thể hiện sự phát triển của quân đội nước này.
Rất nhiều phân tích của các chuyên gia đã tập trung vào động cơ của Mỹ và hậu quả có thể xảy ra đối với quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như tình hình an ninh ở châu Á. Gần như tất cả các báo cáo này đều nhất trí rằng bước đi này cho dù đúng hay sai đều là một bước đi rất mạo hiểm và đáng lo ngại.Hiện nay, trong chính phủ, giới học thuật và các chuyên gia về chính sách và quân sự của Mỹ, có 3 luồng tư tưởng chính "bài Trung Quốc" đã được hình thành.
Đầu tiên là tư tưởng “Trung Quốc sụp đổ”. Một trong những người đi theo tư tưởng này là giáo sư David Shambaugh của Đại học George Washington (Mỹ). Trong một bài báo được đăng vào tháng 3 trên báo Wall Street Journal, ông Shambaugh dự đoán rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bắt đầu thoái trào.
Tiếp đó, ông Shambaugh viết rằng ông cảm thấy thất vọng trước rất nhiều hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cụ thể là dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông đã mong Trung Quốc sẽ trở nên tự do dân chủ hơn, nhưng giờ đây điều đó là không thể. Điều đáng nói là, trước đây ông Shambaugh đã từng khen ngợi Trung Quốc và Đảng Cộng sản nói riêng khi họ đã trở thành một thế lực lớn.
Bên cạnh đó, những người có tư tưởng “Trung Quốc sụp đổ” cũng nhắc đến cả những vấn đề nổi bật của Trung Quốc hiện nay như sự bất công và bất bình đẳng trong xã hội, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng v.v...
Tiếp theo, có một số ý kiến cho rằng Trung Quốc đã trở thành một nước lớn trong khu vực, có ảnh hưởng đối với các nước trong khu vực, và đang cố gắng tìm cách đẩy Mỹ ra khỏi Đông Á. Việc Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ với một số nước nhỏ đã khiến các nươc này có những quan ngại sâu sắc.
Mặc dù Mỹ liên tục khẳng định lập trường trung lập đối với các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở châu Á, nhưng Trung Quốc không tin điều này. Và mặc dù Trung Quốc nói rằng họ không có ý định đẩy Mỹ ra khỏi châu Á, Mỹ cũng không cho đó là sự thật. Có thể thấy rằng giữa hai nước đã có một sự thiếu tin tưởng lẫn nhau và khiến hai bên không thể hàn gắn quan hệ.
Theo quan điểm của Mỹ, một Trung Quốc đang lớn mạnh với một chế độ đơn đảng không hề có lợi cho tầm ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á. Nhiều quan chức của Mỹ không tin rằng chính phủ Trung Quốc có thể đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực, thậm chí họ có thể có tư tưởng bành trướng.
Một tàu khu trục Mỹ lớp Ticonderoga phóng tên lửa tại Thái Bình Dương.
Luồng tư tưởng thứ ba có tên là “trừng phạt Trung Quốc”. Một báo cáo của Hội đồng Quan hệ Nước ngoài (CFR) cho biết, Mỹ cần phải “điều chỉnh” lại Trung Quốc, với hàm ý rằng Trung Quốc thực tế cũng giống như Liên Xô và hiện Mỹ phải đối diện với thực tế rằng Mỹ cần phải khắc chế nước này khi còn có thể. Nếu không, Trung Quốc sẽ trở thành bá chủ của châu Á.
Ngoài ra, một bài phân tích khác được đưa ra bởi hai học giả Mỹ là Dan Blumenthal và William Inboden kêu gọi thực hiện phương án “cách mạng trong hòa bình” đối với Trung Quốc. Hai ông này cho rằng Mỹ nên chủ động hỗ trợ những người Trung Quốc đang đấu tranh vì dân chủ và tự do, qua đó mới có thể tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc và mang lại hòa bình và sự ổn định cho châu Á.
Ảnh hưởng của các luồng tư tưởng trên có ảnh hưởng ra sao đối với chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, đó vẫn còn là điều phải bàn. Dựa trên những lời bình luận của các sĩ quan Mỹ, tình hình hiện nay có vẻ không máy khả quan. Đây có thể là coi thời điểm rất nhạy cảm trong quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc sau hơn 30 năm thiết lập.
Liệu Mỹ có thực sự muốn đối đầu với Trung Quốc hay không? Không ai có thể nói trước được. Nhưng nếu những quan điểm bài Trung Quốc trên còn tiếp tục phát triển, căng thẳng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ còn kéo dài.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Anh Tuấn (lược dịch)
(Infonet)
http://infonet.vn/my-3-luong-tu-tuong-bai-trung-quoc-ngay-cang-manh-post164755.info
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét