Tôi không biết mình có thích ăn nóng không, nhưng tôi thích tự do. Tự do, ý nghĩ đó làm đầu tôi nóng lên. Ông hiệu trưởng hay trêu chọc tôi về tính ưu việt của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mà ông hay nói tắt thành xã nghĩa. Có thể đây là khái niệm mới của ông, nó dễ hiểu kiểu như: nếu bạn cởi áo khoác ra thì lạnh.
Ông hỏi tôi: "Bạn vửa mất một học sinh nữ, phải không?” Hình như ông cũng biết không phải lúc để đùa nữa. “Chúng ta sẽ mất hết học trò, chúng lạnh và sợ hãi, chạy trốn trong bụi cây. Chúng ta không biết nơi mà những đứa trẻ đến. Chúng có thể nhảy vào trong hồ, như cô giáo Mai, nhưng không có nghĩa là chúng sẽ chết.”
Cái hồ mà những đứa trẻ nhảy vào ám ảnh tôi. Đêm đó, khi đi ngủ, tôi vẫn cảm thấy cái hồ đè lên ngực. Tôi cảm thấy hơi tê, nó lan ra làm buốt từ ngón tay út cho đến vai. Chắc là có ai đè lên tôi, vì tôi cảm thấy có một nụ hôn. Tôi mong đợi cô giáo Mai hiện hồn về, nhưng cô giáo Thảo đã nói tôi không được khỏe. Tôi biết rằng cảm lạnh là câu chuyện nghiêm trọng ở nơi này, nó liên quan đến mặt nạ và các bí mật. Bời vì mọi người cứ trêu khi tôi bị ốm, họ nói: "Thầy thưởng thức bữa tối như thế nào?" Giọng nói của họ rất thân thiện, họ dường như đã biết, khi nào cánh cung của tôi có thể bật ra được như một người đàn ông với một phụ nữ. Bị cảm lạnh, đó là trò chơi mà người ta có thể thực hiện trong phòng, cả đêm.
Cô giáo Thảo mang theo một hộp bánh, cô thản nhiên: "chúc mừng ngày Valentine". Cô đứng trên một chân để tung chân kia ra, một kiểu khởi động hơi nghênh ngang nhưng vui mắt. Tôi hát cùng với cô, giọng hơi ai oán:
Tôi tên là…
Tôi hơi nhỏ…
Mặc dù tôi không bao giờ có thể nói lý do…
Tôi nghèo khó…
Cô giáo Thảo đứng ngay trước mặt tôi khi bắt đầu hát. Ông hiệu trưởng đang ở dưới bếp, chuẩn bị món ăn. Tôi rất vui, tôi nói: “Thật là một bộ trang phục tuyệt đẹp. Váy ngoài màu đỏ, váy lót màu vàng, áo trắng, vạt áo thêu hoa màu xanh.” Cô giáo Thảo hơi ngượng: “Mẹ đã tặng nó cho em." "Ngay cả những hình thêu?" “Ừ, mẹ thêu rất đẹp.” Ông hiệu trưởng cũng hát: “Có người lòng như khăn mới thêu…” Chắc chắn rồi. Em sẽ thêu ở đây, suốt đêm nay. Cô tiếp tục quay cuồng và dậm chân, các tô sứ đựng món ăn kêu leng keng trên kệ. Ông hiệu trưởng vẫn nói: “Tôi muốn các học trò quay lại và đừng bỏ chúng ta. Không có chúng thì chẳng có thầy cô giáo, cũng chẳng còn hiệu trưởng.” Nhưng hôm nay là ngày Valentine, cô giáo Thảo chỉ chăm chú vào việc xé hộp các tông chứa những cái bánh hình trái tim.
Cô tiếp tục hát trong cách đứng hơi nghênh ngang của mình:
- Tôi là chiếc yếm trên ngực của trẻ con…
- Tôi thơm mùi sữa…
- Tôi phụ trách phát lương…
ở một ngôi trường
chán ngắt…
Ông hiệu trưởng cười: “Được rồi, thế là đủ rồi.” Ông nhìn tôi: “Bạn có hiểu điều đó không?” Cô giáo Thảo với đôi mắt đầy nước mắt, vứt chiếc áo khoác của mình xuống đất. Ông nhặt lên, theo thói quen ông lần tìm mấy cái nút.
Tôi hỏi: “khi nào em về?” Cô không trả lời.
Tôi biết mình nên nói lời tạm biệt trước khi ông hiệu trưởng lên tiếng. Và như vậy tôi sẽ nhận được sự an toàn. Tôi biết ông tàn bạo. Tôi đã kể cho mọi người nghe việc ông biến anh chàng mang sách về nhà để đọc thành tên ăn cắp như thế nào rồi. Tôi đã im lặng. Tôi sợ, và tôi đã ngượng khi anh ấy về phòng cùng tôi lấy lại cái va ly, ra đi.
"Tôi đã có ý định kết hôn," ông nói với tôi. Bạn có nhớ bạn đã từng hỏi tôi về chuyện này không? Trước khi ra về, ông đã ném tất cả các mẩu bánh hình trái tim xuống đất. Tất cả những trái tim đều màu đỏ, ông nói: “để cho chim có thức ăn.” Ông tiếp: “Đám cưới sẽ diễn ra bất cứ khi nào, trong sự hiện diện của những người mà chúng ta yêu thích.”
“Đám cưới? Chiếc nhẫn kim cương?” Tôi nói với ông rằng tôi chưa bao giờ dám nghĩ về nó. Ông cười: “vậy là tốt. Bạn nên biết mình là ai?” Nhưng tự dưng cô giáo Thảo lên tiếng: “Tôi không phải là một cô gái thông thường. Tôi phát lương và khẩu phần cho mọi người. Tôi không thích là sự chú ý riêng của một ai đó.”
Tất nhiên, tất cả mọi người nghi ngờ điều gì đó. Chả ai tin. Ba cô giáo còn lại quay mặt cười đau khổ. Những con chim đang bay về ăn những mẩu bánh ông hiệu trưởng rải ra, đang rỉa lông một cách âu yếm. Tôi biết không ai đứng về phía tôi, họ thích trêu chọc anh chàng giáo viên môn Sử, thảm hại và nghèo đói như chính lịch sử của đất nước này. Họ biết tôi chỉ dám nằm mơ một đám cưới mời nhau trà lá và ít bánh quy cứng như những quy định của ông hiệu trưởng.
Từ tháng Ba đến ba mươi tháng Tư là thời gian thật nghiệt ngã. Đó là thời điểm những người mắc bệnh lao nặng lên sau khi chống chọi với một mùa đông chết chóc. Có người đã chết, “chết thật tình cờ, nằm chết như mơ…” Nên nếu một đứa trẻ nào không xuất hiện trong lớp học, tôi biết mình phải tìm chúng ở nghĩa trang. Và khi tìm thấy chúng, ông hiệu trưởng sẽ cho tôi một thỏa thuận thật sự sau ngày ba mươi tháng Tư. Ông biết, nhà trường có những khủng hoảng sau mùa đông lạnh buốt, và ông cần một vị trí để ông mãi mãi làm nhà quản lý. Ông muốn phục vụ nhân dân.
Vài ngày sau đó, ông kết hôn. Ông nói: “Tôi từng nghĩ mình có quá nhiều kẻ thù, nhưng hóa ra không phải. Tôi không đổi màu như môn Sử của bạn, có thu vàng và lá đỏ. Tôi chỉ nghĩ mình đang thay quần áo trong nhà tắm nữ, và ngắm những bông hoa dại trên con đường. Bạn có thấy vậy không?” “Dạ,” tự nhiên tôi bật ra giòn tan sau khi thấy ông vứt que xiên thịt để nướng sau đám cưới. Ông nói: “Những quyển tiểu thuyết Nga. Tiếc là lúc đó bạn không nói rõ. Cho tôi được xin lỗi.” Mặc dù không dám thừa nhận, nhưng tôi tin rằng ông đã nhìn thấy quá nhiều người nằm xuống trong các đầm lầy hoặc chiến hào ngập bùn đỏ cho ông trở về. Tôi biết, chứng bệnh viêm dính cột sống làm người ta không thể cúi người xuống khi có lỗi. Nên bây giờ ai cũng phải giữ lại những cảm xúc riêng cho bản thân mình.
Tôi nói: “Sao chúng ta không nhìn về tương lai?” Tuy nhiên, sau khi hỏi tôi thấy các mút dây thần kinh hơi ớn lạnh, như khi cô giáo Thảo cởi quần áo của tôi. Tôi chải lại mái tóc bị cô ấy vò rối tung, và khi tôi chào ông hiệu trưởng để đi ra, nàng lén mỉm cười, nói nhỏ vào tai tôi rằng tôi trông rất khá.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét