Ngày 30 tháng 4 năm 1948, tổ chức các nước châu MỸ "Organization of American States", viết tắt OAS ra đời tại Bogotá, Columbia, trụ sở đặt tại Washington D.C, thành viên bao gồm 35 nước. Với mục đích hỗ trợ cho dân chủ, bảo vệ nhân quyền, chống tội phạm và buôn bán ma túy, bảo đảm hòa bình cho châu lục, tạo ra một khu vực thương mại tự do và giải quyết tất cả các vấn đề nội bộ của châu lục. Bên cạnh đó mục đích của OAS còn hỗ trợ hợp tác về văn hóa và kinh tế.
Cho tới thời điểm cuộc chiến tranh lạnh kết thúc vào năm 1989, Washington gần như nắm trọn "quyền sinh sát" trong tổ chức này. Bên cạnh việc bao vây cấm vận Cuba, Washington còn loại Cuba ra khỏi OAS vào năm 1962. Trong OAS có hai tổ chức quan trọng bao gồm Ủy ban nhân quyền châu Mỹ được ra đời vào năm 1959 và tòa án chung châu Mỹ năm 1979. Hai tổ chức này thời chiến tranh lạnh đã được Washington sử dụng triệt để làm bình phong nhằm dựng lên các chế độ độc tài quân phiệt trong tổ chức OAS nhằm chống lại Havana.
Mọi cố gắng của Washington trong OAS đều bị thất bại và chưa bao giờ Hoa Kỳ có thể thực sự kêu gọi các nước trong OAS cắt đứt quan hệ với Cuba. Cho tới năm 2009, tất cả các nước trong tổ chức, trừ Hoa Kỳ, đã bỏ phiếu để kết nạp Cuba trở lại làm thành viên.
Việc Hoa Kỳ đơn phương loại trừ Cuba ra khỏi OAS vào năm 1962 đã gây ra chia rẽ rất lớn cho tới tận ngày hôm nay. Thậm chí tới một đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực như ông Felipe Calderón, tổng thống Mexico cũng không đồng tình với việc cấm vận Cuba của Mỹ chứ chưa nhắc tới ông Hugo Chavez của Venezuela trước đây.
Hội nghị của OAS chuẩn bị nhóm họp vào tháng 4 năm 2015 tới đây tại Panama thoạt đầu bị Washington phản đối dữ dội vì sự có mặt của Cuba trong tư cách một thành viên đầy đủ. Nếu sáu cuộc họp trong quá khứ kể từ năm 1994, Washington luôn loại bỏ Cuba ra ngoài mà các nước thành viên không thể thay đổi được thì giờ đây đã khác. Cuba đã chính thức được tất cả các nước trong tổ chức công nhận, chỉ trừ Washington nên sự có mặt của Cuba là tất yếu và với các nước khác, Washington không có mặt cũng không ảnh hưởng gì tới hội nghị. Ông Barack Obama buộc phải đứng trước hai lựa chọn: hoặc tẩy chay tổ chức OAS, hoặc phải chấp nhận việc Cuba trở lại làm thành viên của OAS như một sự thất bại của chính sách cấm vận trên năm thập niên qua.
Ngay sau tuyên bố của ông Barack Obama và ông Raul Castro, đại diện của hầu hết các nước trong châu lục đã có phản ứng tích cực về sự kiện lịch sử này. Nếu ông Juan Manuel Santos , tổng thống Columbia cho rằng việc làm của ông Barack Obama và ông Raul Castro "Can đảm và bạo dạn" thì nữ tổng thống Brasil, bà Dilma Rousseff, cho rằng đây là một "tấm gương sáng cho cả thế giới". Đại diện các chính quyền các nước khác trong khu vực như Mexico, Panama, Nicaragua, Venezuela, Bolivia, Arghentina,... đều đã lên tiếng chúc mừng Washington và Havana. Nhưng người hưởng lợi nhiều nhất có lẽ là Brasil, khi họ đang đầu tư hàng tỷ USD cho cảng biển và đặc khu kinh tế Mariel, gần Havana và Brasil trong tương lai vẫn sẽ là đối tác tiềm năng hàng đầu của Cuba.
Với các nước ngoài châu lục, đáng kể nhất cho tới nay với Cuba chỉ có Trung Quốc là quan hệ buôn bán nhiều nhất. 18% hàng xuất khẩu của Cuba sang Trung Quốc và theo chiều ngược lại tới 30%. Một nước Cuba với vẻn vẹn 11 triệu dân không phải là mối lo của Hoa Kỳ mà nó còn nhiều hơn thế. Venezuela, Nicaragua, Chile, Brasil, Hondura,.... nơi nào Trung Quốc cũng đang đầu tư quá mạnh. Xuất khẩu tài nguyên từ các nước châu Mỹ Latinh sang Trung Quốc với con số khổng lồ: Năm 1999 với 26,7%, năm 2009 đã lên tới 38,8%, nói rõ ra là Trung Quốc đang tranh thủ lúc Washington và các nước trong châu lục giận dỗi nhau vào tha hồ vơ vét tài nguyên khoáng sản. Thương mại song phương giữa Trung Quốc và châu Mỹ La Tinh từ năm 2000 tới năm 2012 tăng bình quân tới 30% mỗi năm, kim ngạch hai chiều năm 2013 đã lên tới 261 tỷ USD. (Số liệu: latina-press.com)
Thêm vào đó là những khoản tiền được các nhà đầu tư Trung Quốc ném vào với những con số lớn tới mức nếu các nước đó tự làm có lẽ hàng trăm năm nữa cũng không bao giờ có được đã khiến cho tất cả các nước ở đó càng muốn quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh hơn. Washington không phải vì người ta lo sợ một nước Cuba cộng sản hùng mạnh vì cho dù Cuba có mạnh tới đâu thì vẫn quá nhỏ so với quyền lợi của nước Mỹ. Nhưng một châu Mỹ với quá nhiều quyền lợi của người Trung Quốc, đó mới là điều đáng sợ và với những con số khổng lồ ở trên, hiển nhiên không thể nào Washington không nhìn thấy.
-/-
Cho tới thời điểm cuộc chiến tranh lạnh kết thúc vào năm 1989, Washington gần như nắm trọn "quyền sinh sát" trong tổ chức này. Bên cạnh việc bao vây cấm vận Cuba, Washington còn loại Cuba ra khỏi OAS vào năm 1962. Trong OAS có hai tổ chức quan trọng bao gồm Ủy ban nhân quyền châu Mỹ được ra đời vào năm 1959 và tòa án chung châu Mỹ năm 1979. Hai tổ chức này thời chiến tranh lạnh đã được Washington sử dụng triệt để làm bình phong nhằm dựng lên các chế độ độc tài quân phiệt trong tổ chức OAS nhằm chống lại Havana.
Mọi cố gắng của Washington trong OAS đều bị thất bại và chưa bao giờ Hoa Kỳ có thể thực sự kêu gọi các nước trong OAS cắt đứt quan hệ với Cuba. Cho tới năm 2009, tất cả các nước trong tổ chức, trừ Hoa Kỳ, đã bỏ phiếu để kết nạp Cuba trở lại làm thành viên.
Việc Hoa Kỳ đơn phương loại trừ Cuba ra khỏi OAS vào năm 1962 đã gây ra chia rẽ rất lớn cho tới tận ngày hôm nay. Thậm chí tới một đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực như ông Felipe Calderón, tổng thống Mexico cũng không đồng tình với việc cấm vận Cuba của Mỹ chứ chưa nhắc tới ông Hugo Chavez của Venezuela trước đây.
Hội nghị của OAS chuẩn bị nhóm họp vào tháng 4 năm 2015 tới đây tại Panama thoạt đầu bị Washington phản đối dữ dội vì sự có mặt của Cuba trong tư cách một thành viên đầy đủ. Nếu sáu cuộc họp trong quá khứ kể từ năm 1994, Washington luôn loại bỏ Cuba ra ngoài mà các nước thành viên không thể thay đổi được thì giờ đây đã khác. Cuba đã chính thức được tất cả các nước trong tổ chức công nhận, chỉ trừ Washington nên sự có mặt của Cuba là tất yếu và với các nước khác, Washington không có mặt cũng không ảnh hưởng gì tới hội nghị. Ông Barack Obama buộc phải đứng trước hai lựa chọn: hoặc tẩy chay tổ chức OAS, hoặc phải chấp nhận việc Cuba trở lại làm thành viên của OAS như một sự thất bại của chính sách cấm vận trên năm thập niên qua.
Ngay sau tuyên bố của ông Barack Obama và ông Raul Castro, đại diện của hầu hết các nước trong châu lục đã có phản ứng tích cực về sự kiện lịch sử này. Nếu ông Juan Manuel Santos , tổng thống Columbia cho rằng việc làm của ông Barack Obama và ông Raul Castro "Can đảm và bạo dạn" thì nữ tổng thống Brasil, bà Dilma Rousseff, cho rằng đây là một "tấm gương sáng cho cả thế giới". Đại diện các chính quyền các nước khác trong khu vực như Mexico, Panama, Nicaragua, Venezuela, Bolivia, Arghentina,... đều đã lên tiếng chúc mừng Washington và Havana. Nhưng người hưởng lợi nhiều nhất có lẽ là Brasil, khi họ đang đầu tư hàng tỷ USD cho cảng biển và đặc khu kinh tế Mariel, gần Havana và Brasil trong tương lai vẫn sẽ là đối tác tiềm năng hàng đầu của Cuba.
Với các nước ngoài châu lục, đáng kể nhất cho tới nay với Cuba chỉ có Trung Quốc là quan hệ buôn bán nhiều nhất. 18% hàng xuất khẩu của Cuba sang Trung Quốc và theo chiều ngược lại tới 30%. Một nước Cuba với vẻn vẹn 11 triệu dân không phải là mối lo của Hoa Kỳ mà nó còn nhiều hơn thế. Venezuela, Nicaragua, Chile, Brasil, Hondura,.... nơi nào Trung Quốc cũng đang đầu tư quá mạnh. Xuất khẩu tài nguyên từ các nước châu Mỹ Latinh sang Trung Quốc với con số khổng lồ: Năm 1999 với 26,7%, năm 2009 đã lên tới 38,8%, nói rõ ra là Trung Quốc đang tranh thủ lúc Washington và các nước trong châu lục giận dỗi nhau vào tha hồ vơ vét tài nguyên khoáng sản. Thương mại song phương giữa Trung Quốc và châu Mỹ La Tinh từ năm 2000 tới năm 2012 tăng bình quân tới 30% mỗi năm, kim ngạch hai chiều năm 2013 đã lên tới 261 tỷ USD. (Số liệu: latina-press.com)
Thêm vào đó là những khoản tiền được các nhà đầu tư Trung Quốc ném vào với những con số lớn tới mức nếu các nước đó tự làm có lẽ hàng trăm năm nữa cũng không bao giờ có được đã khiến cho tất cả các nước ở đó càng muốn quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh hơn. Washington không phải vì người ta lo sợ một nước Cuba cộng sản hùng mạnh vì cho dù Cuba có mạnh tới đâu thì vẫn quá nhỏ so với quyền lợi của nước Mỹ. Nhưng một châu Mỹ với quá nhiều quyền lợi của người Trung Quốc, đó mới là điều đáng sợ và với những con số khổng lồ ở trên, hiển nhiên không thể nào Washington không nhìn thấy.
-/-
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét