Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

CÂU CHUYỆN VÔ THƯỜNG

Nguyễn Xuân Hưng
Bài 1: Dòng chảy Nho giáo

Nhập đề. 
Tôi có may mắn làm việc một thời gian dài với một nhà văn am hiểu Trung Quốc là nhà văn Hà Phạm Phú, gần đây lại tiếp xúc với Nhà văn Trần Đình Hiến, người cảđời sống và chiêm nghiệm với nền văn hóa Hán, người dịch Mạc Ngôn trứ danh, nên dần dần hiểu đôi điều về Trung Quốc. Điều đó thoạt tiên có vẻ vu vơ, tình cờ, nhưng sau rồi càng ngẫm càng thấy may mắn, bởi vì trong cuộc sống một con người Việt Nam, nói không ngoa, động đâu cũng thấy hình bóng Trung Hoa. Lịch sử, văn hóa, thương mại, bang giao, xã hội… chỗ nào cũng thấy cái bóng to vật vã mang tên Trung Quốc. Bạn là nhà doanh nghiệp hay nhà buôn ư? Đố bạn không tính đến yếu tố hàng hóa mang giá trịđồng Tệ. Bạn là nhà hoạt động văn hóa xã hội ư? Nếu bạn không hiểu về một dòng chảy lịch sử mang tên Trung Quốc, thì chắc gì đã biết về chính dân tộc Việt. 
Có một tâm niệm như vậy, nên gần đây tôi viết một loạt bài nhân dịp nói chuyện với hai nhà văn Hà Phạm Phú và Trần Đình Hiến. Sau đó, có nhiều ý kiến phản bác và ủng hộ, đó cũng là lẽ thường tình. Mục tiêu của tôi không phải là cố gắng vận động một chủ thuyết, mà là trình bày quá trình tự học của một nhà văn. Đó là phương tiện cho một cứu cánh là các tiểu thuyết lịch sử. 
Tôi có kể lại một số chuyện qua các câu chuyện kể của các ông bạn già, như là một người tổng thuật. Rồi cũng có những ý kiến của tôi, tát nước theo mưa. Tôi nghĩđó là chuyện thường của các nhà văn. Viết gì ư? Nếu không biết, không hiểu, thì viết gì? Biết và hiểu thì hoặc là đi, hoặc là học. Học thày không tày học bạn. Giống như cuộc đời luôn luôn vận động, lịch sử chỉ có một, nhưng kiến giải về lịch sử thì có vô vàn. Ngày hôm qua con người ta nghĩ thế này, hôm nay cũng nghĩ thế có thể không còn đúng, mà phải thế khác. Trong Phật luận, có cái nhìn “vô thường” đối với cuộc đời. Câu chuyện của tôi cũng chỉ là một câu chuyện vô thường.
1. Nho giáo chính là Hán giáo.
Hiện nay, một vấn đề xã hội nan giải là chuyện dạy và học lịch sử. Cái gì làm cho người ta chán ngấy môn sử và nguy cơ của nó như thế nào, sau này tôi sẽ trở lại chuyện này. Nhưng có lẽ thế hệ chúng tôi đã được/bị giáo dục về sử học có phần thiên lệch. Nhà văn Trần Đình Hiến cho rằng, lịch sử dân tộc ta không phải chỉ có (hoặc phần lớn) là lịch sử chiến tranh giữ nước. Theo ông Hiến, đó là lịch sử văn hóa và bài học tự tôn dân tộc.
Tại sao một ông nói tiếng Hán, đọc văn Hán lại nói như thế? Ông Trần Đình Hiến năm nay ngoài tám mươi tuổi, mấy chục năm sống và làm việc ở Trung Quốc, mới có thể thốt lên như thế. Vậy thì phần lớn trong chúng tôi không có kinh nghiệm sống như ông ấy, liệu có thể hiểu nổi vấn đềđó không? Tôi muốn ông Hiến tóm lược một hai câu, thì ông Hiến nói chắc nịch: “Nho giáo chính là Hán giáo. Thời kỳ nào văn hóa Việt đủ sức “đối tác” với nó thì còn là Việt”
Nho giáo chính là Hán giáo. Câu nói đó hình như có thể làm cho tôi chợt tỉnh. Nếu Nhà văn Trần Đình Hiến đi tu Thiền, chắc hẳn ông sẽ theo Thiền phái Vô Ngôn Thông, chú trọng thoại đầu và hướng đến đốn ngộ (Tôi sẽ trở lại vấn đề Thiền ở phần sau). Câu nói đó đánh một chùy vào trực giác nhận thức, có thể soi sáng nhiều vấn đề kinh nghiệm.
Không ởđâu trên thế giới, mà một bộ quan niệm bao gồm những câu nói rời rạc của một ông thày, lại được nâng lên mức như một tôn giáo, như cái gọi là Nho giáo. Tại quê hương của nó, người thày Khổng tử lận đận để thi hành cái đạo đó, sinh thời thất bại. Nhưng kể từ Hán Vũđế, Nho gia bắt đầu được đề cao, hệ tư tưởng Nho trở thành trụ cột văn hóa, tinh thần cho chế độ cai trị, từđó, tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử Trung Quốc. Lịch sử hai nghìn năm Trung Quốc, có thể nói là lịch sử diễn biến Nho giáo. Cho đến nay, người Trung Quốc chính là người Hán, chữ Trung Quốc là chữ Hán, tiếng Trung Quốc cũng là tiếng Hán. Nho giáo đồng hóa xã hội Trung Quốc, rèn giũa nên một loại con người mới. Từ tu thân, tề gia đến trị quốc và chót vót là bình thiên hạ. Thiên hạ thì chỉ có một chủ, đó là thiên tử. Nên thực chất người thấm Nho đều phấn đấu trở thành quân tử, dưới một người trên vạn vạn người. Song, từng nấc thang đó, nếu anh không bình thiên hạđược thì cũng tề gia và tu thân, đều được gọi là Hảo Hán. Con người tiêu biểu của xã hội Nho giáo luôn luôn là người Hán tốt. Đó chính là tiên đề (không cần chứng minh) của bộ lý luận Nho giáo. Và, nói Nho giáo là Hán giáo chính là vì thế.
Nho giáo có sức sống mãnh liệt, nhào nặn nên văn hóa Trung Quốc, cũng là vì nó là bộ giáo lý dạy người hợp với quy luật tự nhiên. Sự phân loại con người trong xã hội rõ ràng xếp theo hình chóp. Đỉnh chóp là thiên tử (bình thiên hạ) và xuống thấp dần đến đáy bao gồm mọi kẻ tu thân. Khi anh chấp nhận phấn đấu là quân tử, thì công nhận sự cai trị của một ông vua. Cho nên, ông Hà Phạm Phú nói, bạn bè trí thức Trung Quốc mà ông tiếp xúc, đều công nhận lịch sử Trung Quốc không có tầng lớp trí thức như chúng ta hiểu ngày nay. Không có phản biện xã hội, không có trào lưu tư tưởng mới có tính đột phá. Mọi diễn biến đều vùng vẫy trong bể Nho giáo cổ truyền.
Nhưng nguyên nhân chính yếu làm cho Nho giáo có sức sống, đó chính là vì nó phản ánh sinh động tâm tư nguyện vọng của người Trung Quốc. Khổng tử, người nước Lỗ, vốn không phải Hán (mà là Bách Việt) hẳn phải hiểu đến chân tơ kẽ tóc con người sinh sống ở bình nguyên giữa hai con sông lớn trên lục địa Trung Quốc. Cho nên, thắng lợi của Nho giáo lại là sự toàn thắng của văn hóa Hán. Nói Nho giáo là Hán giáo cũng không ngoa.
Trong xã hội Trung Quốc, ngay từ khi Nho giáo chưa có địa vị gì, từ thời Xuân thu chiến quốc, đã hình thành một tầng lớp trí thức gọi là quân sư. Nhà văn Trần Đình Hiến cho rằng, trí thức quân sư là một loại tầng lớp đặc biệt chỉ có ở Trung Quốc. Toàn bộ hoạt động sáng tạo của người có học trong một xã hội phong kiến tôn ty trật tự chỉ là tiến thân nhờ uốn ba tấc lưỡi để cho giới cầm quyền thi hành “cái đạo” của mình, như Tô Tần, Trương Nghi. Nho giáo ra đời, tổng hợp các quan niệm về nhân sinh quan, vũ trụ quan của người có học, coi như trao cho những quân sư một loại vũ khí lợi hại để tiến thân. Tiến lên thì làm quan, lui về thì dạy học, làm thuốc. Hình ảnh quân sư lý tưởng nhất là Khổng Minh. (Nói kỹở phần Tam Quốc)
Từđó, mà xã hội Trung Quốc từ bao đời, cũng có một loại người bí hiểm, là ẩn sĩ. Phải chăng ẩn sĩ nếu không là Nho sĩ mài giũa kiến thức, thu mình chờ thời, kiểu như Tư Mã Ý, thì cũng là một kiểu như Từ Thứ, biết mà không làm gì cả, bất đắc chí văng ra khỏi nền chính trịđương thời. Ẩn sĩ chính là trí thức của nhân dân, tham mưu cho cộng đồng dân cư, là tác giả vô danh trong các phát kiến, sáng tác. Mạc Ngôn trở nên đáng đọc ở Trung Quốc, theo ông Trần Đình Hiến, chính là do Mạc Ngôn quan niệm, lịch sử phản ánh trong các tác phẩm của ông phải là lịch sử do nhân dân kể lại, được ký ức nhân dân lưu giữ, chứ không phải lịch sử thành văn do các sử gia vẽ nên ở triều đình. Nhân dân sao có thể làm sử, “dân dĩ thực vi tiên”. Thực chất ký ức lịch sử mà sau này Mạc Ngôn nghe lại được “từ nhân dân” phải chăng chính là từ các ẩn sĩ có nguồn gốc Nho gia. Đó là một loại “hủ nho” bật ra khỏi cái bẫy của việc gắn bó với triều đình.
Ấn Độ có Ấn Độ giáo, phát sinh từ nền văn minh sông Hằng, nhưng Nho giáo thì không bao giờ tự nhận mình là Hán giáo. Có lẽ nó liên quan đến điều mà ông Trần Đình Hiến gọi là “cái đạo của sự dối trá”. Bộ giáo lý Nho giáo đặc biệt đắc lực trong việc hình thành nên gia phong, một luật lệ gia đình. Gia đình Nho giáo cũng có một ông quân gia, vua trong nhà. Xét cho cùng, đó là cái đạo của sự áp chế, tìm kiếm khoái lạc, mà lại dùng các mỹ từđể trốn tránh sự khoái lạc, gọi sự chinh phạt bằng cái tên khác. Người Hán ưa dùng ngoa ngôn. Ngay trong các ngoa ngôn đời sống cũng ẩn chứa sự dối trá, mà lại phải dối trá. Một Hảo hán trong đời không thuộc quy luật xảo ngôn thì anh không sống nổi. Mở mồm là nhún mình đến mức coi mình như con vật, là “bỉ nhân”, là “hèn sĩ”, nó chỉ thực chất khi gươm đao khua lên, hét to giữa trận tiền. Cho nên Kim Dung trở nên vĩđại, vì ông ta hiểu sâu xa con người Trung Quốc, xã hội chưởng Kim Dung chính là xã hội Trung Hoa bị ngọn đèn nhà văn soi vào. Ngày nay, ai dám bảo Trung Hoa được gán nhiều mỹ từ hiện đại là không còn Nho giáo. Đó là Nho giáo khoác áo mới mà thôi. Nào là đồng chí tốt, nào là anh em, nhún mình đến mức vì lý tưởng, nhưng khi cần thì nói năng không khác côn đồ. Tầng lớp quan lại Trung Quốc đã từng đánh ViệtNam, là tột cùng của loại Hảo hán, đó chính là loại quân tử Tàu chính hiệu.
Khi hỏi Khổng tử ông làm gì đầu tiên khi được ngồi vào ngai vàng, ông trả lời “Phải chính danh”. Có thể chính Khổng tử cũng không lường được sự biến dạng khách quan của khái niệm “danh”. Mặt tốt của yếu tố “dối trá” trong Nho giáo là nó đồng hóa được mọi kẻ thù. Anh nào đô hộ người Hán cũng bị hấp dẫn bởi Nho giáo, khi anh lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ thể, thì vô hình trung anh biến thành Hán cả. Ông Hà Phạm Phú nói, các đời vua Trung Quốc từ Tần đến Thanh, chỉ có một hai đời đúng là xuất phát từ dân tộc Hán. Và, dĩ nhiên ngày nay con cháu họ phần nhiều trở thành người Hán. Nếu không thì cũng chỉ còn cái tên dân tộc, từ trong tâm hồn đã là Hán rồi.
Song, mặt trái của yếu tố “dối trá” trong Nho giáo là khi anh truyền bá thì dễ bị nhận ra chân tướng. Thử hỏi, Nhật Bản hay Hàn Quốc, và đến Việt Nam, mấy nước bị Nho giáo truyền thụ một hai nghìn năm cả, nhưng văn hóa bản địa luôn luôn âm ỉ một cuộc phản kháng. Tôi nói với ông Trần Đình Hiến, tại sao chúng ta cứ giảng giải lịch sử phản kháng, giữ gìn bản sắc dân tộc, mà không thấy rằng, đó chính là lịch sử phản kháng văn hóa. Điều này trùng với nhận định của ông Hiến về Nho giáo. Nhật Bản và Hàn Quốc, khi có yếu tố phản kháng, là người ta rũ bỏ Nho giáo, hoặc bổ sung vào hệ tư tưởng Nho cái nội dung bản địa, khác hẳn. Đó là thắng lợi của sự chọn lọc và phản kháng Nho. Còn Nho giáo ViệtNam thì sao?
2. Bi kịch Mạc
Tôi thấy nhiều sách nói Sĩ Nhiếp là thái thú đầu tiên truyền bá Nho học. Có lẽ không hẳn là thế. Trước Sĩ Nhiếp đã có mấy trăm năm nhà Hán đã thiết lập chếđộ cai trị sau khi đánh thắng Nam Việt của Triệu Đà.
Các cụ trí thức Việt Nam trước kia đều coi nhà Triệu của Triệu Đà là tiếp quốc thống Âu Lạc, có lẽ có một cái lý chí tử mà chúng ta sau này không hiểu. Đó là nhìn nhận triều đại dưới lăng kính văn hóa dân tộc. Nhà văn Trần Đình Hiến thì không đồng ý coi nhà Triệu là quốc thống Việt, bởi vì Triệu Đà là người Hán Chân Định, nhà Triệu có tội để mất nước vào tay Hán. Nhưng nhà văn Hà Phạm Phú thì đặt vấn đề: Triệu Đà cai trị Nam Việt, là phần đất của người Bách Việt, song Triệu Đà đối lập và phản kháng nhà Hán, vờ phụ thuộc mà thiết lập quan chế riêng. Đến Hai Bà Trưng khởi nghĩa trên lãnh thổ Nam Việt (gồm Bắc Việt Nam và Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay), thì thấy mọi thiết chế xã hội thời Hùng vương còn rất đậm nét, xã hội bộ lạc mẫu hệ vẫn còn, chứng tỏở Nam Việt, chưa có dấu hiệu Hán hóa rõ ràng. Nguyễn Trãi khi viết Cáo Bình Ngô nhân danh Lê Lợi, cũng kể từ Triệu, đến Đinh, Lê, Lý, Trần. Ai cũng công nhận Cáo Bình Ngô là niềm tự hào dân tộc, mà chưa có đủ lý lẽ ai phản đối ông Nguyễn Trãi sai lầm.
Mã Viện là viên quan Hán đã tiêu diệt Hai Bà, xóa bỏ hoàn toàn văn hóa Việt, hẳn là sự Hán hóa bắt đầu mạnh mẽ. Nho giáo tất nhiên phải được truyền vào. Và đến Sĩ Nhiếp làm Thái thú, chắc là Nho giáo thắng thế và có ảnh hưởng đáng kể vào tầng lớp trí thức. Trong khi Trung Quốc loạn Tam Quốc, thì Sĩ Nhiếp giữ cho Giao châu thanh bình, thịnh trị, uy tín Nho giáo càng lên cao. Thế mà gần một nghìn năm sau cho đến Ngô vương dựng nước, Đinh –Lê quật khởi, Nho giáo dù đã được nhà cầm quyền áp chế, nhưng vẫn không có địa vịđộc tôn, là bởi vì có sự xuất hiện của Phật giáo. Ngày nay, Phật giáo tuyên bốđầy hào sảng: “Phật giáo đồng hành với dân tộc”, là một tuyên ngôn có sơ cở thực tế.
Nghiên cứu lịch sử thời Lý, tôi cho rằng, đó là thời hoàng kim tam giáo đồng nguyên. Đó là thời kỳđa nguyên tư tưởng đầu tiên của dân tộc. Nho giáo bị chính Đạo giáo cũng có nguồn gốc Trung Quốc, cùng với Phật giáo, giành giật dân chúng. Lý Thái tổ xây dựng chếđộ phong kiến tập quyền, nhưng chiếm được địa vị nhờ phương pháp tuyên truyền sấm ngữ của Thiền gia. Lý Thánh tông xây dựng Quốc tử giám, đặt niên hiệu Đại Việt, song lại xây chùa, tự mình làm tổ Thiền phái Thảo Đường. Đó là nền dân chủ tư tưởng đáng ngạc nhiên. Về Phật giáo thời Trần, sau đây có một phần bàn riêng, ởđây chỉ xin nói về “dòng đời” của Nho Việt.
Tôi đã phát biểu ở một bài bút ký về nhà Mạc đăng trên báo Văn Nghệ. Cuối Trần, tầng lớp Nho giáo thời Trần đã rất mạnh, nhưng Nho giáo chưa thể trở thành nền tảng tư tưởng của nhà nước phong kiến. Chỉ sau khi đánh thắng quân Minh, Lê Lợi xây dựng nhà nước phong kiến dập khuôn toàn bộ mô hình Trung Quốc. Nho giáo thời Lê được ươm mầm hơn một nghìn năm, đến đó phát triển tươi tốt, cực thịnh. Đến đây, có thể thấy một mẫu số chung, kẻ chiến thắng Hán đã trở thành giống như Hán. Từ trước đến nay, chúng ta tự hào đánh thắng quân Minh, gìn giữ chủ quyền, đúng thôi. Và sự thật lịch sử là thế. Nhưng từ nhà Lê, Nho giáo bắt đầu chiếm địa vị hệ tư tưởng độc tôn, cũng là một sự thật rành rành không thể nói khác. Chữ là chữ Thánh hiền. Thánh hiền là ai? Là một ông họ Khổng nào đó. Toàn bộ trí thức chăm chăm học để thành người quân tử, nói trắng phớ ra là làm một người Hán tốt. Dĩ nhiên căn cốt dân tộc vẫn không thể mai một được, đó là vì còn nhiều yếu tố khác “kháng Nho”, mà cái kháng Nho ghê gớm nhất là Phật giáo, giáo lý Trúc Lâm còn dai dẳng, âm ỉ trong dân chúng.
Nho giáo trở thành nền tảng cơ sở xây dựng xã hội Lê, đạt đỉnh cao thời Hồng Đức. Đến đây, toàn bộ tinh hoa hay nhất của Nho đã được người Việt dùng gần như hết. Sau Lê Thánh tông, xã hội Đại Việt suy vi, đó là sự phát tác của mặt trái Nho giáo, thứ triết thuyết ngoại lai. Nho giáo có thể hợp với người Trung Quốc, nhưng không hợp với người Việt. Dĩ nhiên, trong lịch sử học thuật, tôi biết nhiều bậc mũ cao áo dài ra sức tìm tòi, chứng minh sự khác biệt của Nho Việt, so với Nho Tàu, nhưng dù sao thì đó vẫn là thứ Hán giáo không thể khác. Đó là con đường bành trướng và đồng hóa của văn hóa Hán.
Khi học thuyết ngoại lai khủng hoảng, người ta quay trở về nguồn mạch dân tộc, trở về với cái tồn tại của bản xứ, đó là quy luật tất yếu. Những bài viết về nhà Mạc của Nhà sử học Trần Quốc Vượng soi sáng điều này. Ông Vượng cho rằng, nhà Mạc từ bỏđộc tôn Nho, phát triển tầng lớp thương gia, cho đình chùa quay lại có vai trò quan trọng trong đời sống làng quê. Ông Vượng sinh ra và lớn lên ở vùng Đông Bắc, gần với quê hương của tôi, và là quê hương nhà Mạc, nên tôi cảm thấy rất dễđồng cảm. Bây giờ, người ta có ngôn từ “làng mạc”, có lẽ là vì làng thời Mạc đã phát huy hết bản tính cộng đồng cư dân Việt. Nhà Mạc mất đi, nhưng cái làng Việt với cây đa, bến nước, sân đình thì vẫn còn và có thể nói, có sử liệu rõ ràng là từ thời Mạc. Tôi viết bài “Đoản khúc Dương Kinh bi tráng” nói vềđô thị Dương Kinh, là tiếp nối cảm hứng đối với nhà Mạc mà ông Trần Quốc Vượng đã khơi gợi. Nhà Mạc với Mạc Đăng Dung có thể là triều đại đổi mới dũng cảm trong lịch sử dân tộc. Đó là một thể nghiệm hướng ngoại, hướng sang cái thiên hạ khác với Hán và trở về phong tục dân tộc. Cùng thời với các làn sóng hướng ngoại của Nhật Bản, tư tưởng võ sĩđạo làm nên những biến đổi trong xã hội Nhật. Tuy nhiên, người Việt chịu một bi kịch, đó chính là nỗi bi kịch gắn liền với sự thất bại của Nhà Mạc.
Tất nhiên, sựđổ nát một chếđộ mới có hơn 60 năm xây dựng có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân thất bại của Nhà Mạc là không dứt khoát lựa chọn văn hóa, chưa có nền tảng tư tưởng mới, mà trực tiếp là sự thất bại của nền giáo dục. Các vua Mạc sau Mạc Đăng Dung ứng xử với Nho học có hai mặt, tước bỏđịa vịđộc tôn, nhưng lại giữ lại cách tuyển bổ quan lại kiểu Nho giáo. Một cách hình ảnh, nhà Mạc ứng xử với Nho giáo như là nuôi một con hổ, nhưng lại coi nó là mèo. Chính con hổấy sổng chuồng quay lại tiêu diệt cái cũi định nhốt nó. Cứ xem xét toàn bộ cái triều đình Lê Trung hưng lưu vong chống Mạc ban đầu, thì thấy cốt lõi là Nho sĩ. Thời Mạc, việc thi cử, tuyển bổ quan lại rất đều đặn, tuy nhiên các vua sau nhà Mạc phần lớn đều hèn yếu, văn hóa thấp, nhũng lạm hiếu sắc, cho đến Mạc Mậu Hợp là đỉnh cao của hủ bại, văn thần võ tướng đều bất hợp tác. Chưa có thời nào mà triều quan lại xin về hưu trí nhiều đến thế.
Có lẽ sau này, nhà Mạc không có lấy một sử gia riêng, không có một bộ sử riêng, cũng là lẽ đó chăng. Mọi sử liệu về nhà Mạc đều được viết lên từ các Nho gia, phục vụ các triều đại chống lại và đánh thắng nhà Mạc. Dù cho Lê- Trịnh, hay Nguyễn đều coi Mạc là ngụy. Những sử liệu về “trói tay xin hàng” Trung Quốc của vua Mạc đều có nói đến, hư hư thực thực. Trớ trêu thay, một triều đại muốn từ bỏđộc tôn Hán giáo, lại bị thất bại, và bị mang tiếng là “đầu Hán”. Còn các thế lực tiếp tục nuôi dưỡng Hán giáo, đưa dân tộc trở lại quỹđạo Hán giáo thì lại vô can.
Sau này, đến thời đại ngày nay, tôi vẫn thấy sử sách tiếp tục ứng xử với nhà Mạc như “ngụy”, tuy không nói ra từ ngụy. Đó là một bất công lớn đối với nhà Mạc. Ởđây, lại có một mẫu số chung là nhận định triều đại phải xuất phát từ cái gốc văn hóa. Ngay cách dùng từ của các sử gia là Nho sĩ Việt Nam thời xưa, cũng có sự tinh tếđáng lưu ý. Hồ thì gọi là Nhuận Hồ. Còn Mạc thì dứt khoát phải là “ngụy Mạc”. Có người giải thích, đó là do nhà Hồ ngắn, chỉ là “thừa” (nhuận), còn nhà Mạc dài lâu hơn, thì bị gọi là “giả” (ngụy). Không phải. Nhà Hồ chưa có sự lựa chọn dứt khoát về hệ tư tưởng. Họ chỉ mới dè dặt cải tổ xã hội đổ nát cuối Trần, thì nhân dân đã không tin tưởng để nghe theo, cuối cùng nhận lấy thất bại ở chiến trường. Xét cho cùng, Hồ cũng chỉ là Trần kéo dài mà thôi. Còn Mạc thì là một triều đại có ứng xử khác hẳn với nền tảng Nho giáo. Cái đáng gọi là ngụy của Mạc, theo các Nho gia, chính là ứng xửđáng giận với Nho giáo. Mạc Đăng Dung rõ ràng có gia phả xuất phát từ khu vực Bách Việt, Nam Trung Quốc, nhưng ông có tư tưởng xây dựng một nhà nước không có Nho giáo độc tôn, mà còn có Phật và Đạo. Cũng như Trần Cảnh, có gia phả là đời thứ năm chuyển xuống từ Nam Trung Quốc (cũng là vùng văn hóa Bách Việt), lại quật khởi chống Nguyên và xây dưng một chếđộ thể hiện tinh thần dân tộc hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử. Đó cũng là một hiện tượng lịch sửđáng suy ngẫm. Ông Trần Đình Hiến nghiên cứu sâu văn hóa Trung Quốc, cho rằng, ngay tại Trung Quốc, tuy văn hóa Hán có thế thắng áp đảo, nhưng không phải văn hóa Việt cổ bị mai một, mà nó chỉ tồn tại dưới dạng khác mà thôi. Ở Bắc Kinh, người ta gọi tiếng Quảng Châu là “Việt ngữ”, gọi thứ kịch cổ truyền đến từ vùng nước Kinh là “kinh kịch”, đó là văn hóa Bách Việt cổ sơ tồn tại dưới màu áo khác. Còn không hiểu Kinh Thư có phải là “thơ của người Kinh” không thì tôi chưa hỏi ông Trần Đình Hiến.
Cùng với nhận định như vậy, khi xem xét nỗi bi phẫn thời Nguyễn, cũng lại là sự thất bại về văn hóa. Tại sao người Việt Nam nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp đến như vậy? Đó là một dịp phản kháng văn hóa Hán, điều vốn dĩ tiềm ẩn trong lịch sử dân tộc. Song, nhà Nguyễn cũng có một sức ép lựa chọn, để tránh thứ tôn giáo đến theo đội quân xâm lược, thì lại ra sức quay trở lại với thứ văn hóa cổ truyền hơn, là Nho giáo. Nhưng chuyện này lại là một đề tài khác.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: