Mấy hôm nay dư luận tỏ ra bất ngờ khi theo bảng xếp hạng chất lượng trường học toàn cầu lớn nhất từ trước tới nay của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa được công bố, Việt Nam được xếp thứ 12 dựa trên kết quả kiểm tra toán học và khoa học ở tuổi 15. Dân cư mạng tỏ ra bất ngờ trước thứ hạng “khủng” này, khi Việt Nam qua mặt luôn cả Mỹ, Úc, Pháp, Thái Lan, hay rất nhiều các quốc gia châu Âu, châu Mỹ khác. Bản thân tôi chẳng mấy bất ngờ, và rồi đầu óc cứ quay cuồng bởi không ít suy nghĩ quả thật không mấy sáng sủa.
Tôi cũng từng trải qua những năm tháng phổ thông, và chứng kiến biết bao bạn học cùng trang lứa thành công như thế nào với các cuộc thi toán, khoa học trong nước và quốc tế. Thời chúng tôi, mái trường được đặc trưng bởi những lão làng toán học vốn sống và học tập, làm việc từ trước những năm 1975. Nói như Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chúng tôi được đào tạo ra nhờ những “cây đa, cây đề” trong lĩnh vực khoa học; được học phương pháp nhiều hơn kiến thức; được truyền thụ niềm đam mê hơn là nghĩa vụ hay trách nhiệm học hành. Để rồi ngày chúng tôi bước ra nước ngoài du học, trước một chân trời mới, chúng tôi cũng dễ dàng thích nghi vì ý thức học tập tự giác và năng lực tự nghiên cứu của mình.
Không phải ngẫu nhiên mà OECD chọn đối tượng 15 (tức lớp 9 ở Việt Nam) làm đối tượng đánh giá. Xin thưa, từ 15 tuổi, nếu được giáo dục một cách chuẩn mực và bài bản, thì các em đã có ý thức để tự học và tìm được cách để phát triển sự nghiệp học hành. Cái mà mấy bác cứ tuyên truyền “học suốt đời” trong nền giáo dục Việt Nam chính ra là nền tảng cơ bản mà lẽ ra các em, các cháu, các con phải được dạy từ thuở thiếu thời chứ không phải chỉ được nhắc trên các phương tiện thông tin đại chúng để “làm màu” che đậy những yếu kém nội tại bị bưng bít và ì ạch bên trong.
Lật từng trang vở, từng quyển sách của các em ở cái “thuở bây giờ” mới thấy xót xa cho một nền giáo dục nhồi nhét kiến thức một cách vô thưởng vô phạt. Tôi không đánh đồng giá trị của nền giáo dục này hay tâm huyết của không ít giáo viên vẫn đang nỗ lực vực dậy chất lượng giáo dục nước nhà. Nhưng nếu ông Bộ trưởng giáo dục thử vác trên vai chiếc cặp của đứa cháu tôi đang học lớp 5 thôi, ông sẽ hiểu vì sao các em không thể sáng tạo, nếu không muốn nói là sức sáng tạo ngày càng suy giảm theo thời gian. Mỗi ngày đến trường, ngoài chuyện “hưởng thụ” cái không khí ồn ào và bụi bặm của Sài Gòn, các em phải vác chiếc cặp nặng trĩu chứa biết bao chữ nghĩa mà chính các em cũng không ý thức được học để làm gì.
Hay một lần nào đó, các quan chức giáo dục hãy bớt chút thời gian đóng vai các em học sinh tiểu học, trung học để một lần sống trong cảnh sáng tinh mơ phải vác cặp đến trường, trưa học thêm toán, chiều học văn, tối học ngoại ngữ, khuya phải làm bài tập ở trường… Một tuần bảy buổi, trẻ em đi học còn hơn cánh người lớn chúng tôi đi làm. Đến nỗi có hôm đứa cháu nó tuột canxi mà vẫn giật mình trong cơn mộng mị vì chiều nay nó phải đến trường để còn học thêm, học bớt nếu không muốn… bị đì.
Một phụ huynh ngồi tâm sự với tôi: “Nói thật với anh, tôi hết niềm tin vào giáo dục nước mình. Năm nào chúng tôi cũng nghe nói cải cách, vậy mà cặp sách con tôi vẫn nặng như ngày nào. Tôi không ép con tôi học, nhưng nó bảo không học thì làm bài thi không được vì bài đó thầy chỉ dạy trong lớp dạy thêm. Nghe chính phủ cấm dạy thêm, nhưng thật ra các thầy các cô vẫn dạy, bằng nhiều hình thức trá hình mà chẳng ai mảy may hành động để ngăn chặn. Thời của tôi làm gì có chuyện đó, nhưng vẫn đầy người giỏi. Giờ thì các em đi học không phải để biết cách làm toán, làm văn mà là vì học để đối phó, để làm cho được bài thi. Con tôi hỏi tại sao cô giáo không công bằng, tại sao phải đi học thêm mới làm bài được khi nhiều bạn nhà nghèo không đủ tiền. Tôi cũng không biết trả lời sao để con không phải mất niềm tin vào xã hội này”.
Thế hệ chúng tôi không thiếu những tay toán, tay lý đạt giải Olympic quốc gia hay quốc tế. Tôi tin OECD xếp hạng Việt Nam cũng sẽ dựa nhiều vào thành tích của rất nhiều em mang vinh dự giải thưởng quốc tế về cho nước nhà. Thế hệ 15 tuổi có không ít thiên tài bẩm sinh như kiểu Ngô Bảo Châu, nhưng rồi các em cứ mai một dần theo những con chữ méo mó và lòng người đa đoan. Để rồi vào đại học, các em bị sốc trước một đại dương kiến thức mà các em thì bồng bềnh trên những chiếc tàu không máy điều khiển, không phao để dự phòng và cũng chẳng có la bàn để biết mình sẽ đi về đâu.
Nhiều bậc phụ huynh sau khi con hoàn thành lớp 9, ngay lập tức tìm cách cho con mình “tỵ nạn giáo dục” một cách đau lòng. Những em có tài thì tìm học bổng để tìm đến châu Âu, Mỹ hay Úc - những quốc gia có thứ hạng giáo dục tuổi 15 thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Không phải cứ “nước ngoài” là tốt, nhưng ít nhất các em được truyền thụ niềm đam mê, phương pháp tự học và có thể học suốt đời mà không phải lo lắng về bất kỳ điều gì liên quan “phí bôi trơn” cho chuyện học hành. Dù bị bỏ giữa mớ kiến thức hỗn độn và nhiễu loạn của thời đại internet và thế giới phẳng, nhưng các thầy cô, giáo sư vẫn đủ kiên nhẫn để hướng dẫn các em cách xác định thế mạnh, phát huy sự sáng tạo và tìm đến niềm đam mê. Để rồi lần lượt các em bước vào những doanh nghiệp, viện nghiên cứu hay các cơ quan danh tiếng nhất hành tinh.
Mừng cho các em bao nhiêu thì chúng tôi xót xa cho phận nước nhà phải nạn “chảy máu chất xám” bấy nhiêu. Hàng ngày báo chí vẫn cứ đưa tin đều đều về “người gốc Việt” đạt những thành tích đến mức bạn bè quốc tế phải cúi đầu nể phục. Nhưng rồi chẳng mấy ai về Việt Nam để cống hiến, vì có về thì cũng không có đất dụng võ, hoặc sẽ phải ì ạch với mức lương sống còn không nổi nói chi là sống để làm việc.
Tiếc thay cho không ít phận tài năng vẫn cứ lưng chừng trên cuộc đời học tập của mình. Nhiều em giỏi từ thời tiểu học, để rồi vào học ngành kỹ sư điện, cơ khí cũng phải lắc đầu chán nản vì mãi loay hoay với những môn mang tiếng là đại cương nhưng chẳng biết “đại cương” – tức kiến thức nền tảng - ở chỗ nào. Nào là triết học, mỹ học, xã hội học… những môn vốn rất thời thượng và cao quý ở trời Tây thì trở thành nổi ám ảnh với sinh viên Việt Nam sau khi ngồi dự các lớp học dài cả buổi, thậm chí cả ngày để rồi toàn nghe về quan điểm đến nổi ngủ cũng đầy ác mộng.
Hôm rồi Việt Nam tưng bừng làm lễ kỷ niệm 40 năm ngày độc lập. Một em sinh viên nữ ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu hùng hồn rằng sẽ noi gương “con đường cách mạng” của anh Lý Tự Trọng, sẽ quyết đi theo con đường cách mạng ấy. Chín mươi triệu dân ngồi nghe với quá nhiều cảm xúc khác nhau. Bản thân tôi lại nghĩ ngay cả một sinh viên đại học, đại diện cho giới trẻ Việt Nam, lại không hiểu hai chữ “cách mạng” là gì. Thời anh Lý Tự Trọng, tầng lớp lao động bị áp bức, vùng dậy cách mạng (từ dưới lên), thay đổi giới cầm quyền đã đành. Còn các em, chẳng biết học từ đâu ra, để rồi hô hào cách mạng trong thời bình, thay vì phải lên tiếng cho những “cải cách” (từ trên xuống) mang tính thực tế hơn, hiệu quả hơn, quyết liệt hơn ở Việt Nam, điển hình như giáo dục. Hay các em cũng muốn “từ dưới vùng lên” như anh Lý Tự Trọng?
Việc áp dụng hai từ “cách mạng” một cách vô thưởng vô phạt đủ thấy những sản phẩm “bị lỗi” trong nền giáo dục còn quá nhiều rủi ro. Chính các em không ý thức được miệng mình nói ra cái gì, để rồi bị điều khiển và trở nên yếu kém về bản lĩnh, ngay cả khi các em có thành tích thật đáng nể thời còn phổ thông.
Hôm nay ngồi đọc tin giáo dục Việt Nam vào tốp đầu thế giới, nửa tự hào, nhưng rồi lại xót xa cho một cái kết cục không mấy tốt đẹp cho những tài năng: hoặc bồng bềnh vô định, hoặc bán chất xám ở xứ xa.
Cao Huy Huân
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Tôi cũng từng trải qua những năm tháng phổ thông, và chứng kiến biết bao bạn học cùng trang lứa thành công như thế nào với các cuộc thi toán, khoa học trong nước và quốc tế. Thời chúng tôi, mái trường được đặc trưng bởi những lão làng toán học vốn sống và học tập, làm việc từ trước những năm 1975. Nói như Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chúng tôi được đào tạo ra nhờ những “cây đa, cây đề” trong lĩnh vực khoa học; được học phương pháp nhiều hơn kiến thức; được truyền thụ niềm đam mê hơn là nghĩa vụ hay trách nhiệm học hành. Để rồi ngày chúng tôi bước ra nước ngoài du học, trước một chân trời mới, chúng tôi cũng dễ dàng thích nghi vì ý thức học tập tự giác và năng lực tự nghiên cứu của mình.
Không phải ngẫu nhiên mà OECD chọn đối tượng 15 (tức lớp 9 ở Việt Nam) làm đối tượng đánh giá. Xin thưa, từ 15 tuổi, nếu được giáo dục một cách chuẩn mực và bài bản, thì các em đã có ý thức để tự học và tìm được cách để phát triển sự nghiệp học hành. Cái mà mấy bác cứ tuyên truyền “học suốt đời” trong nền giáo dục Việt Nam chính ra là nền tảng cơ bản mà lẽ ra các em, các cháu, các con phải được dạy từ thuở thiếu thời chứ không phải chỉ được nhắc trên các phương tiện thông tin đại chúng để “làm màu” che đậy những yếu kém nội tại bị bưng bít và ì ạch bên trong.
Lật từng trang vở, từng quyển sách của các em ở cái “thuở bây giờ” mới thấy xót xa cho một nền giáo dục nhồi nhét kiến thức một cách vô thưởng vô phạt. Tôi không đánh đồng giá trị của nền giáo dục này hay tâm huyết của không ít giáo viên vẫn đang nỗ lực vực dậy chất lượng giáo dục nước nhà. Nhưng nếu ông Bộ trưởng giáo dục thử vác trên vai chiếc cặp của đứa cháu tôi đang học lớp 5 thôi, ông sẽ hiểu vì sao các em không thể sáng tạo, nếu không muốn nói là sức sáng tạo ngày càng suy giảm theo thời gian. Mỗi ngày đến trường, ngoài chuyện “hưởng thụ” cái không khí ồn ào và bụi bặm của Sài Gòn, các em phải vác chiếc cặp nặng trĩu chứa biết bao chữ nghĩa mà chính các em cũng không ý thức được học để làm gì.
Hay một lần nào đó, các quan chức giáo dục hãy bớt chút thời gian đóng vai các em học sinh tiểu học, trung học để một lần sống trong cảnh sáng tinh mơ phải vác cặp đến trường, trưa học thêm toán, chiều học văn, tối học ngoại ngữ, khuya phải làm bài tập ở trường… Một tuần bảy buổi, trẻ em đi học còn hơn cánh người lớn chúng tôi đi làm. Đến nỗi có hôm đứa cháu nó tuột canxi mà vẫn giật mình trong cơn mộng mị vì chiều nay nó phải đến trường để còn học thêm, học bớt nếu không muốn… bị đì.
Một phụ huynh ngồi tâm sự với tôi: “Nói thật với anh, tôi hết niềm tin vào giáo dục nước mình. Năm nào chúng tôi cũng nghe nói cải cách, vậy mà cặp sách con tôi vẫn nặng như ngày nào. Tôi không ép con tôi học, nhưng nó bảo không học thì làm bài thi không được vì bài đó thầy chỉ dạy trong lớp dạy thêm. Nghe chính phủ cấm dạy thêm, nhưng thật ra các thầy các cô vẫn dạy, bằng nhiều hình thức trá hình mà chẳng ai mảy may hành động để ngăn chặn. Thời của tôi làm gì có chuyện đó, nhưng vẫn đầy người giỏi. Giờ thì các em đi học không phải để biết cách làm toán, làm văn mà là vì học để đối phó, để làm cho được bài thi. Con tôi hỏi tại sao cô giáo không công bằng, tại sao phải đi học thêm mới làm bài được khi nhiều bạn nhà nghèo không đủ tiền. Tôi cũng không biết trả lời sao để con không phải mất niềm tin vào xã hội này”.
Thế hệ chúng tôi không thiếu những tay toán, tay lý đạt giải Olympic quốc gia hay quốc tế. Tôi tin OECD xếp hạng Việt Nam cũng sẽ dựa nhiều vào thành tích của rất nhiều em mang vinh dự giải thưởng quốc tế về cho nước nhà. Thế hệ 15 tuổi có không ít thiên tài bẩm sinh như kiểu Ngô Bảo Châu, nhưng rồi các em cứ mai một dần theo những con chữ méo mó và lòng người đa đoan. Để rồi vào đại học, các em bị sốc trước một đại dương kiến thức mà các em thì bồng bềnh trên những chiếc tàu không máy điều khiển, không phao để dự phòng và cũng chẳng có la bàn để biết mình sẽ đi về đâu.
Nhiều bậc phụ huynh sau khi con hoàn thành lớp 9, ngay lập tức tìm cách cho con mình “tỵ nạn giáo dục” một cách đau lòng. Những em có tài thì tìm học bổng để tìm đến châu Âu, Mỹ hay Úc - những quốc gia có thứ hạng giáo dục tuổi 15 thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Không phải cứ “nước ngoài” là tốt, nhưng ít nhất các em được truyền thụ niềm đam mê, phương pháp tự học và có thể học suốt đời mà không phải lo lắng về bất kỳ điều gì liên quan “phí bôi trơn” cho chuyện học hành. Dù bị bỏ giữa mớ kiến thức hỗn độn và nhiễu loạn của thời đại internet và thế giới phẳng, nhưng các thầy cô, giáo sư vẫn đủ kiên nhẫn để hướng dẫn các em cách xác định thế mạnh, phát huy sự sáng tạo và tìm đến niềm đam mê. Để rồi lần lượt các em bước vào những doanh nghiệp, viện nghiên cứu hay các cơ quan danh tiếng nhất hành tinh.
Mừng cho các em bao nhiêu thì chúng tôi xót xa cho phận nước nhà phải nạn “chảy máu chất xám” bấy nhiêu. Hàng ngày báo chí vẫn cứ đưa tin đều đều về “người gốc Việt” đạt những thành tích đến mức bạn bè quốc tế phải cúi đầu nể phục. Nhưng rồi chẳng mấy ai về Việt Nam để cống hiến, vì có về thì cũng không có đất dụng võ, hoặc sẽ phải ì ạch với mức lương sống còn không nổi nói chi là sống để làm việc.
Tiếc thay cho không ít phận tài năng vẫn cứ lưng chừng trên cuộc đời học tập của mình. Nhiều em giỏi từ thời tiểu học, để rồi vào học ngành kỹ sư điện, cơ khí cũng phải lắc đầu chán nản vì mãi loay hoay với những môn mang tiếng là đại cương nhưng chẳng biết “đại cương” – tức kiến thức nền tảng - ở chỗ nào. Nào là triết học, mỹ học, xã hội học… những môn vốn rất thời thượng và cao quý ở trời Tây thì trở thành nổi ám ảnh với sinh viên Việt Nam sau khi ngồi dự các lớp học dài cả buổi, thậm chí cả ngày để rồi toàn nghe về quan điểm đến nổi ngủ cũng đầy ác mộng.
Hôm rồi Việt Nam tưng bừng làm lễ kỷ niệm 40 năm ngày độc lập. Một em sinh viên nữ ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu hùng hồn rằng sẽ noi gương “con đường cách mạng” của anh Lý Tự Trọng, sẽ quyết đi theo con đường cách mạng ấy. Chín mươi triệu dân ngồi nghe với quá nhiều cảm xúc khác nhau. Bản thân tôi lại nghĩ ngay cả một sinh viên đại học, đại diện cho giới trẻ Việt Nam, lại không hiểu hai chữ “cách mạng” là gì. Thời anh Lý Tự Trọng, tầng lớp lao động bị áp bức, vùng dậy cách mạng (từ dưới lên), thay đổi giới cầm quyền đã đành. Còn các em, chẳng biết học từ đâu ra, để rồi hô hào cách mạng trong thời bình, thay vì phải lên tiếng cho những “cải cách” (từ trên xuống) mang tính thực tế hơn, hiệu quả hơn, quyết liệt hơn ở Việt Nam, điển hình như giáo dục. Hay các em cũng muốn “từ dưới vùng lên” như anh Lý Tự Trọng?
Việc áp dụng hai từ “cách mạng” một cách vô thưởng vô phạt đủ thấy những sản phẩm “bị lỗi” trong nền giáo dục còn quá nhiều rủi ro. Chính các em không ý thức được miệng mình nói ra cái gì, để rồi bị điều khiển và trở nên yếu kém về bản lĩnh, ngay cả khi các em có thành tích thật đáng nể thời còn phổ thông.
Hôm nay ngồi đọc tin giáo dục Việt Nam vào tốp đầu thế giới, nửa tự hào, nhưng rồi lại xót xa cho một cái kết cục không mấy tốt đẹp cho những tài năng: hoặc bồng bềnh vô định, hoặc bán chất xám ở xứ xa.
Cao Huy Huân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét