Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Võ mồm!

CHIẾN TRANH DƯ LUẬN TRÊN BIỂN ĐÔNG - ĐIỀU ÍT ĐƯỢC NHẮC ĐẾN

Nhiều nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt nam đã lên tiếng cảnh báo về sự non kém, chậm trễ trong nghiên cứu của ta so với TQ. Biết thế nhưng lâu nay tôi chưa hình dung được sự chênh lệch giữa ta và TQ trong việc này là như thế nào. Đọc bài này một mặt cho tôi hình dung ra cuộc chiến thông tin về Biển Đông mà TQ tiến hành rộng lớn, tinh vi và nguy hiểm như thế nào. Đồng thời cảm thấy chát đắng khi nghĩ đến việc lẽ ra mình cũng phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, tuyên truyền để chống lại, đằng này lại bưng bít, ngăn cản, thậm chí cấm đoán, bắt bớ những ai nêu cao khẩu hiệu " BIỂN ĐÔNG LÀ CỦA VN ".       

Chiến tranh dư luận trên Biển Đông và sức mạnh của các tác phẩm hư cấu

20/05/2015 11:03

(TNO) Những ngày tháng 5, Biển Đông đột ngột nhộn nhịp khác thường với những chuyến qua lại, phát biểu của lãnh đạo các nước trong và ngoài khu vực, bình luận của các chuyên gia và lo lắng của cộng đồng về các hoạt động xây dựng đảo nhân Tạo chưa từng có trên các rạn san hô.


Chiến tranh dư luận trên Biển Đông và sức mạnh của các tác phẩm hư cấu - ảnh 1Trung Quốc cấp tập xây dựng các công trình trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong ảnh là việc xây dựng, mở rộng phi pháp tại đảo Gạc Ma hồi tháng 12.2014 - Ảnh: Mai Thanh Hải 
Đây cũng là thời gian thế giới online phát sốt vì trailer của bộ phim Đạo mộ bút ký, được hứa hẹn sớm ra mắt khán giả ngày 18.6. Các facebooks, fanpages tràn ngập hình ảnh các diễn viên Đường Yên, Lý Dịch Phong, Dương Dương, Lưu Thiên Tá, Lý Thần Hạo... Các trang mạng Việt Nam cũng đã có nhiều bài giới thiệu, ca ngợi về dự án đình đám này.
Đạo mộ bút ký được dàn dựng từ bộ tiểu thuyết đề tài trộm mộ đình đám của Nam Phái Tam Thúc. Hoàn thành trong 5 năm (2006 - 2011) tác phẩm được coi là “thần tác” trong giới xuất bản Trung Quốc. Lượng tiêu thụ sách tại Trung Quốc luôn đứng đầu bảng, nhận được sự ủng hộ cuồng nhiệt và lời khen ngợi của hàng trăm vạn độc giả. Cùng với tác phẩm Ma thổi đèncủa Thiên Hạ Bá Xướng, Đạo mộ bút ký đánh dấu thời đại mới của tiểu thuyết Trung Quốc - “Đạo mộ thời đại”.
Không có gì đáng ngạc nhiên trong thời đại hội nhập toàn cầu, giới trẻ Việt Nam lại không háo hức đón chờ một thành tựu văn học và nghệ thuật của nước láng giềng vĩ đại. Tác phẩm thực hiện theo hình thức TV series, dự kiến kéo dài 8 phần, mỗi phần gồm 12 tập, mỗi tập 60 phút phát sóng liên tục trong 8 năm. Vì vậy sức ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn.
Chiến tranh dư luận trên Biển Đông và sức mạnh của các tác phẩm hư cấu - ảnh 2Công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở Gạc Ma, ảnh chụp ngày 13.5  - Ảnh: Mai Thanh Hải 

Chiến lược tam chiến của TQ
Hai hành động, hai sự kiện trong cùng khoảng thời gian, tưởng xa lạ, ngẫu nhiên nhưng không hẳn vô tình. Chúng cùng có một mục tiêu củng cố những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông với những phương thức khác nhau.
Chúng cùng là hai mặt của chiến lược tam chiến (san zhong zhanfa; 三种战法; tam chủng chiến pháp), hay chiến tranh ba mặt mà vào năm 2003, Trung ương đảng Cộng sản và Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn.


Sẽ không có gì đáng nói nếu bối cảnh củaNộ hải tiềm sa (một trong những serie củaĐạo mộ bút ký) không liên quan đến quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Nội dung mô tả cuộc khai quật một cổ mộ thất của một công trình sư đời Minh đặt ở Tây Sa (tên Việt Nam - Hoàng Sa) gần đảo Vĩnh Hưng (tên Việt Nam là đảo Phú Lâm). Chỉ ngay trong quyển 1 phần 2 đã có hàng loạt các địa danh mạo nhận các đảo Việt Nam. Tiêu đề của chương 8 là Đảo Vĩnh Hưng. Chương 14 miêu tả chi tiết bão tố trở trời mà đoàn tìm mộ gặp phải ở Tây Sa. Địa điểm Tây Sa còn được nhắc đến nhiều lần trong các chương khác tạo quan hệ liên hoàn với các sự kiện, các địa điểm trong tác phẩm.
Hai hành động, hai sự kiện trong cùng khoảng thời gian, tưởng xa lạ, ngẫu nhiên nhưng không hẳn vô tình. Chúng cùng có một mục tiêu củng cố những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông với những phương thức khác nhau. Chúng cùng là hai mặt của chiến lược tam chiến (san zhong zhanfa; 三种战法; tam chủng chiến pháp), hay chiến tranh ba mặt mà vào năm 2003, Trung ương đảng Cộng sản và Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn. Đây là cuộc chiến hỗ trợ cho các hoạt động quân sự nhắm giành thế thượng phong cho Trung Quốc trong các tranh chấp tương lai. Khái niệm “chiến tranh 3 mặt” bao gồm: chiến tranh dư luận, tâm lý và pháp lý.
Chiến tranh pháp lý đã được ứng dụng rộng rãi. Đường yêu sách 9 đoạn không chỉ trên trên bản đồ mà đã được đưa vào tới các hộ chiếu điện tử. Công ước Luật biển UNCLOS và các công ước quốc tế khác được chọn lọc, giải thích sai lệch để biện minh cho các hành động như cấm đánh bắt cáhàng năm, kéo giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo, xua đuổi ngư dân, chuẩn bị thiết lập các vùng nhận dạng phòng không. Luật quốc nội được sử dụng nhằm mở rộng quyền quản hạt và thực hiện quyền lực ở Biển Đông như các luật về vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các quy định thành lập thành phố Tam Sa …
Chiến tranh dư luận trên Biển Đông và sức mạnh của các tác phẩm hư cấu - ảnh 3"Trung Quốc phải ngừng ngay các hoạt động xây dựng" - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken nói tại buổi tiếp xúc báo giới trong và ngoài nước vào chiều 19.5 tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM khi đề cập đến việc Trung Quốc gia tăng bồi đắp các đảo nhân tạo, xây dựng các công trình ở Trường Sa -  Ảnh: Diệp Đức Minh
 "Chiến tranh dư luận" hay còn gọi là chiến tranh thông tin, chiến tranh tư tưởng công chúng tạo nền tảng giành lấy thế thắng áp đảo trên phương diện chiến tranh tâm lý và chiến tranh pháp lý. Đó là kiểu chiến tranh hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ nhắm đến tác động nhận thức và thái độ. Chiến tranh dư luận nhấn mạnh đến tất cả các công cụ truyền tin và ảnh hưởng công chúng như phim ảnh, truyền hình, sách báo, internet, và mạng lưới truyền thông toàn cầu. 



Trách nhiệm tìm hiểu lịch sử, bảo vệ sự thật không chỉ thuộc giới trẻ. Vụ việc đặt ra câu hỏi cho các nhà quản lý, các nhà công tác tư tưởng, nghệ thuật, các thầy cô giáo... đến bao giờ chúng ta mới có được những tác phẩm về người thực việc thực của đội Hoàng Sa, Bắc Hải, của những người con Việt đã ngã xuống ở Hoàng Sa, ở Gạc Ma, ở các địa danh khác của Tổ quốc, đến bao giờ người Việt mới tự mình viết sử làm sử, dạy sử để con cháu có đủ kháng thể chống lại những ngoại lai không lành mạnh, để không còn tình trạng chỉ dựa vào Google, vào thông tin mạng chưa kiểm chứng và nhớ sử người hơn sử Việt Nam.


Bốn trụ cột của chiến tranh truyền thông:Một là, chấp hành từ trên xuống, có nghĩa là nỗ lực của cuộc chiến này phải từ lãnh đạo từ cao đi xuống đến tất cả các ngành các giới về cả nội dung và thời gian biểu.
Hai là, nhấn mạnh tiên hạ thủ vi cường, tức phát thanh, phát sóng, phát hình trước, dẫn dắt cuộc tranh luận. Nhấn mạnh tính chính đáng và cần thiết của các hoạt động, nhấn mạnh quốc lực và phô diễn sức mạnh vượt trội. Làm tê liệt ý chí chiến đấu của đối phương.
Ba là, uyển chuyển và phản ứng nhanh, tức là các hoạt động phải linh hoạt và thích ứng với tình hình chính trị và quân sự. Đẽo gọt chương trình cho khán thính giả mục tiêu trong nước và quốc tế.
Bốn là, tận dụng các nguồn lực sẵn có, tức là kết hợp các hoạt động thời bình và thời chiến. Bảo đảm quân dân trong nước đoàn kết trong chương trình tuyên truyền trong cả thời bình lẫn thời chiến, gây ảnh hưởng đối với ý kiến trong nước và quốc tế. Thông tin giả, chứng cứ giả được đưa dần dần thông qua sức hút quyến rũ của phim ảnh, game…sẽ góp phần uốn nắn các niềm tin trong công chúng, thay đổi nhận thức của đối thủ theo thời gian, làm địch thủ e sợ, nghi ngờ, không dám hành động chống lại lợi ích được coi là của Trung Quốc. Ru ngủ và đánh úp theo kiểu xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị, mưa lâu thấm dần.
Đó không còn là những lời cảnh báo mà đã là một phần sự thật. Người dùng Việt Nam hẳn còn nhớ phần mềm Wechat, sản phẩm đạt tầm thế giới với sự phát triển nhanh chóng về lượng người dùng, đạt con số 300 triệu trong tháng 1.2013.
Ngày 14.12.2012, ngay sau khi được bầu làm Tổng bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm Tencent, công ty viết phần mềm Wechat. Ông Tập đã có bài phát biểu dài 40 phút, nhấn mạnh vai trò quan trọng của internet và khẳng định đảng, nhà nước Trung Quốc sẽ đầu tư và ủng hộ cho những công ty CNTT, internet như Tencent phát triển. Đồng thời, ông Tập còn yêu cầu các đơn vị này phải nỗ lực tuyên truyền về chủ quyền, chính sách của Trung Quốc thông qua các sản phẩm đã đạt ngưỡng toàn cầu hóa như Wechat.
Như mọi người dùng trên thế giới, hơn 1 triệu người dùng Việt Nam hồ hởi đón nhận tiện ích này với một cái kích chuột xác nhận không để ý tới điều khoản "đồng ý mọi thông tin trên Wechat là sự thật”. "Sự thật" ở đây là tấm bản đồ "đường lưỡi bò" ghi nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Chiến tranh dư luận trên Biển Đông và sức mạnh của các tác phẩm hư cấu - ảnh 4Việc hút cát để xây đảo đang tiến hành ở 2 nơi tại phía tây nam Đá Su Bi với 4 tàu hút cát cùng hơn 12 tàu xây dựng khác - Ảnh vệ tinh DigitalGlobe 
Bản đồ "đường lưỡi bò" còn được các nhà khoa học Trung Quốc tìm cách đưa vào các ấn phẩm khoa học vốn trung lập về chính trị và các tranh chấp lãnh thổ. Tạp chí Nature năm 2011 đã phải ra tuyên bố rút bản đồ này sau nỗ lực của 57 nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đứng đầu là GS Phạm Quang Tuấn (Australia) đòi hỏi phải trả lại sự trung thực cho khoa học.
Các bản đồ chính trị tìm kiếm thúc đẩy các yêu sách tranh chấp lãnh thổ không có chỗ trong các bài báo khoa học. Các nhà nghiên cứu cần giữ mối quan hệ thân thiện bằng việc phi chính trị hóa công việc của họ. Google cũng đã âm thầm rút lại các bản đồ có các địa danh gây tranh cãi trong quan hệ quốc tế.
 Thủ thuật bản đồ "đường lưỡi bò" được cố ý lồng ghép tinh vi vào game
Trong lĩnh vực Game, thủ thuật bản đồ "đường lưỡi bò" đã được lồng ghép tinh vi trong các game ăn khách mà các công ty game Việt Nam đã vô tình nhập vào trong các năm 2011-2012 …
Loại game “hành động liên hợp Nam Hải” do Hoàn Cầu thời báo hợp tác với Công ty Wargaming, một tên tuổi lớn trong làng game toàn cầu còn kêu gọi người chơi trên toàn thế giới đóng góp ủng hộ cho binh lính Trung Quốc đồn trú trái phép tại Trường Sa thông qua cách tích lũy thời gian chơi của game thủ, thưởng các chuyến du lịch tới Hoàng Sa cho game thủ… Bằng hình thức game online, các công ty game Trung Quốc với sự tiếp tay vô tình về kinh tế của các công ty mạng các nước (trong đó đáng tiếc cũng có công ty Việt Nam), đang tiêm nhiễm vào nhận thức của một bộ phận người chơi về những cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở biển Đông, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa - Việt Nam), Nam Sa (Trường Sa - Việt Nam) thuộc Trung Quốc, làm ru ngủ và thay đổi dần nhận thức của giới trẻ.
Các tác phẩm ăn khách nhanh chóng được dàn dựng thành phim ảnh, thành game để mở rộng tuyên truyền, thu hút được nhiều hơn các khán giả, game thủ thông qua các thần tượng, các diễn viên được yêu quý của mình.
Hư cấu là một phần của đời sống văn học nghệ thuật và làm đẹp thêm cho văn học nghệ thuật. Song hư cấu không phải là tự do tuyệt đối khi nó đụng chạm đến các vấn đề pháp l‎ý, tình cảm, văn hóa và tinh thần dân tộc. Đã bao giờ trước máy tính, bạn đặt câu hỏi nội dung hư cấu của một bộ phim, một trò chơi sao cứ nhất thiết phải gắn với Biển Đông, với Tây Sa, Nam Sa.
Các nhà nghiên cứu phương Tây như Michael Flecker, François-Xavier Bonnet đã lật tẩy mánh lới của các nhà khảo cổ Trung Quốc nhằm thao túng các tài liệu: cổ vật có thể từ viện bảo tàng mang chôn ở hải đảo... Giới học thuật phương Tây đã được cảnh báo: “Loại "Khảo cổ ái quốc" có nhiều kẽ hở, cần thận trọng trước khi dựa vào chúng để thông qua phán quyết về các tranh chấp lãnh thổ” .
Đạo mộ bút ký với những hư cấu không có thật ‎về tìm kiếm mộ cổ trên đảo Vĩnh Hưng và vùng biển Tây Sa ngụ ý đưa dần thông tin vào tâm trí người xem, ngầm mặc định rằng từ đời Minh, đời Tống người Trung Quốc đã có nhiều hoạt động quản lý vùng biển này, thậm chí xây dựng công trình lớn ở Tây Sa. 
Cái bẫy Wechat 
Ngày 14.12.2012, ngay sau khi được bầu làm tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Tencent, công ty viết phần mềm Wechat. Ông Tập đã có bài phát biểu dài 40 phút, nhấn mạnh vai trò quan trọng của internet và khẳng định đảng, nhà nước Trung Quốc sẽ đầu tư và ủng hộ cho những công ty CNTT, internet như Tencent phát triển. Đồng thời, ông Tập còn yêu cầu các đơn vị này phải nỗ lực tuyên truyền về chủ quyền, chính sách của Trung Quốc thông qua các sản phẩm đã đạt ngưỡng toàn cầu hóa như Wechat.
Như mọi người dùng trên thế giới, hơn 1 triệu người dùng Việt Nam hồ hởi đón nhận tiện ích này với một cái kích chuột xác nhận không để ý tới điều khoản "đồng ý mọi thông tin trên Wechat là sự thật”.
"Sự thật" ở đây là tấm bản đồ "đường lưỡi bò" ghi nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Trong thời đại thông tin, quyền lựa chọn là của công chúng, giữa một bên là thú vui từ một bộ phim, một tác phẩm, một game, show của nước ngoài lồng ghép hình ảnh sai lạc về lịch sử của đất nước với một bên là lòng yêu Tổ quốc Việt Nam và sự thật lịch sử.
Sau Đạo Mộ bút ký, sẽ chẳng có gì ngăn cản một bộ phim về Trịnh Hòa được bấm máy để tiêm nhiễm cho công chúng lịch sử không thật, không được kiểm chứng về quản lý Tây Sa, Nam Sa?
Trách nhiệm tìm hiểu lịch sử, bảo vệ sự thật không chỉ thuộc giới trẻ. Vụ việc đặt ra câu hỏi cho các nhà quản lý, các nhà công tác tư tưởng, nghệ thuật, các thầy cô giáo... đến bao giờ chúng ta mới có được những tác phẩm về người thực việc thực của đội Hoàng Sa, Bắc Hải, của những người con Việt đã ngã xuống ở Hoàng Sa, ở Gạc Ma, ở các địa danh khác của Tổ quốc, đến bao giờ người Việt mới tự mình viết sử làm sử, dạy sử để con cháu có đủ kháng thể chống lại những ngoại lai không lành mạnh, để không còn tình trạng chỉ dựa vào Google, vào thông tin mạng chưa kiểm chứng và nhớ sử người hơn sử Việt Nam.
Một đất nước hội nhập luôn rộng mở đón nhận những tri thức, những thành tựu khoa học, văn hóa nghệ thuật tiên tiến của nhân loại nhưng không thể để văn hóa dân tộc bị hòa tan.
Chiến tranh dư luận trên Biển Đông và sức mạnh của các tác phẩm hư cấu - ảnh 5Infographic: Vị trí các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa - Thực hiện: Huy Sơn
Nguyễn Hồng Thao
(Dự án Đại sự ký Biển Đông)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: