Sai lầm không thể bào chữa, lỗ hỗng chết người của khoa học và chủ nghĩa duy vật
Xã hội rối ren, chiến tranh leo thang, thiên tai, dịch bệnh lan tràn.
Phải chăng đời là bể khổ?
Cướp của hại người, tranh giành, lấn đất, lấn biển, xâm phạm cướp nước khác, tạo oán thù, gây chiến tranh,... Rồi thì tất cả đều phải chết. Đó là một sự thật mà ta vội quên khi tham dục che mờ sự hiểu biết.
Chủ nghĩa duy vật, khoa học tự hào tin rằng - Thế giới tâm linh không tồn tại.
Lại lầm lạc! Sự sống của con người là hạnh phúc. Vậy đã bao ngàn năm rồi con người phải sống trong khổ đau. Giá trị thực sự của sự sống chỉ là sinh ra và chết đi. Chân lý nằm trong tay kẻ mạnh.
Vậy thiện ác, xấu tốt cần chi phải phân định cho rạch ròi?
Tại sao phải sống lương thiện chịu đời nghèo khổ?
Hãy cứ tàn ác, cay độc để giành giật, cướp lấy sự sang giàu, sung túc. Ai rồi cũng phải chết. Chết là hết. Có gì mà đáng sợ.
Lòng tham dục là đầu mối của khổ đau. Cái tôi thường tại cũng là sự mê lầm. Có bao nhiêu sự vật hiện tượng mà khoa học không thể giải thích và chối bỏ sự tồn tại những điều dường như phi lý đó. Kết quả được gì ngoài sự đè nén, kiềm chế sự hiểu biết của nhân loại. Nuôi lớn lòng tham dục loài người để rồi đau khổ, lầm lạc đi vào ngõ cụt - Diệt vong loài người.
Khoa học đang đi tìm sự sống ngoài vũ trụ, phát những tín hiệu gửi thông điệp về sự sống của loài người ở trái đất. Thật là việc làm hoang đường!
Khi chưa nắm bắt được sự hiện diện của sinh vật tồn tại trong vũ trụ và những hành tinh khác thì làm sao con người có nhận biết được các sinh vật ngoài trái đất giao tiếp với nhau bằng loại ngôn ngữ hay tín hiệu gì?
Vậy tín hiệu mà con người phát đi có giá trị gì?
Thật quá khập khiễng! Việc làm này giống như ta đứng trước con gà mà phát âm thanh tiếng con vịt, con heo, con bò,… và có lẽ con gà nghe những âm thanh đó sẽ ngỡ là tiếng mưa rơi.
Thật ra khoa học đang tìm kiếm một vài “Con chuột bạch” mang về phòng thí nghiệm. Đó mới là mục đích của các nhà khoa học. Ngoài ra, cùng với lòng tham con người đang tìm vùng đất mới hoặc kiếm tìm những khoáng vật, kim loại quý mang về trái đất và còn gì nữa,… Họ sẽ cướp những thứ mà con người cần và mang về. Nhưng khoa học chưa lường được hậu quả của những việc họ dự định làm và trước mắt họ đã mang rác ném vào vũ trụ. Có lẽ con người sẽ sớm trả giá cho việc làm thiếu ý thức này.
Phải chăng hình thành (sinh ra), lớn lên, suy kiệt (già yếu), tan ra (mất đi) là biểu hiện của sự sống?
Vậy thì có nơi nào, vật nào không có sự sống?
Sự sống bắt đầu từ sự hình thành và biến diệt của những hành tinh. Con người đã chủ quan áp đặt tâm ý của mình vào vạn vật. Vì thế tri thức con người lầm lạc chất chồng.
...
Tiên phong cho sự tiến bộ loài người - Khoa học vẫn đang cố tìm câu trả lời nguồn gốc của con người, của sự sống.
Thời gian bắt đầu khi nào, có kết thúc không?
Vũ trụ là vô biên hay hữu biên, là vô hạn hay hữu hạn,…?
Việc đi tìm nguồn gốc loài người và sự sống là rất cần thiết và đúng đắn nhưng khoa học đã sai khi tìm hiểu nguồn gốc con người, sự sống lại đi tìm hiểu ở nơi không có sự sống, loài người. Cụ thể, khoa học ra ngoài vũ trụ, không gian để đi tìm nguồn gốc sự sống. Có lẽ đây là sai lầm không thể chối cãi và không thể bào chữa của ngành khoa học.
Sai lầm khác rất nghiêm trọng của ngành khoa học là từ bỏ câu hỏi của người xưa “Con người chết sẽ đi về đâu?”.
Vì sự hiểu biết nông cạn và chủ quan khi không thể trả lời câu hỏi trên tri thức nhân loại đã vội bác bỏ bằng việc khẳng định - Con người chết là hết. Điều này đồng nghĩa với việc chặn đứng sự hiểu biết của loài người về nguồn gốc của sự sống, của loài người. Bởi vì nếu xem như câu hỏi nguồn gốc của sự sống là một ổ khóa cần mở thì câu trả lời con người chết sẽ đi về đâu chính là chiếc chìa khóa duy nhất để mở ổ khóa đó.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét