Thơ Thơ phỏng vấn Lưu Thuỷ Hương
Quan niệm viết của Lưu Thủy Hương? Viết cho điều gì? Người viết có trách nhiệm như thế nào với đời sống, xã hội, nhân sinh, nghệ thuật?
Thưa chị. Tôi viết để đặt ra vấn đề với xã hội, để tự nhận lấy trách nhiệm làm người. Tôi viết vì ý nghĩa cuộc nhân sinh. Nghệ thuật được xem là sản phẩm của kỹ năng sáng tạo, được sử dụng như một phương tiện phục vụ cho sự tự thể hiện và diễn giải.
Như vậy, trong những gì đã viết, tác phẩm nào của Lưu Thủy Hương đến từ “sự tự thể hiện và diễn giải” và những truyện nào là kết quả của sự đi tìm, không biết trước, không nắm chắc điều mình muốn diễn giải?
Về “sự tự thể hiện và diễn giải” trong nghệ thuật, tôi chia nó ra làm ba trạng thái. 1- Sự tự thể hiện và diễn giải của chính tác giả. 2- Sự tự thể hiện của tác giả và sự diễn giải của người thưởng thức. 3- Sự tự thể hiện và diễn giải của người thưởng thức. Ở trạng thái thứ 3 này, tác phẩm đối với tác giả đã trở thành một cái Khác, nó nằm ngoài mọi sự tiên đoán và sắp đặt của tác giả. Nó đánh mất đi cội nguồn cũng như bản ngã của kẻ sanh ra nó mà biến sinh thành một hình hài mới, một ý nghĩa mới từ cảm nhận chủ quan của kẻ thưởng thức.
Trong những gì đã viết, tôi thường xuyên bị đánh mất chính mình. Cái tôi tìm thì không tìm thấy, cái tôi không tìm – từ ở đâu nhảy xổ ra – hăm hở kéo mình đi. Tiểu thuyết “Miền Hư Ảo” là một ví dụ. Nó vượt ra ngoài dự tính và bố cục ban đầu, tự động biến thành một cuộc phiêu lưu chẳng biết đâu là giới hạn. Trong cuộc phiêu lưu đó, tôi là một Kẻ Khác, xa lạ với bản thân và thân thuộc với nhân vật.
Trong những gì đã viết, tôi thường xuyên bị đánh mất chính mình. Cái tôi tìm thì không tìm thấy, cái tôi không tìm – từ ở đâu nhảy xổ ra – hăm hở kéo mình đi. Tiểu thuyết “Miền Hư Ảo” là một ví dụ. Nó vượt ra ngoài dự tính và bố cục ban đầu, tự động biến thành một cuộc phiêu lưu chẳng biết đâu là giới hạn. Trong cuộc phiêu lưu đó, tôi là một Kẻ Khác, xa lạ với bản thân và thân thuộc với nhân vật.
Có bao giờ Lưu Thủy Hương phân vân giữa lựa chọn viết cho bản thân và viết cho một lý tưởng?
Tôi chưa bao giờ phải phân vân. Sự lựa chọn rất rõ ràng: viết cho lý tưởng.
Bằng cách nào để thể hiện lý tưởng hay chính kiến đồng thời vẫn bảo đảm tính nghệ thuật và phổ quát của tác phẩm, điều mà Lưu Thủy Hương đã thực hiện thành công?
Chị cho phép tôi thử đổi vấn đề ngược lại. Nếu tính nghệ thuật và phổ quát của tác phẩm nhằm phục vụ cho lý tưởng và chính kiến thì có phải là chuyện xa lạ trong văn chương hay không? Nghệ thuật đưa cái tôi tự do đến với cái sản phẩm xã hội. Nghệ thuật làm con người nhìn rõ hơn bản chất của con người, ý thức hơn cái thân phận bi đát của con người trong xã hội. Tự ý thức này sẽ mang lại cho tác phẩm tính phổ quát. Tôi nghĩ, trong một tác phẩm, các giá trị nghệ thuật và tư tưởng vẫn luôn tìm cách bổ xung cho nhau. Sự xung đột (nếu có) thường chỉ trong giai đoạn tư duy, ngay khi tôi đặt bút viết ra con chữ đầu tiên, nó đã trở thành một dòng chảy êm thuận.
Tác giả phải trải qua những cảm xúc như thế nào khi viết “Giáo Hội Khăn Rằn,” “Tuổi Biến Thế,” và “Tiếng Kinh Mõ Như Dao Nhọn” để xây dựng và chuyển tải đến người đọc không khí truyện đầy ấn tượng, rùng rợn, ám ảnh như thế?
Cũng như người đọc, tôi phải trải qua những cảm xúc rùng rợn. Tuy nhiên, về kỹ thuật, “Giáo Hội Khăn Rằn” không thành công ở mức độ rùng rợn, nó mang quá nhiều tính hành động nên giảm đi nỗi ám ảnh mơ hồ sâu kín, không đủ tạo nên cảm giác đe doạ. Thời gian viết truyện “Làng Thổ Phỉ” mới là khoảng thời gian đáng sợ nhất trong cuộc đời viết văn của tôi. Một tháng trời sau đó, tôi vẫn không sao ăn thịt được, không dám ở nhà một mình khi trời tối. Khi viết, tôi phải sống trong chính khung cảnh đó, nghe được những tiếng động ám ảnh, ngửi đươc mùi vị gớm ghiếc của sự mục nát, thối rữa. Các nhà văn trên thế giới khi viết thriller, họ nghe được tiếng bước chân của kẻ sát nhân, ngửi được mùi máu tanh, sờ tay vào cái chết lạnh lẽo. Đối với người Việt, nói thẳng ra điều này, dường như khó nghe. Phan Nhiên Hạo, chủ biên litviet, là người duy nhất ủng hộ tôi chọn thể loại thriller, khi mà những nơi khác đón nhận nó với sự dè dặt, đôi lúc còn như là ác cảm. Tôi nghĩ, người đọc Việt nên nhìn nhận thể loại thriller một cách cởi mở hơn. Trong văn chương Việt Nam, nó là vùng không gian hoàn toàn còn để trống. Trên thực tế, nó thích hợp với miền đất trải qua nhiều biến động chết chóc và một hiện tại đầy oan khuất. Về kỹ thuật, nó đòi hỏi sự đầu tư, học hỏi và sức chịu đựng can trường của tác giả.
“Tuổi Biến Thế” là một trường hợp khác. Tôi viết nó không nhằm mục đích gây ấn tượng rùng rợn. Tôi viết nó bằng nỗi đau của chính cuộc đời mình và tôi rất yêu những nhân vật trong câu truyện. Bây giờ, đọc lại, từng câu từng chữ vẫn làm tôi xao xuyến rưng rưng nước mắt. Bây giờ, ngồi viết những dòng này cho chị, từ một miền đất xa xôi khác, quá khứ lại hiện về và khuấy động. Trong vùng ký ức ảm đạm ẩm mốc đó, trong căn phòng chật hẹp tuyệt vọng niềm tin đó, bạn bè tôi hiện ra như những bóng ma vật vờ, vô thức. Chúng tôi đã đánh mất tuổi trẻ, đánh mất sự hiện diện của thế hệ mình trong một giai đoạn lịch sử. Chúng tôi tự tan biến ở tuổi hai mươi.
“Tuổi Biến Thế” là một trường hợp khác. Tôi viết nó không nhằm mục đích gây ấn tượng rùng rợn. Tôi viết nó bằng nỗi đau của chính cuộc đời mình và tôi rất yêu những nhân vật trong câu truyện. Bây giờ, đọc lại, từng câu từng chữ vẫn làm tôi xao xuyến rưng rưng nước mắt. Bây giờ, ngồi viết những dòng này cho chị, từ một miền đất xa xôi khác, quá khứ lại hiện về và khuấy động. Trong vùng ký ức ảm đạm ẩm mốc đó, trong căn phòng chật hẹp tuyệt vọng niềm tin đó, bạn bè tôi hiện ra như những bóng ma vật vờ, vô thức. Chúng tôi đã đánh mất tuổi trẻ, đánh mất sự hiện diện của thế hệ mình trong một giai đoạn lịch sử. Chúng tôi tự tan biến ở tuổi hai mươi.
Để thay đổi cách nhìn của người đọc về thể loại thriller, như chỉ mang tính giải trí, hoặc viết theo công thức có sẵn, hoặc đáp ứng nhu cầu cấp thời, theo Lưu Thủy Hương phần kỹ thuật cần phải đầu tư ra sao? Lưu Thủy Hương có dự định viết một tiểu thuyết theo thể loại này không?
Trước tiên phải nói rõ, Việt Nam hiện không có và cũng sẽ khó có được dòng văn học thriller thực thụ. Thể loại này chỉ phát triển ở những nước có tự do ngôn luận và tự do… tưởng tượng. Trong tình trạng văn học phục vụ cho chế độ, người đọc chỉ có được những cuốn tiểu thuyết thriller trá hình dưới dạng truyện vụ án, truyện trinh thám, truyện hình sự do Bộ Công An đỡ đầu. Thriller khác truyện trinh thám hình sự ở chỗ nó đi ngược lại với phương thức tải đạo cổ điển với hình ảnh một người hùng mang vẻ đẹp công lý và một kết cuộc hoàn hảo mang tính lý giải. Thriller là mặt trái của xã hội, của đạo đức, của những giá trị chuẩn mực, là nơi cái thiện – cái ác lẫn lộn, là nơi người săn đuổi tội phạm trở thành kẻ bị tội phạm săn đuổi. Thriller lôi những cái chết oan khuất ra khỏi bóng tối, vạch trần tội ác núp bóng đạo đức chính nghĩa, chỉ trích sự yếu kém sa đoạ của luật pháp… không nhằm vào mục đích truy tìm hay trừng phạt kẻ tội phạm, không nhằm phục vụ cho niềm tin vào công lý. Thriller chỉ tạo ra hiểm hoạ, sự căng thẳng, sự kinh hoàng… và nhất là sự đe doạ (không có một tác phẩm thriller nào thiếu vắng sự đe doạ), từ đó tạo cho người đọc một cảm giác sợ hãi bất an về một xã hội đáng sợ đầy bất an… Bởi vậy mà nó nguy hiểm đối với chế độ. Viết cho đúng nghĩa thriller không chỉ đụng nhằm những thành trì giáo điều nguỵ tạo, mà còn kích động tâm lý bất ổn của xã hội, và chắc chắn là – ở Việt Nam – sẽ không có cơ hội được phát hành.
Về phần đầu tư cho kỹ thuật, để có được sự căng thẳng, đe doạ không nằm ngoài tính logic, thriller không chỉ đòi hỏi óc tưởng tượng, vốn văn chương mà còn đòi hỏi kiến thức đầy đặn về y khoa, pháp lý, hành chánh, chính trị… và nhất là vốn thực tế. Tôi cho rằng, thriller là một thử thách nặng ký nhất hiện nay cho những tay viết có bản lãnh ở Việt Nam. Giá trị của nó sẽ dễ dàng vượt qua những loại tiểu thuyết diễm tình, tự truyện đầm đìa, hay những thử nghiệm siêu đẳng nhằm vào giấc mộng Kafka tái sinh.
Câu hỏi: “Lưu Thủy Hương có dự định viết một tiểu thuyết theo thể loại này không?” Cơn ác mộng này, tôi xin phép chị được giữ riêng cho mình.
Về phần đầu tư cho kỹ thuật, để có được sự căng thẳng, đe doạ không nằm ngoài tính logic, thriller không chỉ đòi hỏi óc tưởng tượng, vốn văn chương mà còn đòi hỏi kiến thức đầy đặn về y khoa, pháp lý, hành chánh, chính trị… và nhất là vốn thực tế. Tôi cho rằng, thriller là một thử thách nặng ký nhất hiện nay cho những tay viết có bản lãnh ở Việt Nam. Giá trị của nó sẽ dễ dàng vượt qua những loại tiểu thuyết diễm tình, tự truyện đầm đìa, hay những thử nghiệm siêu đẳng nhằm vào giấc mộng Kafka tái sinh.
Câu hỏi: “Lưu Thủy Hương có dự định viết một tiểu thuyết theo thể loại này không?” Cơn ác mộng này, tôi xin phép chị được giữ riêng cho mình.
Hình thể nghệ thuật (form) là điều phát xuất một cách hữu cơ từ nội dung/ chất liệu/ ý tưởng/ và tường thuật. “Đêm Nô Lệ” là một truyện ngắn khác thường do hình thức lắp ghép và liên văn bản, dùng chuyện cổ tích, lịch sử, và trò chơi giấc mơ để xử lý nội dung di dân, giai cấp, và các hình thức nô lệ quá khứ lẫn hiện đại. Tại sao tác giả lại chọn dùng hình thức này để diễn đạt chủ đề phức tạp này?
Cảm nhận văn chương tinh tế của chị đem đến cho tôi một niềm vui sâu lắng. Nếu câu chuyện của tôi có thể mở ra được những con đường lạ lùng như vậy, thưa chị, đó là may mắn của người viết và cái duyên của người đọc.
Truyện ngắn “Cõi Lang Lang” dường như là một “tuyên ngôn” về văn chương, về kỹ thuật viết, và quan niệm sáng tác của Lưu Thủy Hương. Tuy nhiên tuyên ngôn này không dễ nắm bắt. Có thể là chết cho điều mình viết? Hay biên giới mong manh giữa hiện thực và văn chương khi điều mình viết trở thành định mệnh của chính mình? Hay thái độ cần thiết khi đến với chữ nghĩa? Không khí ma quái, những oan khuất chập chùng, những mưu toan ẩn mặt được thể hiện qua hình ảnh, mùi vị, cảm quan, ngôn ngữ chính xác, và cấu trúc phân mảnh của truyện. Phần tường thuật có sự chuyển đổi vai từ nhân vật sang tác giả, từ người quan sát sang kẻ bị quan sát, khiến người đọc rơi vào vùng hoang mang giữa truyện và “truyện trong truyện.” Có phải dụng ý của tác giả là để người đọc bị “chết đuối” chăng, một khi “văn chương chẳng phải vì kết cuộc, văn chương chỉ đặt ra vấn đề”?
Kính hiển vi của chị soi rõ mọi ngóc ngách. Ở đây tôi chỉ dám thêm vài lời phân trần. Cõi lang lang là tâm trạng của nhân vật. Gã cầm bút. Gã mang đủ tham sân si hỉ nộ ái ố vào văn chương. Bằng ý thức tự do, gã chạy trốn văn đàn chính thống, nhưng quá khứ vẫn đuổi theo mang cả “cái tôi” đầy tội ác. Cái gọi là văn đàn chính thống Việt Nam đó, hiện nay, chỉ là chỗ để thể hiện những cái tôi như vậy. Cái tôi biện minh cho một quá khứ sai lầm và đầy tội ác. Cái tôi của những tên đồ tể khoác áo nạn nhân. Cái tôi nguỵ tạo cho một vị thế đứng bất hảo. Cái tôi tay sai, thoả hiệp, nhắm mắt làm sang. Cái tôi õng ẹo làm dáng… Ở đoạn cuối câu chuyện tôi lựa chọn cho nhân vật cái chết. Đó không là một kết cuộc của sự trả thù, mà là một ý thức tự huỷ diệt. Sau cái chết của “thằng người bé nhỏ mang vác một đống tham vọng điên cuồng” đó, cuộc sống văn chương thực sự sẽ hồi sinh. “Dâm dục, giết chóc, tục tằn, ma quỷ, lừa mị rồi tan như sương khói. Khoảng sân chơi trẻ em của thằng bé cũng phải trả lại cho nó.”
Trong “Cõi Lang Lang” có đoạn: “Các trang mạng sống bằng máu của nhà văn lạnh lùng ra thông báo: ‘Không đăng lại những bài đã đăng ở nơi khác.’( …) Một tác phẩm viết ròng rã ba trăm sáu mươi lăm ngày may mắn được một lần hiện lên trang nhất, ba ngày sau lặn mất tăm vào xó xỉnh. Nhà văn thế giới ảo sống bằng không khí ảo, đã đành, nhưng còn bị ép đến khô cả xương thịt.” Trong cõi lang lang này, mọi thứ trượt dần, không cưỡng lại nổi, và biến mất. Đó là gì? Có phải đó là đời sống của văn chương mạng?
Xin được nói ra đây một lời, để chia sẻ cho nhau cái tình của những kẻ vì văn chương, bất vụ lợi: Cảm ơn tinh thần tự do sáng tác và thẳng thắn đối thoại của Da Màu. Khi gửi bài này cho Da Màu, lòng tôi rất áy náy. Mỗi trang mạng có một chủ trương riêng, cần được người viết tôn trọng. Những người điều hành trang mạng cũng phải tự ép khô xương thịt cho công việc vác ngà voi, chứ chẳng phải là kẻ bóc lột. Tuy nhiên, ở cõi lang lang, tôi viết trong tâm thế người sáng tác, tôi chỉ chú tâm tới suy nghĩ tiêu cực của nhân vật. Gã là người cầm bút và gã mang nỗi sợ lớn nhất của người cầm bút: sợ bị quên lãng.
Câu hỏi: “Đó là gì?” Tôi cũng không rõ, cõi lang lang thực sự là cái gì. Đã có một điều gì rất dữ dội thôi thúc tôi viết về nó. Bây giờ cố nhớ lại mà không sao nhớ ra được. “Mọi thứ cứ rối nùi lên và rồi lẫn lộn vào nhau. Sau đấy thì trôi tuột đi, không sao cưỡng lại được…”
Câu hỏi: “Đó là gì?” Tôi cũng không rõ, cõi lang lang thực sự là cái gì. Đã có một điều gì rất dữ dội thôi thúc tôi viết về nó. Bây giờ cố nhớ lại mà không sao nhớ ra được. “Mọi thứ cứ rối nùi lên và rồi lẫn lộn vào nhau. Sau đấy thì trôi tuột đi, không sao cưỡng lại được…”
Một truyện ngắn hay cần có những yêu cầu gì? Về mặt lý thuyết, về mặt sáng tạo của người viết, về mặt tư duy và cảm xúc, để một truyện tồn tại như một tác phẩm nghệ thuật vượt khỏi bối cảnh không gian và những vấn đề của thời đại?
Tại sao lại là truyện ngắn? Truyện ngắn là gì?
Truyện ngắn, theo định nghĩa căn bản, là một dạng văn xuôi hiện đại, mang cấu trúc ngắn gọn. Hiện nay, báo chí Việt Nam đang rất ưa chuộng thuật ngữ: truyện ngắn là “lát cắt của cuộc sống”, có lẽ, được dịch từ một thứ tiếng nước ngoài nào đó (slice of life? tranche de vie?). Vì nó mà người đọc đón nhận truyện ngắn theo nghĩa giới hạn nhất, là một chút gì đơn giản nhỏ gọn, một khoảnh khắc tình huống cô đọng. Trên thực tế, có những truyện ngắn chứa đựng cả một cuộc đời, một thế hệ, một giai đoạn lịch sử hay cả một viễn cảnh tương lai. Tiếng Đức cũng có thuật ngữ văn chương tương tự: “Einschnitt aus dem Leben”, dịch non: vết cắt từ cuộc sống. Cụm từ này, phải hiểu theo nghĩa là một biến cố quan trọng làm thay đổi cuộc đời của nhân vật, thực chất chỉ là một chủ đề viết trong nhiều chủ đề viết khác nhau của truyện ngắn, không thể xem là một định nghĩa khái quát. Thật khó tìm được một định nghĩa khái quát cho truyện ngắn, bởi, ở mỗi hoàn cảnh phát sinh, truyện ngắn đều mang một bộ mặt và một tính năng khác biệt. Nếu hiểu qua hoàn cảnh phát sinh ra truyện ngắn ở Đức, người ta lại thấy thuật ngữ “Trümmerliteratur” mới chỉ rõ bộ mặt “phản động” của truyện ngắn. Nó có nghĩa là văn học mảnh vỡ, hay văn học của sự đổ nát.
Truyện ngắn, trước 1945, là một thứ ít được chú trọng trên văn đàn nước Đức. Mặc dù thể loại short story này đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở các nước khác từ thế kỷ thứ 19, một loại văn xuôi chạy theo trào lưu phát triển của báo chí, với các tên tuổi lừng danh Charles Brockden Brown, Edgar Allan Poe, Guy de Maupassant, Arthur Conan Doyle… Mãi đến sau chiến tranh thế giới thứ hai, truyện ngắn mới được những người lính Đức trẻ tuổi (Heinrich Böll, Alfred Andersch, Wolfgang Borchert, Hans Bender, Martin Walser…) sống sót trở về từ cuộc chiến kinh hoàng nhào nặn thành một thứ sản phẩm hậu chiến mang đậm tính thời đại, gọi là văn học đổ nát (Trümmerliteratur) hay văn học tàn phá (Kahlschlagliteratur). Truyện ngắn tràn lên văn đàn Đức như một cơn dịch. Nó đạp lên những ngôn từ lãng mạn cổ điển, tìm cách rửa sạch thứ văn ngữ tuyên truyền của chủ nghĩa dân tộc, từ chối mọi sự bày tỏ cảm xúc và tư tưởng. Nó mang hình hài một sự đổ vỡ, dang dở, đứt đoạn và nhất là, phơi bày dấu vết của sự tàn phá, mất mát về vật chất lẫn tư duy, từ đó vẽ ra một thế giới điêu tàn và cằn cỗi. Mang tâm thế lưu vong nội tại, hoang mang mất mát, mặc cảm tội lỗi, những người Đức trẻ tuổi thời hậu chiến đã chối bỏ ý thức xây dựng lâu dài và cơ cấu bền vững của tiểu thuyết. Nói như Wolfgang Liebeneiner, truyện ngắn là một thứ lựu đạn, phát nổ trong quá trình đọc – “beim Lesen zerknallen wie Handgranaten.” Không chỉ vì khả năng phát nổ bất ngờ, truyện ngắn hậu chiến còn có khả năng sát thương, khả năng phá vỡ trật tự và ổn định. Bước vào thời kỳ phát triển kinh tế và bình ổn chính trị, hai mươi năm sau chiến tranh, truyện ngắn ở Đức tự động thoái trào.
Ở nước ta (*), truyện ngắn không trở thành trào lưu ngay sau khi chiến tranh chấm dứt. Do chế độ kiểm duyệt và định hướng văn học thô bạo, truyện ngắn chỉ phát triển mạnh sau khi văn nghệ sĩ được nới lỏng dây trói. Về vấn đề này, báo chí chính thống Việt Nam đã có sẵn câu trả lời trấn an, truyện ngắn ngày nay lên ngôi nhằm đáp ứng nhu cầu đọc nhanh của độc giả. Nghe mãi rồi cũng quen, nhưng chẳng mấy ai tin vào kiểu giải thích “hoàn toàn thắng lợi” này. Nhu cầu đọc với nhu cầu viết là hai cái hoàn toàn khác nhau, trong tình hình cầm bút chẳng vì lợi nhuận. Ngay cả ý kiến cho rằng, từ cách chọn lựa, in ấn của nhà xuất bản mà dẫn đến ưu thế phát triển truyện ngắn hay truyện dài (Trần Vũ – Mỗi con người trưởng thành mang trong mình một tính ngưỡng văn chương) tôi thấy cũng có vẻ mông lung. Tại sao những nhà văn tự do, nội lực sung mãn như anh Trần Vũ cũng chỉ chọn truyện ngắn làm môi trường sáng tác? Vì lý do gì mà văn đàn Việt Nam xuất hiện hàng loạt nhà văn chuyên viết truyện ngắn, họ dửng dưng từ chối thể loại tiểu thuyết, hay hoàn toàn thất bại ở thể loại tiểu thuyết, cái đích cuối cùng phải đạt đến của nhà văn? Họ thành công nhanh chóng bằng sự cuồng nộ, thách thức, cay nghiệt, hay bằng sự dang dở, mất mát, đổ vỡ niềm tin, thậm chí là trống rỗng, uể oải (Trần Vũ, Nguyễn Thị Ấm, Đỗ Phước Tiến, Lynh Barcadi, Đỗ Hoàng Diệu, Phạm Thị Hoài, Phạm Hải Anh, Nguyễn Đặng Mừng, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Vĩnh Nguyên…) nhưng, dường như họ không đi tìm sự thành công. Họ tìm kiếm một điều gì khác trên mảnh đất hạn hẹp của truyện ngắn. Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Ngọc Lương, Nguyễn Quang Lập… tránh xa cách dụng ngôn trau chuốt mỹ miều của tiểu thuyết truyền thống, truyện ngắn cho phép họ dễ dàng sử dụng ngôn ngữ bình dân, phương ngữ đời thường, ngay cả những tiếng lóng, ngôn từ điên loạn. Điều này tạo cho chính họ – người viết – một hiệu ứng giải thoát và đồng thời cũng đem đến cho người đọc một sự tiếp cận rất dễ sợ: trần trụi trong chớp nhoáng. Ngô Phan Lưu, Bùi Hoằng Vị, Nguyễn Viện chỉ nhằm đặt ra vấn đề trong một bầu không khí kiểm duyệt ngột ngạt, họ từ chối những sự giải thích hay một kết cuộc mang tính phân giải. Tính cách nghệ thuật này không chỉ nâng họ ra khỏi dòng văn học luận đề, tải đạo truyền thống, dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa chính thống, không chỉ đem lại cho người đọc sự cảm nhận đa chiều, những khoảng trống tư duy, nó còn tạo cơ hội cho người viết thể hiện ý thức tự do trong môi trường bị kiềm kẹp một cách (tương đối) an toàn. Mặt khác, trên nguyên tắc, truyện ngắn là thứ không cần rào mời như tiểu thuyết, nó có thể đi ngay vào hành động ngay từ câu – chữ đầu tiên và tiếp tục tạo cảm giác mạnh bằng những sự đứt đoạn, đảo lộn thời gian, cường độ nén chữ nhằm mục tiêu phá rối, đập đổ và bùng nổ. Senèque (De ira) cho rằng: “Sự giận dữ là một cơn điên ngắn.” Vậy, sự cuồng nộ, sự nổi loạn là một khoảnh khắc bùng nổ tâm lý trong thể loại truyện ngắn. Lý giải như vậy là đặt ra sự khác biệt giữa phong trào truyện ngắn Đức thời hậu chiến và phong trào truyện ngắn Việt thời sau cởi trói. Các nhà văn Đức lựa chọn truyện ngắn bằng ý thức tuyệt đối, và mang tính tập thể (tạp chí Der Ruf, hội Gruppe 47), chúng ta thụ động (hay vô thức) để cho truyện ngắn riêng lẻ xâm nhập. Dù bằng cách nào đi nữa, nó, truyện ngắn đương đại Việt Nam cần được xem như một biểu hiện mang tính phản kháng, một sản phẩm in dấu ấn thời đại. Từ đó những người viết ngắn (**) có thể cùng nhau thảo luận về một tương lai văn học, bởi, một văn đàn bốn mươi năm gần như chỉ tập trung vào phát triển truyện ngắn là một tình trạng không lành mạnh.
Câu hỏi chi tiết của chị, xin thưa như sau. Truyện ngắn hay, với một dung lượng chữ giới hạn, phải gây được một cảm xúc đáng kể nào đó nơi người đọc, chán ghét, kinh sợ, đau đớn hay yêu thương… thậm chí là buồn nôn. Truyện thành công, khi ở đó, người đọc nhìn ra được vị thế đứng của họ, trong hay ngoài câu truyện. Xa hơn nữa, to tát hơn nữa, cái mà nhiều nhà văn lớn đã thành công, truyện làm cho một thế hệ hay nhiều thế hệ nhìn ra được thân phận của mình. “Con dê của ông Seguin”- Alphonse Daudet – là một ví dụ tuyệt đẹp. Ở đây, tôi không đặt ra vấn đề kỹ thuật. Muốn viết một tác phẩm đương nhiên là phải vận dụng kỹ thuật. Nhưng kỹ thuật là cái duyên, cái vốn của mỗi tác giả, nó nên lặn vào trong chứ không phô diễn ra bên ngoài. Đua đòi chạy theo mốt này mốt nọ, rườm rà, cố gắng tô vẽ quá có khi đâm… loá.
Truyện ngắn, theo định nghĩa căn bản, là một dạng văn xuôi hiện đại, mang cấu trúc ngắn gọn. Hiện nay, báo chí Việt Nam đang rất ưa chuộng thuật ngữ: truyện ngắn là “lát cắt của cuộc sống”, có lẽ, được dịch từ một thứ tiếng nước ngoài nào đó (slice of life? tranche de vie?). Vì nó mà người đọc đón nhận truyện ngắn theo nghĩa giới hạn nhất, là một chút gì đơn giản nhỏ gọn, một khoảnh khắc tình huống cô đọng. Trên thực tế, có những truyện ngắn chứa đựng cả một cuộc đời, một thế hệ, một giai đoạn lịch sử hay cả một viễn cảnh tương lai. Tiếng Đức cũng có thuật ngữ văn chương tương tự: “Einschnitt aus dem Leben”, dịch non: vết cắt từ cuộc sống. Cụm từ này, phải hiểu theo nghĩa là một biến cố quan trọng làm thay đổi cuộc đời của nhân vật, thực chất chỉ là một chủ đề viết trong nhiều chủ đề viết khác nhau của truyện ngắn, không thể xem là một định nghĩa khái quát. Thật khó tìm được một định nghĩa khái quát cho truyện ngắn, bởi, ở mỗi hoàn cảnh phát sinh, truyện ngắn đều mang một bộ mặt và một tính năng khác biệt. Nếu hiểu qua hoàn cảnh phát sinh ra truyện ngắn ở Đức, người ta lại thấy thuật ngữ “Trümmerliteratur” mới chỉ rõ bộ mặt “phản động” của truyện ngắn. Nó có nghĩa là văn học mảnh vỡ, hay văn học của sự đổ nát.
Truyện ngắn, trước 1945, là một thứ ít được chú trọng trên văn đàn nước Đức. Mặc dù thể loại short story này đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở các nước khác từ thế kỷ thứ 19, một loại văn xuôi chạy theo trào lưu phát triển của báo chí, với các tên tuổi lừng danh Charles Brockden Brown, Edgar Allan Poe, Guy de Maupassant, Arthur Conan Doyle… Mãi đến sau chiến tranh thế giới thứ hai, truyện ngắn mới được những người lính Đức trẻ tuổi (Heinrich Böll, Alfred Andersch, Wolfgang Borchert, Hans Bender, Martin Walser…) sống sót trở về từ cuộc chiến kinh hoàng nhào nặn thành một thứ sản phẩm hậu chiến mang đậm tính thời đại, gọi là văn học đổ nát (Trümmerliteratur) hay văn học tàn phá (Kahlschlagliteratur). Truyện ngắn tràn lên văn đàn Đức như một cơn dịch. Nó đạp lên những ngôn từ lãng mạn cổ điển, tìm cách rửa sạch thứ văn ngữ tuyên truyền của chủ nghĩa dân tộc, từ chối mọi sự bày tỏ cảm xúc và tư tưởng. Nó mang hình hài một sự đổ vỡ, dang dở, đứt đoạn và nhất là, phơi bày dấu vết của sự tàn phá, mất mát về vật chất lẫn tư duy, từ đó vẽ ra một thế giới điêu tàn và cằn cỗi. Mang tâm thế lưu vong nội tại, hoang mang mất mát, mặc cảm tội lỗi, những người Đức trẻ tuổi thời hậu chiến đã chối bỏ ý thức xây dựng lâu dài và cơ cấu bền vững của tiểu thuyết. Nói như Wolfgang Liebeneiner, truyện ngắn là một thứ lựu đạn, phát nổ trong quá trình đọc – “beim Lesen zerknallen wie Handgranaten.” Không chỉ vì khả năng phát nổ bất ngờ, truyện ngắn hậu chiến còn có khả năng sát thương, khả năng phá vỡ trật tự và ổn định. Bước vào thời kỳ phát triển kinh tế và bình ổn chính trị, hai mươi năm sau chiến tranh, truyện ngắn ở Đức tự động thoái trào.
Ở nước ta (*), truyện ngắn không trở thành trào lưu ngay sau khi chiến tranh chấm dứt. Do chế độ kiểm duyệt và định hướng văn học thô bạo, truyện ngắn chỉ phát triển mạnh sau khi văn nghệ sĩ được nới lỏng dây trói. Về vấn đề này, báo chí chính thống Việt Nam đã có sẵn câu trả lời trấn an, truyện ngắn ngày nay lên ngôi nhằm đáp ứng nhu cầu đọc nhanh của độc giả. Nghe mãi rồi cũng quen, nhưng chẳng mấy ai tin vào kiểu giải thích “hoàn toàn thắng lợi” này. Nhu cầu đọc với nhu cầu viết là hai cái hoàn toàn khác nhau, trong tình hình cầm bút chẳng vì lợi nhuận. Ngay cả ý kiến cho rằng, từ cách chọn lựa, in ấn của nhà xuất bản mà dẫn đến ưu thế phát triển truyện ngắn hay truyện dài (Trần Vũ – Mỗi con người trưởng thành mang trong mình một tính ngưỡng văn chương) tôi thấy cũng có vẻ mông lung. Tại sao những nhà văn tự do, nội lực sung mãn như anh Trần Vũ cũng chỉ chọn truyện ngắn làm môi trường sáng tác? Vì lý do gì mà văn đàn Việt Nam xuất hiện hàng loạt nhà văn chuyên viết truyện ngắn, họ dửng dưng từ chối thể loại tiểu thuyết, hay hoàn toàn thất bại ở thể loại tiểu thuyết, cái đích cuối cùng phải đạt đến của nhà văn? Họ thành công nhanh chóng bằng sự cuồng nộ, thách thức, cay nghiệt, hay bằng sự dang dở, mất mát, đổ vỡ niềm tin, thậm chí là trống rỗng, uể oải (Trần Vũ, Nguyễn Thị Ấm, Đỗ Phước Tiến, Lynh Barcadi, Đỗ Hoàng Diệu, Phạm Thị Hoài, Phạm Hải Anh, Nguyễn Đặng Mừng, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Vĩnh Nguyên…) nhưng, dường như họ không đi tìm sự thành công. Họ tìm kiếm một điều gì khác trên mảnh đất hạn hẹp của truyện ngắn. Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Ngọc Lương, Nguyễn Quang Lập… tránh xa cách dụng ngôn trau chuốt mỹ miều của tiểu thuyết truyền thống, truyện ngắn cho phép họ dễ dàng sử dụng ngôn ngữ bình dân, phương ngữ đời thường, ngay cả những tiếng lóng, ngôn từ điên loạn. Điều này tạo cho chính họ – người viết – một hiệu ứng giải thoát và đồng thời cũng đem đến cho người đọc một sự tiếp cận rất dễ sợ: trần trụi trong chớp nhoáng. Ngô Phan Lưu, Bùi Hoằng Vị, Nguyễn Viện chỉ nhằm đặt ra vấn đề trong một bầu không khí kiểm duyệt ngột ngạt, họ từ chối những sự giải thích hay một kết cuộc mang tính phân giải. Tính cách nghệ thuật này không chỉ nâng họ ra khỏi dòng văn học luận đề, tải đạo truyền thống, dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa chính thống, không chỉ đem lại cho người đọc sự cảm nhận đa chiều, những khoảng trống tư duy, nó còn tạo cơ hội cho người viết thể hiện ý thức tự do trong môi trường bị kiềm kẹp một cách (tương đối) an toàn. Mặt khác, trên nguyên tắc, truyện ngắn là thứ không cần rào mời như tiểu thuyết, nó có thể đi ngay vào hành động ngay từ câu – chữ đầu tiên và tiếp tục tạo cảm giác mạnh bằng những sự đứt đoạn, đảo lộn thời gian, cường độ nén chữ nhằm mục tiêu phá rối, đập đổ và bùng nổ. Senèque (De ira) cho rằng: “Sự giận dữ là một cơn điên ngắn.” Vậy, sự cuồng nộ, sự nổi loạn là một khoảnh khắc bùng nổ tâm lý trong thể loại truyện ngắn. Lý giải như vậy là đặt ra sự khác biệt giữa phong trào truyện ngắn Đức thời hậu chiến và phong trào truyện ngắn Việt thời sau cởi trói. Các nhà văn Đức lựa chọn truyện ngắn bằng ý thức tuyệt đối, và mang tính tập thể (tạp chí Der Ruf, hội Gruppe 47), chúng ta thụ động (hay vô thức) để cho truyện ngắn riêng lẻ xâm nhập. Dù bằng cách nào đi nữa, nó, truyện ngắn đương đại Việt Nam cần được xem như một biểu hiện mang tính phản kháng, một sản phẩm in dấu ấn thời đại. Từ đó những người viết ngắn (**) có thể cùng nhau thảo luận về một tương lai văn học, bởi, một văn đàn bốn mươi năm gần như chỉ tập trung vào phát triển truyện ngắn là một tình trạng không lành mạnh.
Câu hỏi chi tiết của chị, xin thưa như sau. Truyện ngắn hay, với một dung lượng chữ giới hạn, phải gây được một cảm xúc đáng kể nào đó nơi người đọc, chán ghét, kinh sợ, đau đớn hay yêu thương… thậm chí là buồn nôn. Truyện thành công, khi ở đó, người đọc nhìn ra được vị thế đứng của họ, trong hay ngoài câu truyện. Xa hơn nữa, to tát hơn nữa, cái mà nhiều nhà văn lớn đã thành công, truyện làm cho một thế hệ hay nhiều thế hệ nhìn ra được thân phận của mình. “Con dê của ông Seguin”- Alphonse Daudet – là một ví dụ tuyệt đẹp. Ở đây, tôi không đặt ra vấn đề kỹ thuật. Muốn viết một tác phẩm đương nhiên là phải vận dụng kỹ thuật. Nhưng kỹ thuật là cái duyên, cái vốn của mỗi tác giả, nó nên lặn vào trong chứ không phô diễn ra bên ngoài. Đua đòi chạy theo mốt này mốt nọ, rườm rà, cố gắng tô vẽ quá có khi đâm… loá.
Lưu Thủy Hương nghĩ như thế nào về hai dạng độc giả: (1) đọc và đi thẳng đến một kết luận về chủ đề, sứ điệp, hay nội dung truyện và (2) thưởng thức truyện như một kinh nghiệm sống và nhìn toàn bộ truyện như một hiện hữu với lý do và ý nghĩa riêng?
Câu hỏi này hay tuyệt! Tôi tưởng, chị nhìn thấu tim đen của kẻ “bị” phỏng vấn Thưa chị, ở vị thế người đọc, tôi là loại (1), hay còn đơn giản tào lao hơn loại (1). Tôi chỉ quan tâm đến độ hấp dẫn của cốt truyện và tốt nhất là truyện đừng bắt tôi phải có suy nghĩ rắc rối gì Tôi đọc gần như tất cả các tác phẩm của Sidney Sheldon, John Grisham, một nửa gia tài của James Hadley Chase, đôi lúc đọc liền tù tì mấy cuốn tiểu thuyết sướt mướt của Quỳnh Dao xứ Mỹ Danielle Steel, vài cuộc tình nóng hổi với Janet Dailey, qua mấy cuộc giường chiếu ầm ĩ với Harold Robbins. Đi nghỉ hè thì mang theo Stephen King, Edgar Allan Poe để ban đêm, trong khung cảnh xa lạ, vừa đọc vừa run. Vào thư viện lại khoái tìm những thứ văn lẻ tẻ viết về Berlin, ngẩn ngơ nhìn lại những góc phố quen thuộc mà mình thường đi qua, thú vị phát hiện ra hình ảnh “khôi hài” của người Việt – Berlin trong cái nhìn của kẻ khác (Wolfdietrich Schnurre, Wladimir Kaminer, Ferdinand von Schirach). Những tác phẩm kinh điển như của Herta Müller, Hermann Hesse, Norman Mailer, Doris Lessing… tôi luôn phải cưỡng bức mình đọc, thấy mệt mỏi sợ hãi chứ không hứng thú gì. Đôi lúc gặp họ (trên giá sách), kẻ hậu sinh phải lấm lét quay mặt đi, vừa ngượng vừa cắn rứt lương tâm nghề nghiệp Cái sự đọc loại (1) của tôi xô bồ và bình dân lắm.
Ngược lại, ở vị thế người viết, tôi chú tâm đến loại bạn đọc thứ hai.
Ngược lại, ở vị thế người viết, tôi chú tâm đến loại bạn đọc thứ hai.
Ngoài những điều vừa trình bày, Lưu Thủy Hương còn muốn chia xẻ thêm với người đọc điều gì nữa?
Bạn đọc thân mến, tôi cũng như bạn thôi, là một người đọc. Tôi đến với văn chương, hành trang chẳng có gì ngoài thói quen ưa đọc sách, hay đọc tất cả những thứ tạp nhạp lọt vô tầm tay, từ thành phần kem đánh răng tới địa chỉ sản xuất đậu hũ chiên. Bắt đầu bằng một cái Riêng và một cái Thật, lầm lũi một mình tự tháo gỡ gút mắc, tự tìm đường băng qua gai bụi, để một ngày, một cái Khác xuất hiện và kéo tôi đi. “Một thế giới khác đang từ từ mở ra, lúc nào không hay. Những con đường mênh mang dẫn mình đi xa lắc. Đi không cần định hướng. Đi không bị buộc phải quay về chỗ đã định.”
Bạn có muốn đi cùng tôi không? Văn chương là cuộc phiêu lưu vào xứ sở tự do.
Ghi chú:
(*) Tôi chỉ bàn đến những nhà văn viết bằng ý thức tự do.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét