Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Giới trẻ lên tiếng về vấn đề minh bạch ngân sách


Gioi tre len tieng ve van de minh bach ngan sach

Hiện nay phương án phân bổ Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam trước khi phê duyệt đang được đóng dấu mật, khiến việc tham gia góp ý và giám sát của công dân rất khó khăn. 

Tháng 6.2015, Quốc hội sẽ tổ chức kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII; trong đó bàn về việc thông qua dự thảo sửa đổi luật ngân sách, chính thức xem xét thông qua khuyến nghị “Công khai phương án phân bổ ngân sách Nhà nước trước khi phê duyệt ở tất cả các cấp” sửa đổi vào điều 15 bộ luật ngân sách. 
Rất nhiều tổ chức, chuyên gia đang tiến hành vận động để khuyến nghị này được thông qua. Chính vì thế, chiến dịch TODOCABI hướng tới việc thúc đẩy cộng đồng quan tâm và cùng lên tiếng về quyền lợi của mình trong việc minh bạch Ngân sách Nhà nước. 
Đối tượng hướng tới của chiến dịch này chính là giới trẻ tuổi từ 18-25 tuổi, biết sử dụng internet. Chiến dịch TODOCABI bắt đầu từ 3.5.2015 đến 3.6.2015, chia thành 2 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 diễn ra từ 3.5 - 15.5, TODOCABI chủ động tạo ra 2 luồng dư luận trái chiều về sự thờ ơ của giới trẻ Việt Nam với các vấn đề của đất nước.  
Gioi tre len tieng ve van de minh bach ngan sach
Những bức tranh minh họa của chương trình về tính minh bạch ngân sách
Dự kiến ngày 07.05: Ra mắt bộ truyện tranh tương tác “Bịt một mắt” trên websitetodocabi.vn “Bịt một mắt” mô tả một xã hội tưởng tượng nơi mọi người tìm kiếm “hạnh phúc” và sự “yên ổn” bằng cách thờ ơ, không quan tâm tới những bất công đang diễn ra xung quanh mình. 
Biểu trưng cho văn hoá dửng dưng đó là một nghi lễ bắt buộc nơi tất cả những đứa trẻ đánh dấu sự trưởng thành bằng việc vĩnh viễn bịt lại một con mắt. Trong xã hội ấy, có những con người nhỏ bé vẫn tin tưởng và đấu tranh cho một lựa chọn khác... Phần 1 của bộ tranh dừng lại với cái kết mở nơi chính người xem sẽ quyết định những diễn biến tiếp theo của câu chuyện: “mở mắt” hay “bịt mắt”, quan tâm hay thờ ơ. 
Loạt bài viết của các blogger có tên tuổi như Trang Hạ, Hoàng Hối Hận... sẽ thúc đẩy một cuộc tranh luận sôi nổi về sự thờ ơ của người trẻ đến các vấn đề của quốc gia.
Gioi tre len tieng ve van de minh bach ngan sach
Bài viết và bộ tranh “Tôi không quan tâm”, sự thờ ơ, đôi khi là vô tâm của giới trẻ nói riêng và công chúng nói chung với các vấn đề của quốc gia được phản ảnh dưới góc nhìn hài hước với sự minh hoạ của hoạ sỹ Jeet Dzung sẽ khiến người xem phải tự ngẫm lại bản thân khi nhận ra rằng chính sự thờ ơ, vô tâm của họ có thể là một phần nguyên nhân của những nỗi bất công, vô lý đang diễn ra xunh quanh mình.
Giai đoạn 2 thể hiện người trẻ Việt Nam với thế hệ: "Biết một nửa", tức là người dân chỉ được biết kế hoạch chi tiêu Ngân sách Nhà nước khi nó đã được phê duyệt. Báo cáo chi Ngân sách Nhà nước cũng còn quá nhiều thuật ngữ và các khoản công khai không đủ chi tiết  mà thiếu sự giải trình. Có thể miêu tả những gì mà người dân Việt Nam đang biết về Ngân sách của nhà nước trong một cụm từ ngắn gọn - “Biết một nửa”. 
Ngày 17.5 các chuyên gia được mời sẽ cùng lên tiếng như: Trang Hạ, Trương Đình Tuyến, Đặng Hùng Võ, Phạm Chi Lan, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang... 
Video “Biết một nửa” được quay tại các trường Đại học lớn tại Hà Nội phản ánh những hiểu biết rất mù mờ của những “chủ nhân tương lai của đất nước” với vấn đề ngân sách. Tổng hợp ý kiến về Khuyến nghị gửi lên Đại biểu Quốc hội: Cập nhật việc tiếp xúc các Đại biểu Quốc hội và kết quả của việc thông qua khuyến nghị “Công khai phương án phân bổ ngân sách Nhà nước trước khi phê duyệt ở tất cả các cấp”. Tại thời điểm này, chiến dịch cũng công bố toàn bộ thông tin ngân sách được sử dụng trong chiến dịch.
Video của chương trình
Chiến dịch công khai minh bạch ngân sách khẳng định một quyền hiển nhiên của chính chúng ta, nhưng lại không hề tồn tại: "Quyền được biết tiền của mình đang và sẽ được sử dụng như thế nào" đã và đang được giới trẻ quan tâm, chú ý và đưa ý kiến của mình lên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Dạ Thảo

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: