Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Tác động khủng khiếp của biến đổi khí hậu trong tương lai

(ĐSPL) - Nạn đói, lũ lụt, hạn hán, chiến tranh và bệnh tật… vốn dẫn đến bi kịch của con người và những thảm họa này có thể còn tồi tệ hơn khi khí hậu thế giới ấm lên.
Tác động khủng khiếp của biến đổi khí hậu trong tương lai - Ảnh 1
Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC từng đoạt giải Nobel hòa bình sẽ phát hành một báo cáo vào tháng 3/2014 về tình trạng khí hậu ấm lên toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến lối sống của con người và những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
Một bản sao bị rò rỉ của dự thảo tóm tắt báo cáo xuất hiện hôm 1/11 trên một trang web và các chính phủ trên thế giới sẽ dành vài tháng tới để thảo luận về báo cáo này.
Nhà khí hậu học Chris Field của Viện Carnegie, chủ biên của báo cáo IPCC, cho biết: "Chúng ta đã nhìn thấy rất nhiều tác động của biến đổi khí hậu và dẫn đến nhiều hậu quả. Và chúng ta sẽ thấy nhiều tác động hơn trong tương lai”.
Các trung tâm đô thị, nơi hầu hết dân số thế giới hiện đang sinh sống, và những người nghèo trên thế giới là dễ bị tổn thương nhất.
Báo cáo của IPCC viết: “Trong suốt thế kỷ 21, tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế và quá trình xóa đói giảm nghèo, tiếp tục làm xói mòn An ninh lương thực và tạo ra nhiều  bẫy nghèo mới, đặc biệt ở khu vực đô thị và những điểm nóng về nạn đói đang nổi lên. Biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo ở các nước thu nhập thấp, trung bình thấp và tạo ra các khu vực nghèo mới ở các nước có thu nhập cao do tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng”. Đối với những người sống đang trong nghèo đói, “những hiểm họa liên quan đến biến đổi khí hậu đang tạo ra một gánh nặng nữa”.
Trong báo cáo của IPCC, các nhà khoa học đã liệt kê một số nguy cơ chính sẽ xảy ra:
Người chết vì khí hậu bức và ngập lụt gia tăng liên quan tới nước biển, đặc biệt là ở các thành phố lớn duyên hải.
Nạn đói xảy ra do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo hướng bất lợi, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo.
Thói quen canh tác của nông dân sẽ phá vỡ vì tình trạng thiếu nước trầm trọng.
Cơ sở hạ tầng bị hư hại bởi thời tiết khắc nghiệt.
Những trận nóng nguy hiểm, gây chết người ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Một số hệ sinh thái trên đất liền và trên biển sẽ bị hủy hoại.
"Sự tương tác giữa con người và khí hậu đang diễn ra và biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều rủi ro cho nhân loại  và môi trường thiên nhiên”, bản báo cáo dày 29 trang viết.
Không có mối đe dọa nào trong báo cáo chỉ do sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu cũng chưa phải là nguyên nhân hàng đầu, nhưng các nhà khoa học cho rằng  một trái đất đang nóng lên gây ra lũ lụt và hạn hán kéo dài sẽ làm trầm trọng thêm một số hiệu ứng hiện có.
Liên quan đến bệnh tật, báo cáo IPCC cho biết đến khoảng năm 2050, “biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và chủ yếu là làm trầm trọng thêm vấn đề sức khỏe đã tồn tại” và sau đó, nó sẽ làm cho vấn đề này trở nên tồi tệ hơn.
Nếu lượng khí thải CO2 từ việc đốt than, dầu và khí đốt tiếp tục xu hướng hiện nay, “|sự kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm cao ở một số khu vực trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của con người, trong đó có nuôi trồng  thực phẩm và làm việc ngoài trời”.
Các nhà khoa học ước tính kinh tế thế giới có thể vẫn tiếp tục phát triển, nhưng một khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm khoảng 1,5 độ C so với mức hiện nay, nó có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế từ 0,2 đến 2% tổng thu nhập của toàn thế giới.
Một trong những phần gây nhiều tranh cãi của báo cáo IPCC liên quan đến biến đổi khí hậu và chiến tranh. Báo cáo viết: “Biến đổi khí hậu gián tiếp làm tăng thêm rủi ro của xung đột bạo lực, dưới các hình thức: chiến tranh, xung đột bạo lực giữa các nhóm người và các cuộc biểu tình bạo lực… bằng cách làm trầm trọng thêm các nguyên nhân gây ra những cuộc xung đột như nghèo đói và các cú sốc kinh tế”.
Bản tóm tắt báo cáo IPCC điểm qua tác động của biến đổi khí hậu đối với từng châu lục, những rủi ro và cách thức mà các quốc gia có thể thích ứng.
Đối với Bắc Mỹ, những rủi ro lớn nhất trong thời gian dài là từ nạn cháy rừng, nắng nóng và lũ lụt. Nắng nóng, lũ lụt và hạn hán là rủi ro lớn nhất đối với Châu Âu, Nam Mỹ và Châu Á. Nam Mỹ và Châu Á còn phải đối phó với tình trạng thiếu thực phẩm liên quan đến hạn hán. Châu Phi còn đối mặt với nhiều rủi ro hơn, đặc biệt nạn đói và bệnh tật. Australia và New Zealand có nguy cơ mất đi hệ sinh thái san hô và các đảo quốc nhỏ trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có nguy cơ bị tràn ngập do mực nước biển dâng cao.
Tuy nhiên, nhà khí hậu học Chris Field chỉ ra rằng các nước trên thế giới có thể giảm bớt một số tác hại thông qua việc giảm lượng khí thải nhiên liệu hóa thạch và tạo ra các hệ thống đối phó với những thay đổi do biến đổi khí hậu gây ra. 
Minh Đức (theo AP)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: