Saudi Arabia đang tấn công Iran và cả Nga bằng thứ “vũ khí” hiệu quả nhất của mình - dầu lửa...
Ngày nay, Saudi Arabia lại một lần nữa đang dùng tới “vũ khí dầu lửa”.
HỢP BÍCH
Tháng 8/1973, Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat có một chuyến thăm bí mật tới Riyadh, thủ đô Saudi Arabia, để gặp nhà vua Faisal. Khi đó, Sadat đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh giữa thế giới Arab với Israel, và ông muốn Saudi Arabia dùng tới thứ “vũ khí” mạnh nhất của nước này: dầu lửa.
Cho tới thời điểm đó, vua Faisal vẫn lưỡng lự trong vấn đề các nước Arab thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sử dụng dầu lửa như một loại “vũ khí”.
Tuy vậy, đến tháng 10/1973 khi cuộc chiến giữa phe Arab và Israel nổ ra, các nước Arab xuất khẩu dầu lửa đã tăng giá dầu, giảm sản lượng và tung lệnh cấm vận dầu lửa để trừng phạt nước Mỹ vì Washington hậu thuẫn Israel trong cuộc chiến tranh này. Nếu không có Saudi Arabia, lệnh cấm vận dầu lửa năm 1973 sẽ không diễn ra.
Theo một bài bình luận của hãng tin Reuters, ngày nay, Saudi Arabia lại một lần nữa đang dùng tới “vũ khí dầu lửa”.
Nhưng thay vì đẩy giá lên và cắt giảm nguồn cung, nước này làm điều ngược lại. Trong bối cảnh giá dầu thô toàn cầu liên tục giảm từ tháng Sáu tới nay, Saudi Arabia cương quyết không giảm sản lượng và dùng ảnh hưởng của mình để khiến OPEC ra quyết định giữ nguyên sản lượng trong cuộc họp gần đây nhất của khối này hôm 27/11.
Những hệ quả từ chính sách của Saudi Arabia đã rõ. Sau hai năm ổn định ở ngưỡng 105-110 USD/thùng, giá dầu thô Brent tại thị trường London đã “giảm một lèo” từ 115 USD/thùng vào tháng 6 xuống dưới ngưỡng 60 USD/thùng vào phiên giao dịch ngày 16/12.
“Đâu là lý do khiến Mỹ và một số đồng minh của Mỹ muốn đẩy giá dầu xuống?”, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro từng đặt câu hỏi hồi tháng 10. Sau đó, ông Maduro tự đưa ra câu trả lời của mình: “Để gây thiệt hại cho nước Nga”.
Reuters cho rằng, điều này đúng một phần, nhưng thực ra, “trò chơi giá dầu” của người Saudi Arabia phức tạp hơn nhiều.
Nước này có hai mục tiêu trong “cuộc chiến giá dầu” hiện nay: một là hất cẳng các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ ra khỏi thị trường. Và quan trọng hơn, Saudi Arabia muốn trừng phạt hai đối thủ chính là Nga và Iran vì hai nước này ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến ở Syria.
Dầu đá phiến đòi hỏi chi phí sản xuất cao hơn bình thường, nên giá dầu giảm sâu sẽ khiến các nhà khai thác dầu đá phiến không còn lợi nhuận.
Còn ở Syria, kể từ khi cuộc nổi dậy bắt đầu vào năm 2011, các cường quốc khu vực và thế giới đã có những cuộc đối đầu nảy lửa. Trong khi Saudi Arabia và Qatar cung cấp vũ khí cho nhiều phần tử nổi dậy ở Syria, thì Iran và Nga lại cung cấp vũ khí và tài chính để chính quyền Tổng thống Assad tồn tại.
Từ khi Mỹ đưa quân vào Iraq năm 2003, các trung tâm quyền lực truyền thống trong thế giới Arab, gồm Ai Cập, Saudi Arabia, và các nước vùng Vịnh khác, đã trở nên lo ngại về ảnh hưởng ngày càng lớn của Iran: tham vọng hạt nhân của Tehran, ảnh hưởng của Tehran đối với Chính phủ Iraq, việc Tehran ủng hộ các nhóm vũ trang Hezbollah và Hamas, cũng như liên minh giữa Iran với Syria.
Cuộc xung đột ở Syria về bản chất đã trở thành một cuộc chiến ủy nhiệm (proxy war) lan rộng khắp khu vực giữa Iran và Saudi Arabia. Cả hai bên đều cho rằng, đây là một cuộc xung đột mà kẻ thắng sẽ có tất cả: nếu quân Hezbollah người Shi’ite chiếm ưu thế ở Lebanon, thì người Hồi giáo Sunni thân Saudi Arabia ở Lebanon sẽ thất thế trước Iran. Nếu một chính phủ do người Shi’ite đứng đầu tăng cường quyền kiểm soát ở Iraq, Iran sẽ giành chiến thắng thêm một lần nữa.
Vì lý do này, Saudi Arabia đang ra sức tăng cường sức mạnh cho đồng minh ở Bahrain, Yemen, và Syria, cũng như bất kỳ ở nơi nào khác mà Riyadh lo ngại ảnh hưởng của Iran sẽ lan tới. Và Saudi Arabia đang tấn công Iran và cả Nga bằng thứ “vũ khí” hiệu quả nhất của mình - dầu lửa.
Cả Nga và Iran đều có sự phụ thuộc cao vào giá dầu. Theo một số ước tính, Nga cần giá dầu ở mức khoảng 100 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Còn Iran, dưới sức ép của các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự cô lập kinh tế, thậm chí cần mức giá cao hơn.
Đến hiện tại, nền kinh tế Iran đã lĩnh đòn từ hành động của Saudi Arabia. Vào hôm 30/11, đồng Rial của Iran mất giá gần 6% chỉ trong một ngày sau khi OPEC quyết định không giảm sản lượng.
Saudi Arabia tin rằng mình có thể tự vệ trước ảnh hưởng của giá dầu giảm. Ngoài việc sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp cho thất thoát doanh thu vì giá giảm, nước này còn có một “lá chắn” là dự trữ ngoại hối 750 tỷ USD.
Tuy vậy, chính sách của Saudi Arabia vẫn là một “trò chơi” nguy hiểm. Vẫn chưa có tín hiệu nào cho thấy Nga và Iran sẽ thay đổi lập trường dưới sức ép kinh tế. Tệ hơn, chính sách của Riyadh có thể sẽ “phản đòn”, khiến Nga và nhất là Iran càng trở nên quyết tâm hơn trong việc chống lại ảnh hưởng của Saudi Arabia ở Trung Đông.
Tóm lại, đối đầu với Nga và Iran trong vấn đề Syria và Iraq, Saudi Arabia đang tiến hành một “cuộc chiến giá dầu” với hai đối thủ này. Trong ngắn hạn, Saudi Arabia có thể thắng.
Nhưng cũng giống như bất kỳ một cuộc xung đột bè phái nào, hành động của nước này đe dọa dẫn tới những hậu quả vượt ra khỏi tầm kiểm soát của tất cả các bên - Reuters kết luận.
Cho tới thời điểm đó, vua Faisal vẫn lưỡng lự trong vấn đề các nước Arab thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sử dụng dầu lửa như một loại “vũ khí”.
Tuy vậy, đến tháng 10/1973 khi cuộc chiến giữa phe Arab và Israel nổ ra, các nước Arab xuất khẩu dầu lửa đã tăng giá dầu, giảm sản lượng và tung lệnh cấm vận dầu lửa để trừng phạt nước Mỹ vì Washington hậu thuẫn Israel trong cuộc chiến tranh này. Nếu không có Saudi Arabia, lệnh cấm vận dầu lửa năm 1973 sẽ không diễn ra.
Theo một bài bình luận của hãng tin Reuters, ngày nay, Saudi Arabia lại một lần nữa đang dùng tới “vũ khí dầu lửa”.
Nhưng thay vì đẩy giá lên và cắt giảm nguồn cung, nước này làm điều ngược lại. Trong bối cảnh giá dầu thô toàn cầu liên tục giảm từ tháng Sáu tới nay, Saudi Arabia cương quyết không giảm sản lượng và dùng ảnh hưởng của mình để khiến OPEC ra quyết định giữ nguyên sản lượng trong cuộc họp gần đây nhất của khối này hôm 27/11.
Những hệ quả từ chính sách của Saudi Arabia đã rõ. Sau hai năm ổn định ở ngưỡng 105-110 USD/thùng, giá dầu thô Brent tại thị trường London đã “giảm một lèo” từ 115 USD/thùng vào tháng 6 xuống dưới ngưỡng 60 USD/thùng vào phiên giao dịch ngày 16/12.
“Đâu là lý do khiến Mỹ và một số đồng minh của Mỹ muốn đẩy giá dầu xuống?”, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro từng đặt câu hỏi hồi tháng 10. Sau đó, ông Maduro tự đưa ra câu trả lời của mình: “Để gây thiệt hại cho nước Nga”.
Reuters cho rằng, điều này đúng một phần, nhưng thực ra, “trò chơi giá dầu” của người Saudi Arabia phức tạp hơn nhiều.
Nước này có hai mục tiêu trong “cuộc chiến giá dầu” hiện nay: một là hất cẳng các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ ra khỏi thị trường. Và quan trọng hơn, Saudi Arabia muốn trừng phạt hai đối thủ chính là Nga và Iran vì hai nước này ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến ở Syria.
Dầu đá phiến đòi hỏi chi phí sản xuất cao hơn bình thường, nên giá dầu giảm sâu sẽ khiến các nhà khai thác dầu đá phiến không còn lợi nhuận.
Còn ở Syria, kể từ khi cuộc nổi dậy bắt đầu vào năm 2011, các cường quốc khu vực và thế giới đã có những cuộc đối đầu nảy lửa. Trong khi Saudi Arabia và Qatar cung cấp vũ khí cho nhiều phần tử nổi dậy ở Syria, thì Iran và Nga lại cung cấp vũ khí và tài chính để chính quyền Tổng thống Assad tồn tại.
Từ khi Mỹ đưa quân vào Iraq năm 2003, các trung tâm quyền lực truyền thống trong thế giới Arab, gồm Ai Cập, Saudi Arabia, và các nước vùng Vịnh khác, đã trở nên lo ngại về ảnh hưởng ngày càng lớn của Iran: tham vọng hạt nhân của Tehran, ảnh hưởng của Tehran đối với Chính phủ Iraq, việc Tehran ủng hộ các nhóm vũ trang Hezbollah và Hamas, cũng như liên minh giữa Iran với Syria.
Cuộc xung đột ở Syria về bản chất đã trở thành một cuộc chiến ủy nhiệm (proxy war) lan rộng khắp khu vực giữa Iran và Saudi Arabia. Cả hai bên đều cho rằng, đây là một cuộc xung đột mà kẻ thắng sẽ có tất cả: nếu quân Hezbollah người Shi’ite chiếm ưu thế ở Lebanon, thì người Hồi giáo Sunni thân Saudi Arabia ở Lebanon sẽ thất thế trước Iran. Nếu một chính phủ do người Shi’ite đứng đầu tăng cường quyền kiểm soát ở Iraq, Iran sẽ giành chiến thắng thêm một lần nữa.
Vì lý do này, Saudi Arabia đang ra sức tăng cường sức mạnh cho đồng minh ở Bahrain, Yemen, và Syria, cũng như bất kỳ ở nơi nào khác mà Riyadh lo ngại ảnh hưởng của Iran sẽ lan tới. Và Saudi Arabia đang tấn công Iran và cả Nga bằng thứ “vũ khí” hiệu quả nhất của mình - dầu lửa.
Cả Nga và Iran đều có sự phụ thuộc cao vào giá dầu. Theo một số ước tính, Nga cần giá dầu ở mức khoảng 100 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Còn Iran, dưới sức ép của các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự cô lập kinh tế, thậm chí cần mức giá cao hơn.
Đến hiện tại, nền kinh tế Iran đã lĩnh đòn từ hành động của Saudi Arabia. Vào hôm 30/11, đồng Rial của Iran mất giá gần 6% chỉ trong một ngày sau khi OPEC quyết định không giảm sản lượng.
Saudi Arabia tin rằng mình có thể tự vệ trước ảnh hưởng của giá dầu giảm. Ngoài việc sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp cho thất thoát doanh thu vì giá giảm, nước này còn có một “lá chắn” là dự trữ ngoại hối 750 tỷ USD.
Tuy vậy, chính sách của Saudi Arabia vẫn là một “trò chơi” nguy hiểm. Vẫn chưa có tín hiệu nào cho thấy Nga và Iran sẽ thay đổi lập trường dưới sức ép kinh tế. Tệ hơn, chính sách của Riyadh có thể sẽ “phản đòn”, khiến Nga và nhất là Iran càng trở nên quyết tâm hơn trong việc chống lại ảnh hưởng của Saudi Arabia ở Trung Đông.
Tóm lại, đối đầu với Nga và Iran trong vấn đề Syria và Iraq, Saudi Arabia đang tiến hành một “cuộc chiến giá dầu” với hai đối thủ này. Trong ngắn hạn, Saudi Arabia có thể thắng.
Nhưng cũng giống như bất kỳ một cuộc xung đột bè phái nào, hành động của nước này đe dọa dẫn tới những hậu quả vượt ra khỏi tầm kiểm soát của tất cả các bên - Reuters kết luận.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét