Chiều nay trước giờ họp,
- Bạn – sếp – hỏi: Sao toàn viết những điều không tốt thế?
- BC (như được gãi đúng chỗ ngứa): Bạn ơi, một xã hội mà tràn ngập những lời khen là một xã hội sẽ không phát triển được bởi được khen nhiều quá người ta dễ trở nên tự cao tự đại, tưởng mình là tốt thật. Ngược lại, một xã hội mà sẵn có những lời “chê” chân thành sẽ giúp người ta nhìn nhận lại mình mà phấn đấu mà sửa chữa, mà hoàn hảo. Xã hội đó chắc chắn sẽ phát triển nhanh, phát triển tốt hơn hẳn cái xã hội kia.
Cao giọng trước bạn nhưng rồi cũng phải xẹp vì đến giờ họp.
Bây giờ nói thêm, nếu bạn có vào đây đọc thì cũng hiểu là BC đang nói với bạn tiếp câu chuyện dở dang hồi chiều, nó là một phần trong kế hoạch phát biểu cuối năm của tôi nhưng tiếc là thời gian quá muộn, cuộc họp chỉ để chúng tôi nghe thì đã tối mất rồi bạn nhé.
Bạn than mến ơi, Tôi biết bạn và nhiều người khác nghĩ rằng ai đó cứ đề cập đến mặt trái của xã hội đều là người không tốt, thậm chí người đó có thể bị chụp mũ là “phản động”. BC nhớ có một lần chia sẻ một tệ nạn lên Diễn Đàn Giáo Viên thì một đồng nghiệp comment ngay: “Sao chị lại thác áo cho người xem lưng thế?” rồi người ấy phân tích “làm như vậy sẽ mất uy tín nhà giáo, mất uy tín của ngành GD, vv và vân vân.
Người đó theo BC, giống như một người mẹ yêu con mình quá mà lúc nào cũng khen nó ngoan nó giỏi với hàng xóm đến mức có ai đó nói đến khuyết điểm của con mình là giãy nảy lên. Tôi có cô em họ có con trai độc cũng vậy đó. Cháu hư lắm nhưng tuyệt đối cô chú không cho các anh các chị trong gia đình biết để chung tay giải quyết. Khi tôi nghe phong thanh việc cháu cờ bạc…hỏi thăm thì cô chối phắt! Và rốt cục là cháu ngoài 25 tuổi rồi mà còn hư, xe cắm đàng xe, tiền bố mẹ chuộc xe, điện thoại cả mấy chục triệu rồi. Ấy vậy mà cứ đụng đến cháu là cô chú gạt phắt đi.
Xã hội cũng vậy. Một khi không ai dám đề cập đến cái xấu, cái khuyết điểm của lãnh đạo, của nhà cầm quyền thì chắc chắn rằng người lãnh đạo sẽ trở nên dần xa rời thực tế. Họ thích lời khen để rồi khi gặp lời trái tai họ không chấp nhận được – bởi họ được khen quá nhiều. Và sự trù dập cá nhân xảy ra với người dám nói thẳng nói thật khuyết điểm của lãnh đạo… Dần dà, sự đấu tranh bị thủ tiêu. Kẻ độc tài cứ thế mà hoành hành.
Xã hội ta đang đương đầu với vấn nạn con người trở nên hèn nhát, nhẫn nhục chịu đựng miễn sao bản thân được an toàn xuất phát từ việc khen lãnh đạo nhiều quá! Kẻ nịnh bợ nhiều và hiếm người ngay thẳng và chân thành.
Người ta nịnh sếp một cách trơ trẽn: Nhớ người ta cầm ô che cho PCT nước Nguyễn Thị Doan hôm nào, người ta thắt dây nơ xanh nơ đỏ vào cái cán xẻng sếp cầm để xúc đất, buộc hoa vào cái cày cho quan giả vờ xuống ruộng!
Chính sự lấy lòng sếp đã tạo ra sự giả tạo của cấp dưới: Người ta nói những lời nhàn nhạt, đèm đẹp để làm ngọt cái lỗ tai người nghe… Rồi xã hội đã tạo ra cả một thế hệ người hèn: không dám phản biện, không dám ủng hộ cái đúng mà trước khi phát biểu người ta phải lựa ý của sếp. Người ta dối nhau. Người ta khúm núm với cấp trên nhưng lại hoạnh họe cấp dưới. Đây là căn bệnh mà chúng ta được nghe nhiều khi học tư tưởng Đ HCM, căn bệnh quan liêu của quyền!
- Với tôi, tôi coi trọng sự phản biện chân thành, phê bình chân thành. Bạn thử đặt mình vào mấy chục nhân viên cấp dưới khi bạn là Giám Đốc một công ty. Bạn thông báo họp lúc 2 giờ nhưng anh em đợi đến 2:30 bạn chưa tới. Hết lần này đến lần khác người ta có còn tin vào giờ giấc của bạn nữa không? Có là nhân viên ngồi ở dưới bạn mới thấy rõ khi bạn yêu cầu họ “đổi mới”, yêu cầu họ “không nói chuyện” họ đã bĩu môi thế nào! Chắc chắn nhiều người nói với nhau “Giám Đốc nói một đàng làm một nẻo mà lên lớp cho ai chứ!” rồi “Hãy đổi mới từ chính GĐ đi!”
Rõ ràng là những cuộc họp sau đó chả ai dại gì mà đi đúng giờ thông báo nữa. Người ta xì xào với nhau, bất bình với nhau nhưng chẳng ai dám góp ý phê bình. Cơ quan như cái chợ, lời của người đúng đầu mất trọng lương. Nhân viên phản đối ngầm nhưng lại nói lời hay trước mặt bạn.
Hãy tưởng tượng bạn là một Giám Đốc thật sự, bạn làm được nhiều việc cho công ty nhưng chỉ riêng chuyện bê trễ giờ hội họp – tức là bạn đã coi thường anh em – đã đổ xuống sông xuống biển hết mọi công lao của bạn rồi.
Nói nhiều hơi dài nhưng đây là những lời gan ruột mà tôi muốn gửi tới bạn mong bạn hiểu rằng:
1- Đừng nghĩ tôi chưa qua trường lớp lý luận này lý luận nọ là bạn thông thái hơn tôi bởi cái lý luận làm kim chỉ nam mà ta vẫn thường nghe bây giờ là thứ mà không còn ai dùng nữa ngoài mấy người VN chúng ta.
2- Đừng nghĩ tôi hay bàn về những mặt trái của xã hội là tôi không yêu nước bằng bạn. Về vấn đề yêu nước thì chưa biết mèo nào cắn mỉu nàm đâu nhé. Tôi muốn thế hệ trẻ, con cháu ta trở thành những người biết chủ động sáng tạo, biết phản biện chứ không phải là những thế hệ luôn cúi đầu tuân thủ chỉ biết “dạ” với “vâng”.
3- Một điều nữa là bạn biết thừa tiếng nói phê phán của cộng đồng mạng đã vang rất xa, rất lớn. Lớn đến mức chính quyền và các cơ quan chức trách đã phải lắng nghe như vụ chặt cây xanh Hà Nội, vụ lấp sông Đồng Nai, vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng… thì tại sao chúng ta không góp tiếng nói của mình cho sự tốt đẹp hơn của xã hội bạn nhỉ? Hơn thế nữa những lời chỉ trích, phê bình, những bài báo phản ánh thực trạng xã hội giúp "khai sáng" cho nhiều người. Họ dần tỉnh ra chứ không bị ru ngủ bởi những sự quảng cáo bóng bẫy của các nhà làm chính trị. Tôi, bạn và nhiều người vẫn hô các khẩu hiệu mà ta thừa hiểu là điều vô bổ. Ta nhiều khi hô đó, khen đó mà chỉ là nói theo chứ chẳng hiểu bản chất của vấn đề là gì.
Hãy suy nghĩ về những điều tôi nói. Nếu bạn nghĩ tôi chống bạn thì bạn sai lầm lớn đó. Tôi biết người lo cho bạn, xấu hổ khi có ai đó tỏ ý chê trách bạn không ai khác là tôi! Tôi không muốn nghe bất cứ điều gì không hay về bạn, và chính vì vậy mà những lời chân thành này được viết ra. Tôi luôn mong muốn được nhìn thấy bạn cười mỗi khi tôi nhìn thẳng vào mắt bạn. Đừng tránh né tôi.
- Bạn – sếp – hỏi: Sao toàn viết những điều không tốt thế?
- BC (như được gãi đúng chỗ ngứa): Bạn ơi, một xã hội mà tràn ngập những lời khen là một xã hội sẽ không phát triển được bởi được khen nhiều quá người ta dễ trở nên tự cao tự đại, tưởng mình là tốt thật. Ngược lại, một xã hội mà sẵn có những lời “chê” chân thành sẽ giúp người ta nhìn nhận lại mình mà phấn đấu mà sửa chữa, mà hoàn hảo. Xã hội đó chắc chắn sẽ phát triển nhanh, phát triển tốt hơn hẳn cái xã hội kia.
Cao giọng trước bạn nhưng rồi cũng phải xẹp vì đến giờ họp.
Bây giờ nói thêm, nếu bạn có vào đây đọc thì cũng hiểu là BC đang nói với bạn tiếp câu chuyện dở dang hồi chiều, nó là một phần trong kế hoạch phát biểu cuối năm của tôi nhưng tiếc là thời gian quá muộn, cuộc họp chỉ để chúng tôi nghe thì đã tối mất rồi bạn nhé.
Bạn than mến ơi, Tôi biết bạn và nhiều người khác nghĩ rằng ai đó cứ đề cập đến mặt trái của xã hội đều là người không tốt, thậm chí người đó có thể bị chụp mũ là “phản động”. BC nhớ có một lần chia sẻ một tệ nạn lên Diễn Đàn Giáo Viên thì một đồng nghiệp comment ngay: “Sao chị lại thác áo cho người xem lưng thế?” rồi người ấy phân tích “làm như vậy sẽ mất uy tín nhà giáo, mất uy tín của ngành GD, vv và vân vân.
Người đó theo BC, giống như một người mẹ yêu con mình quá mà lúc nào cũng khen nó ngoan nó giỏi với hàng xóm đến mức có ai đó nói đến khuyết điểm của con mình là giãy nảy lên. Tôi có cô em họ có con trai độc cũng vậy đó. Cháu hư lắm nhưng tuyệt đối cô chú không cho các anh các chị trong gia đình biết để chung tay giải quyết. Khi tôi nghe phong thanh việc cháu cờ bạc…hỏi thăm thì cô chối phắt! Và rốt cục là cháu ngoài 25 tuổi rồi mà còn hư, xe cắm đàng xe, tiền bố mẹ chuộc xe, điện thoại cả mấy chục triệu rồi. Ấy vậy mà cứ đụng đến cháu là cô chú gạt phắt đi.
Xã hội cũng vậy. Một khi không ai dám đề cập đến cái xấu, cái khuyết điểm của lãnh đạo, của nhà cầm quyền thì chắc chắn rằng người lãnh đạo sẽ trở nên dần xa rời thực tế. Họ thích lời khen để rồi khi gặp lời trái tai họ không chấp nhận được – bởi họ được khen quá nhiều. Và sự trù dập cá nhân xảy ra với người dám nói thẳng nói thật khuyết điểm của lãnh đạo… Dần dà, sự đấu tranh bị thủ tiêu. Kẻ độc tài cứ thế mà hoành hành.
Xã hội ta đang đương đầu với vấn nạn con người trở nên hèn nhát, nhẫn nhục chịu đựng miễn sao bản thân được an toàn xuất phát từ việc khen lãnh đạo nhiều quá! Kẻ nịnh bợ nhiều và hiếm người ngay thẳng và chân thành.
Người ta nịnh sếp một cách trơ trẽn: Nhớ người ta cầm ô che cho PCT nước Nguyễn Thị Doan hôm nào, người ta thắt dây nơ xanh nơ đỏ vào cái cán xẻng sếp cầm để xúc đất, buộc hoa vào cái cày cho quan giả vờ xuống ruộng!
Chính sự lấy lòng sếp đã tạo ra sự giả tạo của cấp dưới: Người ta nói những lời nhàn nhạt, đèm đẹp để làm ngọt cái lỗ tai người nghe… Rồi xã hội đã tạo ra cả một thế hệ người hèn: không dám phản biện, không dám ủng hộ cái đúng mà trước khi phát biểu người ta phải lựa ý của sếp. Người ta dối nhau. Người ta khúm núm với cấp trên nhưng lại hoạnh họe cấp dưới. Đây là căn bệnh mà chúng ta được nghe nhiều khi học tư tưởng Đ HCM, căn bệnh quan liêu của quyền!
- Với tôi, tôi coi trọng sự phản biện chân thành, phê bình chân thành. Bạn thử đặt mình vào mấy chục nhân viên cấp dưới khi bạn là Giám Đốc một công ty. Bạn thông báo họp lúc 2 giờ nhưng anh em đợi đến 2:30 bạn chưa tới. Hết lần này đến lần khác người ta có còn tin vào giờ giấc của bạn nữa không? Có là nhân viên ngồi ở dưới bạn mới thấy rõ khi bạn yêu cầu họ “đổi mới”, yêu cầu họ “không nói chuyện” họ đã bĩu môi thế nào! Chắc chắn nhiều người nói với nhau “Giám Đốc nói một đàng làm một nẻo mà lên lớp cho ai chứ!” rồi “Hãy đổi mới từ chính GĐ đi!”
Rõ ràng là những cuộc họp sau đó chả ai dại gì mà đi đúng giờ thông báo nữa. Người ta xì xào với nhau, bất bình với nhau nhưng chẳng ai dám góp ý phê bình. Cơ quan như cái chợ, lời của người đúng đầu mất trọng lương. Nhân viên phản đối ngầm nhưng lại nói lời hay trước mặt bạn.
Hãy tưởng tượng bạn là một Giám Đốc thật sự, bạn làm được nhiều việc cho công ty nhưng chỉ riêng chuyện bê trễ giờ hội họp – tức là bạn đã coi thường anh em – đã đổ xuống sông xuống biển hết mọi công lao của bạn rồi.
Nói nhiều hơi dài nhưng đây là những lời gan ruột mà tôi muốn gửi tới bạn mong bạn hiểu rằng:
1- Đừng nghĩ tôi chưa qua trường lớp lý luận này lý luận nọ là bạn thông thái hơn tôi bởi cái lý luận làm kim chỉ nam mà ta vẫn thường nghe bây giờ là thứ mà không còn ai dùng nữa ngoài mấy người VN chúng ta.
2- Đừng nghĩ tôi hay bàn về những mặt trái của xã hội là tôi không yêu nước bằng bạn. Về vấn đề yêu nước thì chưa biết mèo nào cắn mỉu nàm đâu nhé. Tôi muốn thế hệ trẻ, con cháu ta trở thành những người biết chủ động sáng tạo, biết phản biện chứ không phải là những thế hệ luôn cúi đầu tuân thủ chỉ biết “dạ” với “vâng”.
3- Một điều nữa là bạn biết thừa tiếng nói phê phán của cộng đồng mạng đã vang rất xa, rất lớn. Lớn đến mức chính quyền và các cơ quan chức trách đã phải lắng nghe như vụ chặt cây xanh Hà Nội, vụ lấp sông Đồng Nai, vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng… thì tại sao chúng ta không góp tiếng nói của mình cho sự tốt đẹp hơn của xã hội bạn nhỉ? Hơn thế nữa những lời chỉ trích, phê bình, những bài báo phản ánh thực trạng xã hội giúp "khai sáng" cho nhiều người. Họ dần tỉnh ra chứ không bị ru ngủ bởi những sự quảng cáo bóng bẫy của các nhà làm chính trị. Tôi, bạn và nhiều người vẫn hô các khẩu hiệu mà ta thừa hiểu là điều vô bổ. Ta nhiều khi hô đó, khen đó mà chỉ là nói theo chứ chẳng hiểu bản chất của vấn đề là gì.
Hãy suy nghĩ về những điều tôi nói. Nếu bạn nghĩ tôi chống bạn thì bạn sai lầm lớn đó. Tôi biết người lo cho bạn, xấu hổ khi có ai đó tỏ ý chê trách bạn không ai khác là tôi! Tôi không muốn nghe bất cứ điều gì không hay về bạn, và chính vì vậy mà những lời chân thành này được viết ra. Tôi luôn mong muốn được nhìn thấy bạn cười mỗi khi tôi nhìn thẳng vào mắt bạn. Đừng tránh né tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét