Say sưa nghĩ cũng hư đời
Không say không rượu biết ngồi với ai
Khi say mới thấy được người
Tỉnh ra lại thấy mình ngồi với ma
Không say không rượu biết ngồi với ai
Khi say mới thấy được người
Tỉnh ra lại thấy mình ngồi với ma
CHÁO LÚ
Xưa, có một bác sĩ thú y qua đời, thần hồn xuống âm phủ, sau khi được Diêm Vương xét xử, hồn ma được ăn cháo lú trước khi đầu thai. Lúc đó, hồn ma tình cở gặp một bầy chó mà thuở còn sống ông thường chữa bệnh cho chúng. Bầy chó vốn có nghĩa, chúng rất mừng rỡ khi gặp lại ông. Ông bèn nhịn phần mình cho bầy chó ăn.
Lính canh ở Diêm Phủ dắt hồn ma đi đầu thai làm một thằng cu. Nhờ không ăn cháo lú, nên thằng cu nhớ rõ tiền kiếp mồn một. Được 5 tuổi, thằng cu khẩn khoản xin ba má dắt đi thăm thân bằng quyến thuộc cũ. Ba má nó thấy lạ nhưng vẫn chiều con. Cuộc gặp gỡ giữa bà con họ hàng và thằng cu diễn ra trong một không khí éo le và cảm động. Nó được gặp lại bà vợ cũ, con trai, con gái, cháu nội, cháu ngoại. Bằng giọng nói ngọng ngịu của đứa bé lên 5, cu kể vanh vách tiền kiếp của mình cùng thăm hỏi hàn huyền với vợ con, cháu chắt…
Sau lần này thằng cu không thể sống bình thường như bao nhiêu thằng bé khác, gánh nặng của tiền kiếp hằn sâu trên thân xác thơ dại của nó, những mối dây thân ái trong quá khứ khiến nó quên mất nhịp sống hiện tại. Cuối cùng ba má nó đành đưa nó vào chùa, không phải để tu mà là để di dưỡng tâm thần. Cậu con trai út của bác sĩ thú y này cũng tình nguyện vào chùa để chăm sóc người cha tiền kiếp mà tu tâm dưỡng tính luôn thể.
Người kể quả quyết rằng câu chuyện trên hoàn toàn có thật, những nhân vật trên hiện còn, thằng cu trong câu chuyện là một sư tăng tuổi trạc tứ tuần.
Các bậc đắc đạo gọi sư nhớ tiền kiếp là “túc mạng minh”. Trong kinh Đức Phật cũng từng khuyến cáo các hành giả tu tập, nếu chưa được lậu tận thông, tức là khả năng hóa giải hết thảy phiền não, mà lại có thần thông thì phải bỏ đi lập tức…
Có lẽ Ngài e rằng chúng ta sẽ lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười như thằng cu trên đây. Trong quãng đời hiện tại, nếu chỉ nhớ đến những chuyện vui buồn quá khứ, chúng ta sẽ sầu khổ vô hạn rồi, huống chi là nhớ lại những ân oán buồn vui từ tiền kiếp, Đức Phật và các bậc đắc đạo, nhớ rõ quá khứ với từng tình tiết chi ly mà tâm các Ngài hoàn toàn bình thản, trong khi chúng ta lại nhìn quá khứ với bao tiếc nuối, buồn thương, càng sống với dĩ vãng, tâm chúng ta càng xao xuyến, mắt mở mà vẫn chiêm bao.
Lính canh ở Diêm Phủ dắt hồn ma đi đầu thai làm một thằng cu. Nhờ không ăn cháo lú, nên thằng cu nhớ rõ tiền kiếp mồn một. Được 5 tuổi, thằng cu khẩn khoản xin ba má dắt đi thăm thân bằng quyến thuộc cũ. Ba má nó thấy lạ nhưng vẫn chiều con. Cuộc gặp gỡ giữa bà con họ hàng và thằng cu diễn ra trong một không khí éo le và cảm động. Nó được gặp lại bà vợ cũ, con trai, con gái, cháu nội, cháu ngoại. Bằng giọng nói ngọng ngịu của đứa bé lên 5, cu kể vanh vách tiền kiếp của mình cùng thăm hỏi hàn huyền với vợ con, cháu chắt…
Sau lần này thằng cu không thể sống bình thường như bao nhiêu thằng bé khác, gánh nặng của tiền kiếp hằn sâu trên thân xác thơ dại của nó, những mối dây thân ái trong quá khứ khiến nó quên mất nhịp sống hiện tại. Cuối cùng ba má nó đành đưa nó vào chùa, không phải để tu mà là để di dưỡng tâm thần. Cậu con trai út của bác sĩ thú y này cũng tình nguyện vào chùa để chăm sóc người cha tiền kiếp mà tu tâm dưỡng tính luôn thể.
Người kể quả quyết rằng câu chuyện trên hoàn toàn có thật, những nhân vật trên hiện còn, thằng cu trong câu chuyện là một sư tăng tuổi trạc tứ tuần.
Các bậc đắc đạo gọi sư nhớ tiền kiếp là “túc mạng minh”. Trong kinh Đức Phật cũng từng khuyến cáo các hành giả tu tập, nếu chưa được lậu tận thông, tức là khả năng hóa giải hết thảy phiền não, mà lại có thần thông thì phải bỏ đi lập tức…
Có lẽ Ngài e rằng chúng ta sẽ lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười như thằng cu trên đây. Trong quãng đời hiện tại, nếu chỉ nhớ đến những chuyện vui buồn quá khứ, chúng ta sẽ sầu khổ vô hạn rồi, huống chi là nhớ lại những ân oán buồn vui từ tiền kiếp, Đức Phật và các bậc đắc đạo, nhớ rõ quá khứ với từng tình tiết chi ly mà tâm các Ngài hoàn toàn bình thản, trong khi chúng ta lại nhìn quá khứ với bao tiếc nuối, buồn thương, càng sống với dĩ vãng, tâm chúng ta càng xao xuyến, mắt mở mà vẫn chiêm bao.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét