Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

CẦN NGĂN CHẶN VÀ HỦY NGAY CUỐN SÁCH ĐỘC HẠI NÀY - Bài 1


'Đạo mộ bút ký' - Sách lược 'tái tạo hình dung lịch sử' của Trung Quốc 
Khải Mông
25/05/2015, 06:20 (GMT+7) 

Ngụ ý của “Đạo mộ bút ký” nhằm đưa dần thông tin vào tâm trí người xem, ngầm mặc định rằng từ đời Minh, đời Tống người Trung Quốc đã có nhiều hoạt động quản lý vùng biển này....

Cuốn sách “Đạo mộ bút ký” và bộ phim cùng tên được chuyển thể từ sách, với những hư cấu không có thật ‎về tìm kiếm mộ cổ trên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm của Việt Nam) và vùng biển Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) ngụ ý đưa dần thông tin vào tâm trí người xem, ngầm mặc định rằng từ đời Minh, đời Tống người Trung Quốc đã có nhiều hoạt động quản lý vùng biển này, thậm chí xây dựng công trình lớn ở đây. 

Bìa sách “Đạo mộ bút ký” 

Sách lược “tái tạo hình dung mới” của Trung Quốc 

TS. Trương Huy Vũ (Đại học Quốc gia TP. HCM) tại một hội thảo khoa học về biển đảo, đã cảnh báo về sách lược “tái tạo hình dung lịch sử” của Trung Quốc với các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. 

Theo TS Vũ, Trung Quốc đang thực hiện “tái tạo nhận thức” về lịch sử chủ quyền của quốc gia này trên biển Đông. 

Điều này Trung Quốc đang cố “chính danh hóa” bằng quyền lực mềm qua việc tác động vào nhận thức nhân dân Trung Quốc để biện hộ những hành động phi pháp của nước này tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. 

Ví dụ đầu tiên có thể dẫn ra là từ năm 2012, thông qua các sản phẩm đã đạt ngưỡng toàn cầu hóa là Wechat, chính quyền nước này đã nỗ lực tuyên truyền về chủ quyền, chính sách của Trung Quốc. 

Vì thế, cũng như mọi người dùng trên thế giới, hơn 1 triệu người dùng Việt Nam hồ hởi đón nhận Wechat với một cái kích chuột xác nhận mà không để ý tới điều khoản “đồng ý mọi thông tin trên Wechat là sự thật”. 

“Sự thật” ở đây là tấm bản đồ “đường lưỡi bò” ghi nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc. 

Ví dụ trên đây chỉ là một minh họa cho một trong bốn trụ cột của chiến tranh truyền thông Trung Quốc đưa ra. 

PGS.TS Nguyễn Hồng Thao (Học viện Ngoại giao), nhà nghiên cứu biển Đông của Việt Nam có nhiều công trình được đăng tải trên các tạp chí quốc tế, cảnh báo: Thông tin giả, chứng cứ giả được đưa dần dần thông qua sức hút quyến rũ của phim ảnh, game… sẽ góp phần uốn nắn các niềm tin trong công chúng, thay đổi nhận thức theo thời gian, ru ngủ kiểu mưa lâu thấm dần. 

Đạo mộ bút ký - “Đạo mộ thời đại” 

Một trong số sản phẩm đó đã xuất hiện ở Việt Nam là cuốn “Đạo mộ bút ký”.
 “Sau “Đạo mộ bút ký” (bộ phim cùng tên sẽ được phát sóng trên truyền hình Trung Quốc ngày 18/6), sẽ chẳng có gì ngăn cản một bộ phim về Trịnh Hòa được bấm máy để tiêm nhiễm cho công chúng lịch sử không thật, không được kiểm chứng về quản lý Tây Sa, Nam Sa?” (PGS.TS Nguyễn Hồng Thao). 
Bản dịch tiếng Việt tác phẩm này do Cty Bách Việt và NXB Thời đại ấn hành, đến nay đã phát hành được 2 tập (tập 1 phát hành năm 2013, tái bản năm 2014, tập 2 phát hành quý 1/2015). Tập 3 của bộ sách dự định phát hành trong vài tháng tới. 

Sẽ không có gì đáng nói nếu một trong những bối cảnh của “Đạo mộ bút ký” với những hư cấu không có thật ‎về tìm kiếm mộ cổ trên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm của Việt Nam) và vùng biển Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). 

Chỉ ngay trong tập 1 đã có hàng loạt các địa danh mạo nhận các đảo Việt Nam. 

Cụ thể, trang 267, sách tái bản năm 2014, của NXB Thời đại và Cty Bách Việt đã viết: “Kế hoạch của bọn họ là bắt đầu tìm kiếm từ khu vực đảo Tiên Nữ ở gần nhất, rồi đến đảo Hà Giải bổ sung vật tư; tiếp đến ba khu vực ở gần cụm đảo Thất Liên… Còn về phương pháp tìm kiếm, nước biển ở (cụm đảo) Tề Ân cực kỳ trong…”. 

“Đảo Tiên Nữ” và “cụm đảo Thất Liên” trùng với tên các địa danh có thật. “Tiên Nữ” là tên một đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, còn “Thất Liên” là tên Trung Quốc đặt cho 7 đảo thuộc nhóm An Vĩnh ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 
Trao đổi với NNVN qua điện thoại, ông Lê Thanh Huy, đại diện Cty Bách Việt cho biết, ngày 25/5, Cục Xuất bản, NXB Thời đại và Cty Bách Việt sẽ có cuộc họp cụ thể để làm rõ các vấn đề liên quan. 
PGS.TS Nguyễn Hồng Thao phân tích và cảnh báo: Ngụ ý của “Đạo mộ bút ký” nhằm đưa dần thông tin vào tâm trí người xem, ngầm mặc định rằng từ đời Minh, đời Tống người Trung Quốc đã có nhiều hoạt động quản lý vùng biển này, thậm chí xây dựng công trình lớn ở Tây Sa. 

Trong thời đại thông tin hiện nay, lựa chọn một bộ phim, một tác phẩm, một trò chơi game là quyền lựa của công chúng. 

Đồng thời, hư cấu là một phần của đời sống văn học nghệ thuật và làm đẹp thêm cho văn học nghệ thuật. Song hư cấu không phải là tự do tuyệt đối khi nó đụng chạm đến các vấn đề pháp l‎ý, tình cảm, văn hóa và tinh thần dân tộc. 

“Đã bao giờ trước máy tính, bạn đặt câu hỏi nội dung hư cấu của một bộ phim, một trò chơi sao cứ nhất thiết phải gắn với biển Đông, với Tây Sa, Nam Sa?”, PGS.TS Nguyễn Hồng Thao đặt câu hỏi. 

Theo thạc sĩ Trần Quang Đức, “Đạo mộ bút ký” không phải trường hợp hy hữu trong việc các nhà văn Trung Quốc lồng các quan điểm về cương vực, lãnh thổ vào các tác phẩm văn học của mình. Và dù có đổi tên các đảo, "Đạo mộ bút ký" vẫn phần nào gửi gắm thông điệp sai trái về sự xuất hiện sớm và hiện diện liên tục của người Trung Quốc tại biển Đông”....

Khải Mông
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: