lớn đến nỗi ông có hẳn một công trình toán học chứng minh sự hiện hữu của Chúa.
Tôi không dám đẩy câu chuyện đi quá xa theo con đường Godel đã gợi ý, nhưng thấy cần thiết phải nhấn mạnh rằng những nhà khoa học thực sự uyên bác thường tin vào Đấng Sáng tạo. Những người biết kinh ngạc trước những tác phẩm sáng tạo của Tạo Hóa thường là người đa cảm, lãng mạn. Chính sự kinh ngạc và ngưỡng mộ Đấng Sáng tạo truyền cho họ cảm hứng sáng tạo. Chủ nghĩa duy vật không hiểu được cảm hứng đó, và do đó làm nghèo trí tuệ. Đó là chỗ khác biệt căn bản giữa những người như Pasteur, Einstein và Godel,… so với Darwin.

Từ ngưỡng mộ sự Sáng tạo tới cảm hứng sáng tạo.

ALBERT EINSTEIN.
Trong một bài báo nhan đề “Einstein vs Darwin” (Einstein đối lập với Darwin), nhà vũ trụ học nổi tiếng Frank Tipler, giáo sư vật lý toán tại Đại học Tulan ở New Orleans, Mỹ, nhận định rằng mặc dù Einstein và Darwin là hai tên tuổi lớn thuộc hai lĩnh vực khác xa nhau, nhưngkhông thể cả hai cùng đúng. Nếu Einstein đúng thì ắt Darwin phải sai và ngược lại. Tất nhiên Frank Tipler không có ý định so sánh thuyết tương đối với thuyết tiến hóa. Ông chỉ có ý định nói về vũ trụ quan của hai nhân vật này. Darwin hoàn toàn duy vật, không tin vào Đấng Sáng tạo, chúng ta đã biết rõ điều đó. Còn Einstein thì sao?
Khi được hỏi “Ông có tin vào Chúa hay không?”, Einstein trả lời rất rõ ràng, dứt khoát:
“Tôi tin vào Chúa của Spinoza, Đấng đã tỏ lộ bản thân trong sự hài hòa đúng quy luật của mọi thứ tồn tại, nhưng tôi không tin vào một Chúa quan phòng tới số phận và những việc làm của con người”.
Theo tạp chí Time ngày 16/04/ 2007, Einstein cho rằng tự nhiên được tạo ra bởi “một trí tuệ siêu việt, đến nỗi mọi tư duy và hành động có hệ thống của con người hoàn toàn chỉ là một sự phản chiếu nhỏ nhoi không đáng kể”.
z (19)Hình bên: Einstein đối lập với Darwin về vũ trụ quan. Trong hai người, chỉ có một người đúng (Frank Tipler, GS Đại học Tulan, New Orleans)
Đối với Einstein, mọi sản phẩm sáng tạo đều phải có nhà sáng tạo của nó. Ông nói:
“Tôi nhìn một mẫu vật, nhưng trí tưởng tượng của tôi không vẽ ra được người sáng tạo ra mẫu vật đó. Tôi nhìn một chiếc đồng hồ, nhưng tôi không thể hình dung ra được người chế tạo ra chiếc đồng hồ đó. Trí tuệ của con người không có khả năng nhận thức được bốn chiều, vậy làm sao nó có thể nhận thức được một Thượng Đế, mà đối với Ngài, một nghìn năm hay một nghìn chiều cũng chỉ là một”.
Đó là lý do để các nhà tiến hóa nhìn thấy thông tin nhưng không nhận thức được NGUỒN THÔNG TIN!
Einstein cho rằng một nhà khoa học thực sự không thể không nhận thấy Đấng Sáng tạo. Ông nói: “Mọi người theo đuổi nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc đều bị thuyết phục rằng có một LINH HỒN biểu lộ trong các định luật của vũ trụ – một linh hồn cao siêu hơn rất nhiều so với linh hồn của con người, và khi đối diện với linh hồn cao siêu ấy, con người với khả năng bé nhỏ của mình phải cảm thấy mình thấp hèn”.
LOUIS PASTEUR.
Chúng ta đã biết Pasteur là người khám phá ra hai định luật cơ bản của sự sống: Định luật sự sống bất đối xứng hay Định luật sự sống thuận tay trái (Law of Asymmetry/Law of Left-handed Life) và Định luật sự sống chỉ ra đời từ sự sống (biogenesis). Bản thân hai định luật đó là sự bác bỏ thuyết tiến hóa. Các nhà tiến hóa rất hay lảng tránh hai định luật này, trừ khi không thể lảng tránh được nữa. Nhưng Pasteur đánh giá trực tiếp thuyết tiến hóa ra sao?
Dường như Pasteur không một lần nào trực tiếp nhắc đến Darwin hoặc thuyết tiến hóa, nhưng ông có những phát biểu được xem như trực tiếp bác bỏ lý thuyết này. Một trong những phát biểu đó là tuyên bố hùng hồn sau thí nghiệm bình cổ thiên nga (mà trang PVHg’s Home đã nhiều lần nhắc lại), rằng: “Học thuyết sự sống hình thành tự phát sẽ không bao giờ còn có thể hồi phục được nữa sau cú đòn chết người của thí nghiệm đơn giản này”.
Phát biểu này thể hiện rõ quan điểm triết học khoa học của Pasteur: khoa học không thể chỉ dừng lại ở giả thuyết, và thực tiễn là thước đo của chân lý. Nếu thuyết tiến hóa đúng, hãy chứng minh bằng thực tế. Đó là một lời thách thức. Các nhà tiến hóa biết rõ điều đó, nhưng chưa một lần nào các nhà tiến hóa tuyên bố họ sẵn sàng đối mặt với thách thức của Pasteur. Đơn giản vì lý thuyết của họ làm gì có bằng chứng thực tế. Họ chỉ có nhiều giả thuyết để nhồi nhét vào đầu trẻ em ở trường học thôi.
Giả thuyết “vĩ đại” nhất là “nồi soup nguyên thủy”, hiện được trang sức bởi một cái tên “hoành tráng” hơn, đó là “tiến hóa hóa học”. Darwin quả là có “trí tưởng tượng vĩ đại” khi nghĩ rằng trong một cơn giông tố đặc biệt nào đó, với một điều kiện môi trường đặc biệt NÀO ĐÓ, các nguyên tử sẽ ngẫu nhiên kết hợp lại thành sự sống đầu tiên, và “KỲ DIỆU” hơn nữa, cái sự sống đầu tiên ấy “BIẾT” cách trải qua những “BIẾN ĐỔI ĐẶC BIỆT NÀO ĐÓ” để tiến hóa, tiến hóa, và tiến hóa,…. Không thể có sự bịa đặt nào lớn hơn thế nữa. Mọi nhà văn viết truyện hư cấu sẽ phải học Darwin. Ấy thế mà chuyện hư cấu ấy dần dà trở thành một lý thuyết khoa học, thậm chí một lý thuyết lớn (!)
Nếu tôi phải làm một luận án tiến sĩ về thuyết tiến hóa Darwin, tôi sẽ chọn đề tài như sau: Tại sao chuyện thần tiên “nồi soup nguyên thủy” có thể trở thành một dự án khoa học lớn? Tất nhiên đó không phải là một đề tài sinh học, dù không thể tránh việc thảo luận về sinh học. Đó sẽ là một đề tài về tâm lý học, xã hội học, triết học khoa học, lịch sử khoa học, để lý giải vì sao có hiện tượng kỳ quặc có một không hai trong lịch sử như hiện tượng học thuyết Darwin.
Tôi sẽ phải chỉ ra những trạng thái tâm lý của con người như thế nào để người ta có thể lẫn lộn chuyện hư cấu với khoa học. Tôi sẽ phải chỉ ra những nguyên nhân xã hội dẫn tới sự thắng thế của học thuyết Darwin ở nhà trường,…
Tôi sẽ phải chứng minh học thuyết Darwin như một bằng chứng mẫu mực minh họa cho câu nói bất hủ của Einstein, rằng “Chỉ có hai thứ vô hạn: vũ trụ và cái stupidity của con người; tôi không chắc về cái thứ nhất” (Only two things are infinite: the universe and human stupidity… and I am not sure about the former). Có lẽ Einstein đã từng có lúc phải thất vọng ghê gớm đối với một hạng người kém cỏi nào đó mới đến nỗi ông phải cất lời phê phán nặng nề tới mức đó. Âu đó là sự đời. Nhà thông thái nhiều khi phải “sống với lũ”, làm sao tránh được.
Pasteur cũng có lúc phải lên tiếng với một loại người kém cỏi – những kẻ ngoan cố chống lại sự thật rằng sự sống chỉ ra đời từ sự sống, ngay cả sau khi thí nghiệm bình cổ cong thiên nga của ông đã khẳng định điều đó như một định luật. Ông nói: “Không, hiện nay không còn có trường hợp nào được biết có thể xác nhận vi sinh vật xuất hiện từ thế giới không có sinh vật, không có cha mẹ tương tự như chúng. Những người xác nhận điều đó đã bị đánh lừa bởi ảo giác, bởi những thí nghiệm được tiến hành kém cỏi, làm hỏng bởi những sai sót mà không có khả năng nhận thấy hoặc không biết làm thế nào mà tránh”.
Chú ý rằng khi thí nghiệm bình cổ cong thiên nga thắng lợi, đó là lúc thuyết tiến hóa đã ra đời được vài năm. Có nghĩa là các nhà tiến hóa phải biết rõ thành tựu của Pasteur. Nhưng họ bất chấp sự thật. Họ vẫn cố chứng minh sự sống có thể ra đời từ cái không sống. Bởi nếu không làm được điều đó, thuyết tiến hóa sẽ sụp đổ.
Có lẽ câu nói của Pasteur ở trên cũng nhắm tới họ. Nhưng Pasteur không dừng ở đó. Ông chỉ ra rằng ngay cả trong trường hợp chứng minh được sự sống ra đời từ vật chất không sống, thì điều ấy cũng không chứng minh được nguồn gốc sự sống là gì, bởi quy trình ngược lại cũng xẩy ra: vật chất sống biến thành vật chất không sống. Nói cách khác, quy trình biến đổi lẫn nhau giữa vật chất sống và vật chất không sống là một vòng tròn, không thể bảo đâu là điểm khởi đầu! Một lần nữa, ta lại gặp ở đây nghịch lý con gà và quả trứng!
chicken-eggPasteur chỉ ra rằng khi bạn nói sự sống ra đời từ cái không sống, ấy chẳng qua là vì bạn đã thừa nhận một tiên đề, hoặc một tiên nghiệm (a priori), rằng vật chất không sống có trước, vật chất sống có sau. Không có bằng chứng nào để khẳng định điều này. Nếu dựa vào hóa thạch để xác định tuổi của sự sống, rồi bảo vật chất không sống có trước, thì tại sao không nghĩ rằng có thể có những hóa thạch của sự sống đã hoàn toàn tan biến vào vật chất không sống, không để lại một dấu vết nào nữa, để chúng ta hiểu sai về tuổi của sự sống?
Thật vậy, vậy về logic, hoàn toàn có quyền đặt tiên đề ngược lại, rằng sự sống có trước, rồi nó tan rã thành vật chất không sống. Tóm lại, thuyết tiến hóa không hiểu rằng họ đã bị mắc lừa bởi nghịch lý Con gà và Quả trứng khi cố gắng giải thích về nguồn gốc sự sống. Lập luận của Pasteur quả thật là BẤT NGỜ! Không mấy ai nghĩ ra điều Pasteur nghĩ. Mọi người đều dễ bị đánh lừa rằng vật chất không sống có trước, vật chất sống có sau. Nhưng với cái đầu triết học, Pasteur đã chỉ ra cái tiên nghiệm sai lầm của thuyết tiến hóa. Ông đã dội một gáo nước lạnh vào đám than hồng của giả thuyết về nguồn gốc sự sống của thuyết tiến hóa, chỉ cho họ thấy sự nông cạn của họ về triết học. Đây, hãy nghe Pasteur nói:
“Từ hai mươi năm nay tôi đã tìm kiếm sự hình thành sự sống tự phát mà chẳng tìm thấy nó ở đâu cả. Không, tôi không phán xét điều đó là bất khả. Nhưng cái gì cho phép bạn bảo đó là nguồn gốc sự sống? Bạn đặt vật chất trước sự sống rồi bạn khẳng định rằng vật chất đã tồn tại sẵn từ ngàn xưa. Làm thế nào mà bạn biết rằng sự tiến bộ không ngừng của khoa học sẽ không thúc ép các nhà khoa học xem sự sống đã tồn tại từ ngàn xưa chứ không phải vật chất. Bạn chuyển từ vật chất tới sự sống vì kiến thức của bạn hiện nay không thể nhận thức sự vật theo cách nào khác. Làm thế nào mà bạn biết được rằng sau mười ngàn năm nữa, người ta sẽ không xem xét vấn đề theo cách ngược lại, tức là vật chất đã ra đời từ sự sống? Bạn chuyển từ vật chất tới sự sống chẳng qua vì tri thức hiện nay của bạn, vốn bị giới hạn so với tri thức trong tương lai của nhà tự nhiên học, nói với bạn rằng sự vật không thể hiểu theo cách nào khác. Nếu bạn muốn hiện diện giữa các tư tưởng khoa học, thì vấn đề là bạn phải tống khứ những lập luận và tư tưởng có tính tiên nghiệm (a priori) ấy đi, …”.
Thế mới biết cái đầu triết học vẫn nhìn xa và nhìn sâu hơn cái đầu khoa học thuần túy.

KẾT:

Xét cho cùng, những người như Pasteur khác những người như Darwin ở cái gì?
Triết học!
Nhưng triết học vẫn còn cao xa quá. Có thể nói cụ thể hơn. Cái gì làm cho người ta có cách nhìn thế giới khác nhau? Người gợi ý cho chúng ta nhận ra sự khác biệt giữa hai loại người trên thế gian này lại không ai khác Einstein. Ông nói:
Có hai cách sống: bạn có thể sống như chẳng cái có gì là PHÉP MẦU cả; hoặc bạn có thể sống như mọi thứ đều là một PHÉP MẦU”.
Nói như thế tức là ông đã tự ngầm xếp mình vào loại thứ hai. Godel, Pasteur, và nhiều nhà khoa học lỗi lạc khác cũng thuộc loại thứ hai. Những người này có khả năng nhìn thấu vào bên trong sự vật. Pasteur nói điều này rất rõ:
Người Hy-lạp hiểu được sức mạnh bí ẩn nằm bên dưới sự vật. Chính họ đã cho chúng ta một trong những từ ngữ đẹp nhất trong ngôn ngữ của chúng ta, đó là chữ “enthousiasme” (cảm hứng), chữ Hy-lạp là Εν Θεος , có nghĩa là ‘có Chúa ở bên trong’. Tầm vóc hành vi của con người được đo bởi niềm cảm hứng mà từ đó những hành vi ấy hiện ra. Hạnh phúc thay cho ai có Chúa ở bên trong”.
Blank (3) copy
Đó là điều thuyết tiến hóa không hiểu, và không bao giờ hiểu!
PVHg, 04/10/2015
Tài liệu tham khảo:
● A Logical Journey (supplemental biography of Kurt Gödel), Vương Hạo (Hao Wang), MIT Press, 1996. http://kevincarmody.com/math/goedel.html
● Video: Evolutionism: The Greatest Deception of All Time. https://www.youtube.com/watch?v=v_J00BNYEF8
● The Mathematical Impossibility Of Evolution by Henry M. Morris, Ph.D.http://www.icr.org/article/mathematical-impossibility-evolution/
● Einstein, Hawking, Darwin, and Flew: Their Thoughts http://evoillusion.org/einsteins-thoughts/
● Louis Pasteur (Wikiquotes) https://en.wikiquote.org/wiki/Louis_Pasteur
● Redécouvrir Dieu par la Raison – Tome III – La Science, By Anthony Ghelfo
● La Science temoigne de Dieu http://www.sciences-et-religion.com/article-la-science-temoigne-de-dieu-112288854.html
● Dawinism refuted, Information theory and the End of materialismhttp://www.darwinismrefuted.com/end_of_materialism.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: