Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

XUÔI NGƯỢC ĐỜI NGƯỜI



Truyện ngắn HG

Ai đã từng đến thị trấn X hai mươi năm trước hẳn còn nhớ câu chuyện này. Câu chuyện về hai ông Bình mở quán bán hàng ở đây.
Hồi đó chợ chưa thành hình. Vừa mới qua thời bao cấp xong, người ta chưa có khái niệm về “kinh tế thị trường”, cũng chưa có “định hướng” gì cả.
Mới chỉ có lèo tèo vài vài quán nước, quán ăn bán sơ sài vài thứ hàng không thể thiếu của bất cứ thời nào.
Ý nghĩ ghẻ lạnh “đám con buôn” vẫn còn trong trí não nhiều người. Người ta không mấy thiện cảm với người làm nghề buôn bán.
Trong tâm thế số đông, đó là những hạng người ngại lao động, sống mưu mô mánh khóe, tìm cách trục lợi người một nắng hai sương trên rừng, trên dẫy.
Cũng là những năm an ninh trật tự còn nhiều lỏng lẻo. Có quán hàng bày bán thuốc phiện từng tép như bày bán thuốc lào. Điều này sẽ cắt nghĩa vì sao từ buổi đó, tệ nạn ma túy lại phổ cập, gây hại dai dẳng cho đến tận bây giờ? Ngay từ đầu đã có những lỗ hổng khủng khiếp mà sau này muốn vá, muốn bịt lại sẽ tốn nhiều công sức và vô cùng khó khăn! Trước đó với phần nhiều nơi xã hội miền bắc, sự này là cái xa lạ, không mấy người biết và cũng rất ít gặp người dùng!
“Các tệ nạn xã hội thường xuất hiện khi có khủng hoảng, bế tắc ở phương diện nào đó”. Có người bạn nói với tôi như vậy về thời kỳ này, nhưng lúc ấy tôi không quan tâm!
Đứng trên bờ, nhìn xuống sông từng dãy dài bè đào vàng, kín đen từng đám. Nước sông kể cả mùa không có lũ cũng đục ngầu ngầu. Lâu lâu giữa đêm khuya khoắt lại có tiếng súng nổ, tiếng kêu gào, đuốc sáng ngoài bãi cát..
Đó là những năm tháng cực kỳ khó khăn.
Có đêm còn nghe tiếng pháo từ miền biên viễn vọng về.
Lại nghe nói bên Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Nỗi hoang mang không ai nói ra, nhưng choán ngập tâm trạng mỗi người như một khối sương mù trong ngày oi bức..
Giá như cuối năm đó với gã láng giềng khổng lồ phương bắc không có cuộc ký kết, không biết tình hình rồi sẽ đi tới đâu?
 Nhà nào cũng lần ăn từng bữa, sống hôm nay mà chưa rõ ngày mai ra sao. Ai đã trải qua những ngày như thế, sau hai cuộc chiến kéo dài hơn ba mươi năm, vết thương chiến tranh chưa lành, lại phải “kháng chiến” nữa ở cả hai đầu đất nước, mới thấy thiên hạ thái bình quan trọng, cần thiết như thế nào?
Nhưng đấy là bối cảnh của những câu chuyện khác.
Câu chuyện hôm nay, bây giờ, ở đây như tôi đã nói ngay từ đầu là câu chuyện của hai ông Bình xảy ra vào thời gian ấy.
Tôi mới về làng. Tâm trạng của anh lính ra quân không nhiều mơ ước viển vông. Mong sao cuộc sống đỡ hơn một chút. Cá thịt chưa phải là tức ăn mong đợi thường ngày như bây giờ, chỉ năm khi ba họa. Nhưng cơm trắng phải đủ dùng, không phải cơm độn bo bo, sắn khô như mấy chục năm vừa rồi.. Rồi cất gian nhà gỗ ba gian để ở.Nếu thuận lợi làm nhà cột vuông bằng đinh, vảy ốc thì hay. Nếu không cũng phải là xoan ngâm, hoặc mỡ. Quyết không thể là gỗ rừng, cất đầu năm, cuối năm đã mọt..
Nên tôi cố gắng ghê lắm. Đầu óc tôi không khi nào rời khỏi ý nghĩ ám ảnh nói trên. Mọi thứ phù phiếm, sách vở trên đời lúc bấy giờ chả có ý nghĩa gì với tôi cả. “Hai cái bi” như lão Thiệp nói khá chính xác về thời kỳ này. “ Bi kich của cái ăn và cái ở”. ( Văn lão đọc dễ hoang mang, dễ buồn nên tôi không thích lắm, nhưng về chuyện này công nhận lão ấy “Trăm phần trăm”)..
Sau này tôi cứ lấy làm ngạc nhiên sao bấy giờ mình sống đơn giản sơ sài đến thế?  Nhưng người ta không phải lúc nào cũng có quyền sắp xếp, đòi hỏi lối sống, sở thích cho riêng mình. Còn số phận chung, còn bối cảnh xã hội. Còn những trách nhiệm trước mắt, hiện tại thiết thực gây gắt.
Nếu lúc đó mà say sưa thơ phú, “đàn ca sáo thổi” như bây giờ, chả biết cuộc sống của tôi đã đi tới đâu? Cũng may thời đó chưa có intenet, chưa có nhiều loại báo chí, sách vở như bây giờ nên không bị phân tâm.
Tôi cam phận sống theo hoàn cảnh, lao động đến kiệt sức, làm chẳng nề hà việc gì. Lạ một nỗi thời bấy giờ ai cũng khen tôi chăm chỉ làm ăn, có đầu óc tính toán, biết chia sẻ với mọi người và đặc biệt có uy tín trong làng.
Mẹ tôi cười móm mém, bà có vẻ vui. Tuổi già có người trông cậy hay tôi đã thay tâm đổi tính?
Sau này  nhớ lại, tôi nghĩ có lẽ cái làm cho cụ vui có lẽ là cả hai.
**

( Còn nữa..)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: