Hôm sau hắn chửi mình: “Mày tưởng mày là người Kinh mà khôn à! Mày chê tao người dân tộc à! Tao nói cho mà biết nhá: Bác Hồ bảo Dân tộc anh hùng… chứ có bảo người Kinh chúng mày anh hùng đâu à!”
Mình xanh mặt, xin lỗi hắn rối rít. Nghe xong, hắn hì hì cười đắc ý lắm, còn móc thuốc rê cho hút.
Cả Tiết và Thắng đều rất thích văn nghệ. Mình được các hắn quý vì mình hát cũng tàm tạm và rất hay hát.
Những ngày giời mưa ở hậu cứ, hai tay Tiết và Thắng đứng ở hai đầu lán trung đội è è thổi kèn lá “giao duyên”. Buồn đến nẫu ruột mà không ai dám nói gì vì sợ các hắn giận.
Đánh nhau thì thôi, ở hậu cứ thì một tuần có một tối sinh hoạt văn nghệ Đại đội. Lính mấy chục người, quanh đi quẩn lại cũng mấy bài, hát đi hát lại. Chính trị viên Mạo, dân Bắc Ninh thì lần nào cũng chỉ có bài quan họ theo điệu “Gió đưa cây cải”. Sau thành quen, cánh mình cứ thấy Chính trị viên tham gia sinh hoạt thì đề nghị thủ trưởng hát bài “Gió đưa cây cải vào soong”.
Còn tay Sửu người Nghệ An thì lần nào cũng khoe giọng bằng tiếng Tàu qua bài “Ra khơi nhờ tay lái vững”.
“Tá hải giang xing kháo tua sâu
Oản ù sâng tì quó thi thai dang
Uy li chứ xeng ủ mèo choàng
Càn cưa ming tâu chư mao trửa tung ti sư xẻng
Uy pu lì a lua ti quo thi hải giang
Cưa ming xỉn trung li pú khải cung sán tảng
Mao trửa tung ti sư xeng sừ púa lúa thi thai dang”.
Hắn hát nhiều đến nỗi… trong đại đội thằng nào còn sống đến hôm nay chắc cũng còn thuộc.
Lần nào mình cũng phải hát. Ít nhất là hai bài. Anh em thích lắm. Nhiều lúc mình cũng thấy râm ran, mũi phồng như cà chua…
Trong một lần, trái với thường lệ, anh em giới thiệu mình hát trước. Mình đứng lên cố tìm trong đầu xem còn bài nào mới thì hát chứ hát lại thì chán lắm. Nhớ mãi mới ra, mình hát điệu chèo “Quân tử vu dịch”, trước khi hát còn giới thiệu đây là đoạn Dương Lễ tiễn Châu Long trong vở chèo Lưu Bình Dương Lễ:
“Thiếp đâu dám quên tình đôi lứa
Tưởng những lúc mặn nồng hương lửa
Nhớ những lúc môi kề má tựa
Ngao ngán thay cảnh vợ xa chồng
Gió lạnh đêm đông, lẻ loi cô phòng
Ngày xanh mòn mỏi, vào ngóng ra trông
Trăm năm chút nghĩ đèo bòng
Xa nhau ai có thấu lòng cho ai”
Cả Đại đội lặng nghe, nhìn Thắng thấy hắn rơm rớm mắt…
Tất cả vỗ tay rầm rầm khi mình hát xong, rồi gào lên: “Hay lắm! Hay lắm… hát lại, hát lại đi…”
Mình đang định hát lại thì Chính trị viên xua tay: “Thôi! Bây giờ người khác hát…”
Sửu ta lại lên: “Tá hải giang xing kháo tua sâu, oản u sâng…”(giữa đại dương lướt sóng chắc tay chèo lái)
Chính trị viên vỗ tay, rồi còn bảo: “Vỗ tay! Vỗ tay đi các đồng chí, hát hay lắm…” Nhưng lính nghe đến thuộc rồi nên chỉ vỗ tay vài cái chiếu lệ.
Sinh hoạt văn nghệ xong thấy có lệnh triệu tập cán bộ Trung đội lên hội ý gấp. Mình đã mắc võng ngủ thì thấy Trung đội trưởng lay dậy. Đành mắt nhắm mắt mở ra theo anh ta ra ngoài.
Trung đội trưởng hỏi:
- Tối nay cậu hát cái bài ấy là có ý đồ gì?
Mình ngớ người:
- Bài hát chèo, văn công với đài Hà Nội vẫn hát. Ý đồ gì đâu!
Trung đội trưởng bảo:
- Cậu phải cẩn thận đấy nhá! Phải xác định lại lập trường tư tưởng!
Mình chả hiểu tại sao lại “phải xác định lại lập trường tư tưởng.” Nhưng không dám hỏi thêm.
Ngày hôm sau cứ canh cánh lo. Đợi trưa vắng người, khều thằng liên lạc đại đội ra hỏi. Thằng này bảo:
- Tối qua Chính trị viên triệu tập họp Ban Chỉ huy vì chuyện của mày đấy.
- Chuyện tao làm sao?
- Mày ngu… Chính trị viên bảo xem lại tư tưởng của mày, rất có thể đã dao động tư tưởng, để kẻ địch lợi dụng. Hát như thằng phản động “ngao ngán thay cảnh vợ xa chồng” làm mất ý chí chiến sĩ.
Mình vã mồ hôi hột.
Tay liên lạc còn bồi tiếp: “Ông ấy bảo cái bài hát “Quân tử mắc dịch” là bài hát phản động. Chiến sĩ phải hát như thằng Sửu mới hoành tráng, mới khí thế chói lọi! Ông ấy giao cho Trung đội theo dõi mày đấy. Cẩn thận nhá!”
Lại được nhắc “Phải cẩn thận”. Ối giời ơi!
Tuần sau, trước khi sinh hoạt văn nghệ, Ma Văn Thắng bảo mình:
- Tối nay mày lại hát cái bài… cái bài gì mà có “i hi hi” ‘**’ ấy nhá. Tao nghe hay lắm! Tao thích lắm!
Mình bảo:
- Không dám hát nữa đâu. Vì sợ cấp trên lại bảo dao động tư tưởng.
Thắng chửi luôn:
- Tư tưởng cái con củ cặc! Sợ đếch gì. Cứ hát nhá…
Mình lắc đầu: “Khiếp rồi”.
Thắng ta bĩu môi:
- Mày á… mày đếch phải dân tộc Kinh, mày là thằng dân tộc “Khiếp”.
Ôi vậy mình bị gán là thuộc dân tộc “Khiếp”
Tối mai (14/12) thấy bảo có chương trình văn nghệ “Láng giềng gần” Tàu Ta phối hợp trên ti vi.
Nếu vậy thế nào cũng có Tàu hát tiếng ta, ta hát tiếng Tàu.
Vậy là lại nhớ thằng Sửu hát tiếng Tàu bài “Ra khơi nhờ tay lái vững” của Tàu. Và rợn người nhớ câu hát:
“Ta hải giang xing kháo tua sâu…”
Rồi lại nhớ đến cái câu Ma Văn Thắng gán cho riêng mình: “Mày là thằng dân tộc “Khiếp”
Ấy cứ lan man lằng nhằng thế. Mà sao bên Tàu nó có cả dân tộc “Choang”…
MTN
………………….‘*’ Thủ trưởng đại đội
‘**’ hát chèo thường ngân “i hi hi” giữa các tiếng.
http://blog.zing.vn/jb/dt/tranmygiong/21161006?from=writeblog&sharefb=1#shared
Mình xanh mặt, xin lỗi hắn rối rít. Nghe xong, hắn hì hì cười đắc ý lắm, còn móc thuốc rê cho hút.
Cả Tiết và Thắng đều rất thích văn nghệ. Mình được các hắn quý vì mình hát cũng tàm tạm và rất hay hát.
Những ngày giời mưa ở hậu cứ, hai tay Tiết và Thắng đứng ở hai đầu lán trung đội è è thổi kèn lá “giao duyên”. Buồn đến nẫu ruột mà không ai dám nói gì vì sợ các hắn giận.
Đánh nhau thì thôi, ở hậu cứ thì một tuần có một tối sinh hoạt văn nghệ Đại đội. Lính mấy chục người, quanh đi quẩn lại cũng mấy bài, hát đi hát lại. Chính trị viên Mạo, dân Bắc Ninh thì lần nào cũng chỉ có bài quan họ theo điệu “Gió đưa cây cải”. Sau thành quen, cánh mình cứ thấy Chính trị viên tham gia sinh hoạt thì đề nghị thủ trưởng hát bài “Gió đưa cây cải vào soong”.
Còn tay Sửu người Nghệ An thì lần nào cũng khoe giọng bằng tiếng Tàu qua bài “Ra khơi nhờ tay lái vững”.
“Tá hải giang xing kháo tua sâu
Oản ù sâng tì quó thi thai dang
Uy li chứ xeng ủ mèo choàng
Càn cưa ming tâu chư mao trửa tung ti sư xẻng
Uy pu lì a lua ti quo thi hải giang
Cưa ming xỉn trung li pú khải cung sán tảng
Mao trửa tung ti sư xeng sừ púa lúa thi thai dang”.
Hắn hát nhiều đến nỗi… trong đại đội thằng nào còn sống đến hôm nay chắc cũng còn thuộc.
Lần nào mình cũng phải hát. Ít nhất là hai bài. Anh em thích lắm. Nhiều lúc mình cũng thấy râm ran, mũi phồng như cà chua…
Trong một lần, trái với thường lệ, anh em giới thiệu mình hát trước. Mình đứng lên cố tìm trong đầu xem còn bài nào mới thì hát chứ hát lại thì chán lắm. Nhớ mãi mới ra, mình hát điệu chèo “Quân tử vu dịch”, trước khi hát còn giới thiệu đây là đoạn Dương Lễ tiễn Châu Long trong vở chèo Lưu Bình Dương Lễ:
“Thiếp đâu dám quên tình đôi lứa
Tưởng những lúc mặn nồng hương lửa
Nhớ những lúc môi kề má tựa
Ngao ngán thay cảnh vợ xa chồng
Gió lạnh đêm đông, lẻ loi cô phòng
Ngày xanh mòn mỏi, vào ngóng ra trông
Trăm năm chút nghĩ đèo bòng
Xa nhau ai có thấu lòng cho ai”
Cả Đại đội lặng nghe, nhìn Thắng thấy hắn rơm rớm mắt…
Tất cả vỗ tay rầm rầm khi mình hát xong, rồi gào lên: “Hay lắm! Hay lắm… hát lại, hát lại đi…”
Mình đang định hát lại thì Chính trị viên xua tay: “Thôi! Bây giờ người khác hát…”
Sửu ta lại lên: “Tá hải giang xing kháo tua sâu, oản u sâng…”(giữa đại dương lướt sóng chắc tay chèo lái)
Chính trị viên vỗ tay, rồi còn bảo: “Vỗ tay! Vỗ tay đi các đồng chí, hát hay lắm…” Nhưng lính nghe đến thuộc rồi nên chỉ vỗ tay vài cái chiếu lệ.
Sinh hoạt văn nghệ xong thấy có lệnh triệu tập cán bộ Trung đội lên hội ý gấp. Mình đã mắc võng ngủ thì thấy Trung đội trưởng lay dậy. Đành mắt nhắm mắt mở ra theo anh ta ra ngoài.
Trung đội trưởng hỏi:
- Tối nay cậu hát cái bài ấy là có ý đồ gì?
Mình ngớ người:
- Bài hát chèo, văn công với đài Hà Nội vẫn hát. Ý đồ gì đâu!
Trung đội trưởng bảo:
- Cậu phải cẩn thận đấy nhá! Phải xác định lại lập trường tư tưởng!
Mình chả hiểu tại sao lại “phải xác định lại lập trường tư tưởng.” Nhưng không dám hỏi thêm.
Ngày hôm sau cứ canh cánh lo. Đợi trưa vắng người, khều thằng liên lạc đại đội ra hỏi. Thằng này bảo:
- Tối qua Chính trị viên triệu tập họp Ban Chỉ huy vì chuyện của mày đấy.
- Chuyện tao làm sao?
- Mày ngu… Chính trị viên bảo xem lại tư tưởng của mày, rất có thể đã dao động tư tưởng, để kẻ địch lợi dụng. Hát như thằng phản động “ngao ngán thay cảnh vợ xa chồng” làm mất ý chí chiến sĩ.
Mình vã mồ hôi hột.
Tay liên lạc còn bồi tiếp: “Ông ấy bảo cái bài hát “Quân tử mắc dịch” là bài hát phản động. Chiến sĩ phải hát như thằng Sửu mới hoành tráng, mới khí thế chói lọi! Ông ấy giao cho Trung đội theo dõi mày đấy. Cẩn thận nhá!”
Lại được nhắc “Phải cẩn thận”. Ối giời ơi!
Tuần sau, trước khi sinh hoạt văn nghệ, Ma Văn Thắng bảo mình:
- Tối nay mày lại hát cái bài… cái bài gì mà có “i hi hi” ‘**’ ấy nhá. Tao nghe hay lắm! Tao thích lắm!
Mình bảo:
- Không dám hát nữa đâu. Vì sợ cấp trên lại bảo dao động tư tưởng.
Thắng chửi luôn:
- Tư tưởng cái con củ cặc! Sợ đếch gì. Cứ hát nhá…
Mình lắc đầu: “Khiếp rồi”.
Thắng ta bĩu môi:
- Mày á… mày đếch phải dân tộc Kinh, mày là thằng dân tộc “Khiếp”.
Ôi vậy mình bị gán là thuộc dân tộc “Khiếp”
Tối mai (14/12) thấy bảo có chương trình văn nghệ “Láng giềng gần” Tàu Ta phối hợp trên ti vi.
Nếu vậy thế nào cũng có Tàu hát tiếng ta, ta hát tiếng Tàu.
Vậy là lại nhớ thằng Sửu hát tiếng Tàu bài “Ra khơi nhờ tay lái vững” của Tàu. Và rợn người nhớ câu hát:
“Ta hải giang xing kháo tua sâu…”
Rồi lại nhớ đến cái câu Ma Văn Thắng gán cho riêng mình: “Mày là thằng dân tộc “Khiếp”
Ấy cứ lan man lằng nhằng thế. Mà sao bên Tàu nó có cả dân tộc “Choang”…
MTN
………………….‘*’ Thủ trưởng đại đội
‘**’ hát chèo thường ngân “i hi hi” giữa các tiếng.
http://blog.zing.vn/jb/dt/tranmygiong/21161006?from=writeblog&sharefb=1#shared
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét