Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Chuyện ra ra vào vào.. Không thể nghe bác Thợ cạo mách nước được đâu. Làm theo ông í đảm bảo tan hụi liền. Không có xiền lấy gì "sinh hoạt"?

Thợ Cạo 
20 hui diên tuyên bố nghỉ chơi trong đó có nhiều cây đa, lại nghe đâu cây đề Nguyên Ngọc đi dự đại hụi.
Đại hụi có thành công như phượng trỗ bông hay xịch lụi bầm nhau chí chóe cũng chẳng chết ai, chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới. Thưa anh Hĩu Thỉnh, vướn đề hàng đầu cần đưa ra thảo luận là làm thao không sống bằng tiền ngân sách nữa. Và nhờ thế tất chiến tự nhiên thành, anh đỡ lăn tăn, hụi nhà sẽ có chất hơn, hụi diên bớt tán góc hơn, chăm lo cầy cuốc để cho ra lò tác phẩm đáng xem, người dân sẽ tự nguyện nuôi từng người, mấy anh chị sẽ sống phẻ re.
Nhớ lại trước đại hụi, Đông Là bạn mình văn chương chữ nghĩa không kém ai, tinh thần chiến đấu hơn hẳn hàng trăm ông ba phải đang lót ổ trong hụi, tha thiết muốn vào thì sập cửa là thế nầu? Nói thật, nếu tui là BCH sẽ dớt ngay bạn mình không đăn đo, sợ cháy nhà thì đặc cách khỏi cần đơn, lôi đại ca Trần Búa vào kiềm chế, nhà sẽ vui như hụi! 
Ở bài phỏng dấn bên dưới, Thợ tui nghe anh Hĩu Thỉnh nói hơi bị trật, mọi tổ chức tự nguyên kể cả ĐCSVN, thành viên muốn nghỉ thì làm đơn để thể hiện sự tôn trọng tổ chức mình từng sinh hoạt, nếu họ chán không thèm chơi, không đơn từ, sao bắt họ phải "xin"nghỉ thì mới xóa tên ra khỏi hụi?!

VanVN.Net - Trong những ngày vừa qua, trên một số trang mạng xã hội và từ cá nhân một số nhà văn xuất hiện nhiều thông tin về một số hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tuyên bố rút tên ra khỏi Hội. Có người trình bày lý do cặn kẽ, có người chỉ tuyên bố chung chung. Có người chỉ rút tên khỏi Hội Nhà văn Việt Nam, có người lại xin rút khỏi tất cả các tổ chức hội đoàn mà mình đang tham gia… 

 Để bạn đọc có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về vấn đề này, Tuần báo Văn nghệ đã có cuộc trao đổi với Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Đây cũng có thể xem là quan điểm chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam đối với những tuyên bố của một số hội viên trong thời gian qua.
 PV: Thưa ông, thời gian vừa qua, trước thềm Đại hội IX Hội Nhà văn Việt Nam có một số nhà văn hội viên tuyên bố rút tên ra khỏi Hội. Mặc dù đây mới chỉ là những tuyên bố được đưa ra trên mạng xã hội chứ các nhà văn này chưa hề có đơn chính thức, song cũng đã tạo nên những luồng ý kiến khác nhau trong dư luận. Ý kiến của Hội Nhà văn Việt Nam về vấn đề này như thế nào?
- Nhà thơ Hữu Thỉnh: Chúng tôi được biết cách đây hơn 1 năm, các nhà văn kể trên đã tham gia Ban vận động thành lập Văn đoàn độc lập, một tổ chức cho đến nay vẫn chưa được Nhà nước cấp phép hoạt động. Vậy nên việc tuyên bố rút tên ra khỏi Hội của các anh chị đó là tiếp nối những việc làm trước đây, nên không làm đông đảo hội viên bất ngờ. Hội Nhà văn Việt Nam là một tổ chức tự nguyện, muốn vào Hội phải có đơn xin gia nhập, phải được các Hội đồng chuyên môn và Ban Chấp hành căn cứ vào các tiêu chí của điều lệ Hội để xem xét, quyết định; Khi muốn ra khỏi Hội cũng phải theo một quy trình như vậy. Hiện nay Hội Nhà văn Việt Nam chưa có quyết định gì về việc này bởi chưa nhận được đơn xin ra Hội của các nhà văn nói trên, thậm chí là một lá thư chính thức.
 * PV: Vậy xin ông cho biết việc gạch tên các nhà văn tham gia Văn đoàn độc lập trong một số Đại hội khu vực vừa qua thực chất là như thế nào?
- Nhà thơ Hữu Thỉnh: Việc gạch tên các nhà văn trong phiếu bầu chỉ là một thao tác kỹ thuật trong việc bầu cử đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc, hoàn toàn không phải là việc xóa tên hội viên. Xóa tên hội viên là một việc làm hết sức hệ trọng, là quyền của tập thể Ban Chấp hành, không phải thuộc quyền của cá nhân nào. Ở các Đại hội cơ sở vừa qua, theo quy chế bầu cử, người bỏ phiếu chọn ai thì để nguyên, không chọn ai thì gạch tên, đó là một ký hiệu để nhận biết sự lựa chọn, hoàn toàn không phải là xóa tên hội viên khỏi Hội như dư luận đã nói. Cần nói rõ thêm, những nhà văn không được chọn đi dự Đại hội toàn quốc có rất nhiều người không tham gia vào Văn đoàn độc lập chứ không phải chỉ có riêng các nhà văn tham gia tổ chức này. Việc lựa chọn Đại biểu hoàn toàn là quyền dân chủ của hội viên.
 * PV: Vậy còn việc bổ sung nội dung “không tham gia các tổ chức bất hợp pháp” vào điều 9 quy định về Hội viên trong dự thảo sửa đổi Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam thì có ý nghĩa gì?
- Nhà thơ Hữu Thỉnh: Mỗi tổ chức đều có điều lệ của mình. Việc sửa đổi đó là cần thiết để bảo đảm tôn chỉ, mục đích của Hội.
     PV: Xin cảm ơn ông. Xin chúc cho Hội Nhà văn Việt Nam bước vào một kỳ Đại hội mới với tinh thần đổi mới thẳng thắn, cởi mở và nhiều thành công.  
(Nguồn: Báo Văn nghệ số 21/2015)

Theo: Vanconghung 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: