Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Trung Quốc đưa giàn khoan thứ hai xuống Biển Đông ngay trong ngày Việt Nam kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước

Theo Bình Luận án Blog


Giàn khoan Hưng Vượng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã rời Yên Đài, khởi hành xuống Biển Đông hoạt động vào 10h18 ngày 30/4/2015. Thông tin trên được Tân Hoa xã đăng tải cùng ngày và được nhiều tờ báo dẫn lại. Theo báo này, hệ thống định vị động lực độc đáo của nó có thể bảo đảm cho giàn khoan này hoạt động bình thường trong môi trường bão cấp 12 ở Biển Đông. Tuy nhiên, báo Trung Quốc không cho biết vị trí hoạt động cụ thể của giàn khoan này.

Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu thứ hai có tên Hưng Vượng xuống Biển Đông. Trong lễ kỷ niệm 30/4/2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sau năm 1975, Việt Nam đã phải có cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Chính là bọn Trung Quốc xâm lược.

Bài báo cho hay, Hưng Vượng là giàn khoan nước sâu nửa chìm thứ tư do công ty CIMC Raffles bàn giao cho CNOOC. Giàn khoan này hoạt động sâu nhất là 1.500m, độ sâu tối đa của giếng khoan là 7.600m, nhân viên trên giàn khoan theo quy định là 130 người, tải trọng sàn tàu là 5.000 tấn.

Giàn khoan này từ khi ký kết hợp đồng đến khi bàn giao chỉ có 35 tháng. Đến đây, công ty CIMC Raffles đã có 9 giàn khoan nước sâu nửa chìm đến các vùng biển trên thế giới như biển Bắc Hải, Brazil, vịnh Mexico, Tây Phi để hoạt động.

Trước giàn khoan Hưng Vượng, từ tháng 5 đến tháng 7/2014, Trung Quốc đã kéo giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và bị dư luận thế giới lên án mạnh mẽ.

Chuẩn bị mưu đồ mới?

Cũng trong năm 2014, truyền thông quốc tế đưa tin, các công ty dầu khí Trung Quốc đang mua sắm thêm nhiều tàu và giàn khoan mới.

Tờ Australian dẫn tin từ Cơ quan Tư vấn và Dữ liệu Hàng hải IHS Maritime của Mỹ cho biết, số hàng đặt mới trong nửa đầu năm 2014 nhiều hơn bất kỳ năm nào trong bốn năm qua. Và nhu cầu mua giàn khoan cùng tàu vẫn còn tiếp tục.

Theo báo này, năm 2013 Trung Quốc đã đặt hàng một giàn khoan lớn tải trọng 30.000 tấn, nhằm đưa ra khai thác ở Biển Đông năm 2016. Giàn khoan này có thể hoạt động ở độ sâu hơn 1.500m và có thể chịu được sóng lớn và giông bão. Bên cạnh đó còn hai chiếc nữa cũng được lên kế hoạch đặt hàng. Các giàn khoan này có quy mô tương đương giàn khoan nước sâu Hải Dương 981.

Việc này cho thấy Trung Quốc đang đẩy nhanh việc tăng cường thiết bị cho kế hoạch khai thác dầu ngoài khơi, và tăng cường các tàu bảo vệ, mạo hiểm hơn ở vùng nước giàu tài nguyên Biển Đông.

"Đây chỉ là khởi đầu của một kế hoạch lớn và có dự tính của Trung Quốc trong việc kiểm soát các nguồn tài nguyên ở Biển Đông", Gary Li, nhà phân tích của IHS nói.

Việc tăng cường thiết bị là một phần chính sách quốc gia, ở khu vực mà mục tiêu về chính trị và an ninh năng lượng của Bắc Kinh có chồng lấn với nước khác, Philip Andrews-Speed, một chuyên gia về an ninh năng lượng tại Viện nghiên cứu Năng lượng của Singapore nhận định. "Tôi chắc rằng họ sử dụng các giàn khoan này làm tuyên bố chính trị cũng như dùng để khai thác".

Năng lực mới cho phép Trung Quốc tiến vào Biển Đông, vượt qua các nước như Việt Nam và Philippines, vì các nước này phụ thuộc nhiều vào chuyên môn của nước ngoài, Andrews-Speed đánh giá.

......................

Giữa tháng 7/2014, khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã nhấn mạnh:

Nhằm tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương 981 quay trở lại hoặc đưa bất cứ giàn khoan nào khác vào hoạt động ở khu vực lô dầu khí 143 của Việt Nam hoặc bất kỳ khu vực nào khác thuộc vùng biển của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

"Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền theo đúng luật pháp quốc tế", ông Bình khẳng định.

----------------------------
Trung Quốc và âm mưu xâm lược Việt Nam

Điểm nóng Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam (cập nhật)
  1. Theo dõi quá trình hình thành và phát triển khu quân sự Trung Quốc trên đảo Gạc Ma của Việt Nam (từ 2/2014)
  2. Việt Nam cam chịu việc Trung Quốc đang ồ ạt xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma? (Từ 6/2014)
  3. Bắc Kinh đang biến Đá Gạc Ma thành căn cứ lớn ở Trường Sa (5/2014)
  4. Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin: Ngày 14/3/1988 bi tráng
  5. "Cấp trên" đã ra lệnh cho bộ đội Việt Nam không nổ súng khi Trung Quốc tấn công chiếm đảo Gạc Ma?
  6. Mất Gạc Ma, ai có lỗi?
  7. Tướng Tàu nói gì về trận chiến chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam?
------

Cập nhật diễn tiến xâm lược của Trung Quốc 
  1. Trung Quốc đã lên kế hoạch xây đảo nổi khổng lồ ở biển Đông (4/2015)
  2. Trung Quốc lập ban vũ trang ở Hoàng Sa của Việt Nam (1/2015)
  3. Trung Quốc đã thiết lập ADIZ trên biển Đông? (12/2014)
  4. Tháng 11/2014: Trung Quốc xây khu định cư trái phép ở Hoàng Sa
  5. Vị trí của dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân trọng yếu như thế nào? (11/2014)
  6. Trung Quốc đã sẵn sàng lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông (10/2014)
  7. Trung Quốc đã xây xong sân bay quân sự tại Hoàng Sa (10/2014)
  8. Trung Quốc đã mở rộng bán kính kiểm soát từ 3 lên 7 hải lý và đang ồ ạt xây dựng khu quân sự tại Gạc Ma (9/2014)
  9. Trung Quốc ngang nhiên khai trương tour du lịch trái phép tới Hoàng Sa ngay trong ngày Quốc khánh Việt Nam (8/2014)
  10. Hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đang cố gắng "khôi phục quan hệ" (8/2014)
  11. Hội đàm Việt - Trung trong bối cảnh căng thẳng vụ dàn khoan HD 981 và đảo Gạc Ma (18-6-2014)
  12. Sắp đủ 100 ngàn chữ ký kiến nghị Chính phủ Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì hạ đặt giàn khoan HD 981 trên vùng biển Việt Nam (5/2014)
  13. Việt Nam chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị (24/5/2014)
  14. Việt Nam gửi thông cáo về tình hình biển Đông lên Liên Hợp Quốc (20/5/2014)
  15. Trung Quốc lại vừa ngang ngược áp lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển của Việt Nam (5/2014)
  16. Lãnh tụ Tàu coi Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp, không bao giờ muốn VN lớn mạnh và chỉ đạo "đóng kịch" trong quan hệ với VN (1973)
  17. "Phong trào" tấn công, đốt phá nhà máy, công ty nước ngoài: đáng lo ngại, bất thường và liệu có ai đứng sau? (5/2014)
  18. Toàn cảnh biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngày 11-5-2014 trên Youtube
  19. Tường thuật biểu tình tuần hành hôm nay (11-5-2014) ở Sài Gòn
  20. Hàng ngàn người biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược tại Hà Nội, TP.HCM, Huế ... báo chí "lề phải" tường thuật trực tiếp! (11/5/2014)
  21. Mạng xã hội kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược (5/2014)
  22. Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ chủ quyền
  23. Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: TQ không bao giờ có tình nghĩa đồng chí, anh em với VN gì cả mà họ sẵn sàng tiêu diệt ta vì quyền lợi của họ (10/2014)
  24. Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông vì đã "hết lối ra biển" (6/2014)
  25. Báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân và Tạp chí cộng sản đăng gì trong ngày kỷ niệm 35 năm đánh thắng quân Trung Quốc xâm lược?
  26. Nguồn gốc sự ra đời đường lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông
  27. Năm 1979 Việt Nam từng "đánh bại 600 nghìn quân Trung Quốc xâm lược"
  28. Hoàng Thị Hồng Chiêm - người nữ anh hùng chống quân Trung Quốc xâm lược

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: