Ngô Minh
Khát vọng tự do, độc lập là bản thể của con người. Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ khẳng định :”Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Đó là đoạn mà cụ Hồ Chí Minh trích trong mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ. Đối với nhà văn, tự do độc lập trong sáng tạo càng quý giá vô ngần. Cái đó ví như sinh mệnh của người cầm bút. Không có tự do, độc lập trong sáng tạo thì không thể có tác phẩm văn chương nghệ thuật đích thực, có ích cho con người, cho nhân loại.
Bởi thế mà Đại hội Nhà văn Việt Nam nào, các hội viên cùng đau đáu bàn về quyền tự do sáng tạo. Tôi vô Hội Nhà văn năm 1987, được đi dự từ ĐHNV4 đến ĐHNV 8, đại hội nào tôi cũng được nghe các bản tham luận nóng bỏng về “Tự do sáng tạo”. Đại hội NVVN 4, nhà văn Dương Thu Hương và nhiều người khác bàn rất hay về tự do sáng tạo; Đại hội 5, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về “đối trọng” khẩn thiết đến mức trưa hôm sau Tổng bi thư Đảng Đỗ Mười phải mời gặp riêng để “cùng trao đổi”; Đại hội 6, nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà thơ Trần Mạnh Hảo cùng bàn rất sôi nổi về tự do sáng tạo.v.v..Dần dà, đảng, nhà nước Việt Nam cũng dần dần nhận ra cái quyền đó của các nghệ sĩ, nhà văn, nên có nhiều nghị quyết về văn hóa văn nghệ của đảng đã ghi rõ “ đảm bảo quyền tụ do sáng tạo của nhà văn”.
Tuy nhiên, từ nghị quyết đến thực tiễn cuộc sống là một khoảng cách lớn, tùy theo nhận thức và tầm nhìn của người quản lý văn hóa nghệt huật. Dù cuộc sống văn chương cũng đã có những chuyển biến theo hướng tốt hơn: không còn cảnh áp đặt “phải sáng tác theo một phương pháp duy nhất là “phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa” nữa. Nỗi buồn, nỗi đau của thân phận con người trong các tác phẩm văn chương được tôn trọng hơn. Nhưng trên thực tế nhiều cuốn sách, nhiều tác phẩm viết theo chính kiến độc lập của tác giả vẫn không được xuất bản hoặc khi in ra bị phê phán ( nhà văn gọi nôm na là “bị đánh”) như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Hoàng Minh Tường, Trần Dần…; bị thu hồi xay bột như Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn.v.v..Chuyện quản lý văn nghệ theo kiểu Mao-ít cực đoan đến mức, một thời tất cả các tác phẩm văn chương đều phải viết cùng một cách, nói cùng một giọng, đa phần là viết cái cần tuyên truyền, chứ không thể viết cái thực muôn màu của cuộc sống.Vẫn có những người luôn suy diễn, bắt bẻ, phê phán những hình tượng văn học có “biểu tượng hai mặt”. Đó là gian đoạn văn học làm nhiệm vụ “phải đạo”, ‘minh họa” đường lối, chứ rất ít sáng tác thật. Bởi thế GS Hoàng Ngọc Hiến mới có bài tiểu luận sắc sảo “VỀ MỘT ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT Ở TA TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA”, gọi đích danh văn học một thời ở ta là “văn học phải đạo”. Phải đạo – chữ dùng quá đích đáng ( chữ của HNH). Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã viết LỜI AI ĐIẾU CHO MỘT GIAI ĐOẠN VĂN NGHỆ MINH HỌA. Nguyễn Khải, nhà văn gạo cội của cách mạng, từng là Đại biểu Quốc hội, những năm tháng cuối đời đã phải “Đi tìm cái tôi đã mất”. Nhà văn mất cái gì? Mất cái tự do viết theo cám xúc thực của mình. Nhà thơ Chế Lan Viên, cây bút thơ cách mạng sừng sỏ đã phải viết hàng trăm bài thơ sám hối ( trong tập Di cảo). Nhà thơ gọi đích danh cái mình đang ăn là BÁNH VẼ- Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ/ Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn/ Cầm lên nhấm nháp…!. Tại sao những “cây đa cây đề” số một của văn học cách mạng như Chế Lan Viên,Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Hoàng Ngọc Hiến lại phản tỉnh như vậy?. Đó là do cách quán lý văn nghệ cực đoan, cừng nhắc, làm cho nhà văn không được viết những cái gan ruột của mình. Cách quản lý đó phải xem xét lại, phải đổi mới một cách nghiêm túc. Nếu cứ “xưa bày nay làm”, không đổi mới nhận thức và phương pháp sẽ khó mà lãnh đạo được văn nghệ sĩ trong thời hội nhập
Hồi chống Pháp, năm 1952, nhà thơ Hải Bằng ( lúc đó ký là Văn Tôn) ở Trung đoàn 95 có bài thơ Em người nữ cứu thương người Pháp rất xúc động về một nữ cứu thương của quân đội Pháp chết trên chiến trường.Đó là sự xúc động từ cõi lòng người nghệ sĩ. Một bài thơ thể hiện quan điểm quốc tế chống chiến tranh rất mạnh mẽ, nhưng lại bị phê phán kịch liệt tại hội nghị Văn nghệ Cùa ( 1948) do Liên khu 4 tổ chức. Những người lãnh đạo phê phán cho rằng đây là bài thơ”ca ngợi kẻ thù. Cấm phổ biến!”. Nhưng bài thơ vẫn được nhân dân và bộ đội thuộc lòng để sau này Tập san Cựu Chiến Binhcủa tỉnh Quảng Trị in lại do anh em cựu chiến binh thuộc nằm lòng. Cho nên cái gì thuộc nhân bản, nhân văn thì cấm mấy vẫn tồn tại.
Một vấn đề gây bức xúc trong anh em nhà văn hiện nay là thái độ ứng xử không tốt đối với những người không chịu được sự trói buộc của vòng kim cô tư tưởng, muốn tách ra hoạt động độc lập, như những người trong Ban vận động Văn đoàn độc lập. Họ nêu mục tiêu xây dựng một nền văn học đích thực, dân chủ, hiện đại và hội nhập với thế giới. Xem ra cái mục tiêu ấy không phản dân hại nước gì cả, mà chính là đích đang hướng đến của tất cả các nhà văn Việt Nam hiện nay. Thế mà, trong Đaị hội nhà văn khu vực TP HCM, họ bị gạch tên trong danh sách bầu đại biểu dự Đại hội Nhà văn 9 vào tháng 7-2015 ở Hà Nội ( rút kinh nghiêm việc “gạch tên” này, các Đại hội Nhà văn khu vực phía Bắc và Hà Nội được chỉ đạo không bỏ phiếu cho ai thì không gạch tên mà khuyên vòng con số trước nhà văn đó). Trong các Đại hội Nhà văn ở Hà Nội, có một số nhà văn đã lên diễn đàn phê phán Văn đoàn độc lập với thái độ khinh bỉ, mạt sát. Đó là thái độ kích động, chia rẻ, theo hùa. Tôi nghe nói không chỉ gạch tên, các cơ quan quản lý đã chỉ thị ngầm (nhán tín, điện thoại) cho các báo và các phương tiện truyền thông khác trong nước không được đăng bài vở của họ, các Nhà xuất bản không được in sách của họ (!?). Một số người còn bị tước bỏ quyền tham luận, phát biểu trong các cuộc hội thảo về văn hóa, lịch sử nơi này nơi khác. Vì dụ , theo anh Nguyên Ngọc, trong Hội thảo về 100 năm Nguyễn Đổng Chi nhà văn Nguyên Ngọc bị cấm không được mời, tham luận của ông gửi đến từ trước bị loại ra khỏi kỷ yếu hội thảo…Thậm chí, tôi được biết, Khoa sử của một trường Đại học ở Huế mời nhà văn Nguyên Ngọc nói chuyện với sinh viên về Văn hóa lịch sử Tây Nguyên, đề tài mà nhà văn rất am tường. Nhà văn đã đến Huế. Nhưng rồi được lệnh của ai đó trên tốp lại, không cho Nguyên Ngọc nói chuyện, phải quay về Hội An. Đó là thái độ thiếu văn hóa và thiếu cả bản lĩnh chính trị, làm cho sinh viên Huế bị thiệt thòi vì không được khai thác cái “mỏ vàng tây Nguyên” lộ thiên Nguyên Ngọc.
Như thế là Tổ chức quản lý văn nghệ nhà nước vô hình chung đã đẩy những văn nghệ sĩ có tư tưởng “độc lập, tư do” trong sáng tạo nghệ thuật sang phía đối địch. Nhà văn Tô NhuậnVỹ trong tiểu thuyết Ngoại ô đã kiệt liệt đả phá quan điểm “ ai không theo ta là địch” này đang nảy nở trong nhận thức và hoạt động của không ít cán bộ cách mạng sau năm 1975. Quan điểm “cứng nhắc” và “cách mạng quê mùa” đó làm hại không nhỏ cho cách mạng trong trong việc hòa hợp, hòa giải, tập hợp lực lượng để đưa đất nước tiến lên.
Viết đến dây, tôi bỗng nhớ lại thời Nhân văn Giai phẩm ( NVGP), do lập trường “ai khác mình là kẻ thù”, một nhóm văn nghệ sĩ NVGP bị đẩy về phía đối địch, thành kẻ thù của cách mạng, phải ứng xử bằng các án tù, cải tạo. Thậm chí hai chữ “nhân văn” và “giai phẩm” với nghĩa từ rất tốt đẹp bỗng trở thành những từ chỉ cái xấu, cái phản động ai cùng phải nẻ tránh! Thực ra, NVGP như nhà văn Lê Hoài Nguyên (tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Ðại tá công an,
công tác tại A25 (chuyên theo dõi vãn nghệ sĩ và vãn hóa) phân tích “Với tất cả những gì đã xảy ra nên coi đây là một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành“. Tôi đồng ý với đánh giá này. Thế mà những Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán bị đọa đày mấy chục năm ròng. Phùng Cung bị tù cấm cố suốt 12 năm. Thậm chí ông Nguyễn Hữu Đang, nguyên Trưởng ban Tổ chức Lễ độc lập để cụ Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ở Quảng trường Ba Đình 2-9-1945, bị tù một nơi xa vắng đến mức không hề biết có cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ đối với miền Bắc! Rồi hàng trăm giáo sư, thày giáo, sinh viên, nhà văn, nghệ sỹ điện ảnh sân khấu, nhạc sỹ, họa sỹ, kiến trúc sư, phóng viên, xuất bản, cán bộ lãnh đạo, nhân viên một số bộ ngành, cơ quan nhà nước bị trừng phạt nội bộ bằng các hình thức kỷ luật hà khắc.Vụ Nhân văn-Gia phẩm ấy đã loại ra khỏi guồng máy xã hội hàng trăm trí thức, văn nghệ sĩ thuộc loại đầu đàn của đất nước, trong đó có nhiều người được thế giới ngưỡng mộ, làm cho nền văn hóa xã hội của đất nước đã nghèo lại càng nghèo hơn.
công tác tại A25 (chuyên theo dõi vãn nghệ sĩ và vãn hóa) phân tích “Với tất cả những gì đã xảy ra nên coi đây là một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành“. Tôi đồng ý với đánh giá này. Thế mà những Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán bị đọa đày mấy chục năm ròng. Phùng Cung bị tù cấm cố suốt 12 năm. Thậm chí ông Nguyễn Hữu Đang, nguyên Trưởng ban Tổ chức Lễ độc lập để cụ Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ở Quảng trường Ba Đình 2-9-1945, bị tù một nơi xa vắng đến mức không hề biết có cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ đối với miền Bắc! Rồi hàng trăm giáo sư, thày giáo, sinh viên, nhà văn, nghệ sỹ điện ảnh sân khấu, nhạc sỹ, họa sỹ, kiến trúc sư, phóng viên, xuất bản, cán bộ lãnh đạo, nhân viên một số bộ ngành, cơ quan nhà nước bị trừng phạt nội bộ bằng các hình thức kỷ luật hà khắc.Vụ Nhân văn-Gia phẩm ấy đã loại ra khỏi guồng máy xã hội hàng trăm trí thức, văn nghệ sĩ thuộc loại đầu đàn của đất nước, trong đó có nhiều người được thế giới ngưỡng mộ, làm cho nền văn hóa xã hội của đất nước đã nghèo lại càng nghèo hơn.
Sau này một loạt tác phẩm của các nhà văn dính NVGP ấy đều đã được in lại, như hai bài thơ làm cho Phùng Quán bị 30 năm treo bút là Lời mẹ dặn và Chống tham ô lãng phí đều được in lại ( Phùng Quán thơ, NXB Văn học, 2003). Bài thơ Lời mẹ dặn còn được độc giả bình chọn là một trong 100 bài thơ Việt hay nhất thế kỷ XX. Các nhà văn, nhà thơ NVGP như Hoàng Cầm, Lệ Đạt, Trần Dần, Phùng Quán đều được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2007. Điều đó làm cho những nhà phê bình từng “đánh” NVGP năm nào bây giờ thấy xấu hổ. Cũng như nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh thời đã xin lỗi nhà văn Bảo Ninh vì đã viết bài”đánh” Nỗi buồn chiến tranh
Bây giờ đất nước đã hội nhập với thế giới. Việc các nhà văn tuyên bố ra hội, không theo hội Nhà văn Việt Nam nữa là chuyện bình thường. Thậm chí họ thành lập một hội nhà văn riêng cũng là chuyện bình thường. Nhà nước không cấp phép họ vẫn họat động. Họ vẫn là nhà văn Việt Nam chính danh. Họ vẫn viết và in ấn tác phẩm của mình bằng nhiều cách. Sách hay, sách thật, sách nhân bản thì chỉ in vài chục bản, người đọc cũng tìm để phôtô bằng được, rồi nhân bản thành hàng triệu, hàng chục triệu bản. Không ai cấm được các nhà xuất bản ở Mỹ, Pháp… in sách của các tác giả Việt Nam cả, cốt là hay.
Vì thế cho nên, dù hoạt động trong Hội Nhà văn Việt Nam hay Hội nhà văn nào khác trên đất nước này, chúng ta phải cùng chia sẻ, đồng cảm với các đồng nghiệp của mình. Đừng nên đẩy các nhà văn có chính kiến khác vào thế đối nghịch. Trên blog QÙA TĂNG XỨ MƯA của tôi, khi đưa tin 20 nhà văn từ bỏ Hội NVVN, có người tên là Duy Nguyễn comment bảo:” Sao Ngô Minh còn lưỡng lự gì nữa mà không từ bỏ hội?”. Tôi nghĩ, dù tham gia Hội nào thì tôi vẫn là tôi, vẫn viết cái thực mình cảm, mình nghĩ, không lấy việc “vào hội ra hội” làm trọng.
Như tôi/ đứa con của cát / mắt quen mở ngang tầm gió sắc / để nhận trong mắt biển một chân trời/ kêt tinh thành hột muối hồn tôi…( NM)
Huế 30/5/2015
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét