Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Bí mật Trung Nam Hải


Tòa nhà Trung Nam Hải được coi là biểu tượng quyền lực của Trung Quốc hiện đại giống như Nhà Trắng của Mỹ hay điện Kremlin của Nga.

Trung Nam Hải là tên gọi chung của khu vực Trung Hải và Nam Hải, ngoài ra còn có một "Hải" nữa là Bắc Hải (nay là Công viên Bắc Hải) nằm tại phía tây của tòa thành cổ mang tên Cố Cung tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Trung Nam Hải có diện tích tổng cộng 1.500 ha, trong đó diện tích mặt nước là 700 ha. 

Trung Nam Hải được xây từ thế kỷ 12 và tiếp tục được tu bổ vào thời nhà Nguyên, Minh và có hình dáng như hiện tại từ thời nhà Thanh. Theo các tài liệu được chính phủ Trung Quốc công bố, khu Trung Nam Hải rộng hơn 100 ha, có khoảng 150 lầu, và các tòa nhà được xây dọc theo ba chiếc hồ nhân tạo và nối với nhau bằng hai chiếc cầu.

Khu vực xung quanh chiếc hồ ở phía bắc được mở làm công viên Bắc Hải dành cho công chúng, trong khi hai chiếc hồ Trung Hải và Nam Hải, tạo nên "biểu tượng quyền lực tối cao" Trung Nam Hải. Những lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đều có văn phòng ở đây, bao gồm các thành viên Bộ Chính trị nước này.

Điều kỳ thú là cái tên Trung Nam Hải bắt nguồn từ tiếng Mông Cổ trong thời nhà Nguyên trị vì Trung Quốc với ý nghĩa "vùng nước".

Cửa chính vào Trung Nam Hải, trên đề chữ: Tân Hoa Môn. Bên trong là dòng chữ: Vì nhân dân phục vụ
Cửa chính vào Trung Nam Hải, trên đề chữ: Tân Hoa Môn. Bên trong là dòng chữ: Vì nhân dân phục vụ

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, cái tên này vẫn được sử dụng cho tới ngày nay. Nhiều lãnh đạo nổi tiếng Trung Quốc từng sống tại tòa nhà này như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ ...

Một nhà báo Nhật Bản từng viết trên tờ Asahi Shimbun rằng: "Địa thế đẹp, kiến trúc độc đáo nhưng vì tính chất tối mật được đặt lên hàng đầu nên Trung Nam Hải đến nay vẫn là một bí ẩn trong mắt du khách. Đằng sau bức tường màu đỏ với dòng chữ "Vì nhân dân phục vụ" ẩn chứa những quyết sách tối cao của Trung Quốc.

Ngoài bức tường bao màu đỏ, du khách có thể thả sức chụp ảnh lưu niệm, nhưng bên trong bức tường, đó chính là nơi ra đời những quyết sách quan trọng nhất chèo lái đất nước Trung Quốc trở thành một tâm điểm phát triển của thế kỉ 21".

Điều độc đáo nhất trong kiến trúc ở Trung Nam Hải chính là "trong vườn có vườn" với sự kết hợp độc đáo của các hồ nước, các ngọn giả sơn để tạo cảm giác bình yên, cổ kính với những bức tường, gạch lát có lịch sử hàng trăm năm.

Lần ngược lại lịch sử, Trung Nam Hải bắt đầu trở thành khu vực làm việc của lãnh đạo từ năm 1912. Đó là khi hoàng đế Phổ Nghi nhà Thanh thoái vị, Viên Thế Khải lên nắm quyền và thành lập Trung Hoa dân quốc. Họ Viên gọi khu nhà này là Tổng thống phủ của Bắc Dương chính phủ do Viên lập ra.

Sau này, Viên Thế Khải xưng đế và gọi đây là Tân Hoa cung, với hàm ý đây là cung điện của nhà nước Trung Hoa mới.

Những bức tường cao với đèn lồng đỏ ở Trung Nam Hải
Những bức tường cao với đèn lồng đỏ ở Trung Nam Hải

Đến thời Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, họ Tưởng dời đô về Nam Kinh, đặt nơi này dưới quyền quản lý của quân khu Bắc Bình. Toàn bộ khu vực Trung Nam Hải khi đó được mở cửa cho dân chúng tham quan.

Năm 1949, khi nhà nước Trung Quốc hiện đại chính thức tuyên bố thành lập, Trung Nam Hải được chọn làm nơi làm việc, họp bàn của Đảng và Chính phủ Trung Quốc.

Do các lãnh đạo tối cao của Trung Quốc đều làm việc tại đây nên Trung Nam Hải trở thành biểu tượng quyền lực của đất nước đông dân nhất thế giới.

Trung Nam Hải là nơi được bảo vệ nghiêm ngặt nhất Trung Quốc, tách biệt với công chúng. Giai đoạn từ năm 1977-1985, nơi đây từng mở cửa một số phần cho người dân tham quan nhưng sau đó đóng cửa hoàn toàn với những người không được phép tiếp cận.

Bao quanh Trung Nam Hải là bức tường có chu vi hơn 100m, cao 6m với lượng camera an ninh dày đặc, đảm bảo không ai có thể thâm nhập trái phép. Quanh tường là hàng cây xanh với đèn lồng đỏ, phối hợp cùng màu đỏ của tường tạo ra cảm giác lịch sử sâu xa.

Các vệ sĩ ở Trung Nam Hải.
Các vệ sĩ ở Trung Nam Hải.

Từ thời mới thành lập, Trung Nam Hải đã chứng kiến những quyết sách mang tính vận mệnh với Trung Quốc. Nơi này diễn ra kỳ họp đầu tiên của chính quyền Trung Quốc sau khi giành độc lập năm 1949.

Cũng chính tại đây, bài "Nghĩa dũng quân tiến hành khúc" trở thành quốc ca Trung Quốc và cái tên Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa cũng được định ra sau những cuộc họp bàn bên trong Trung Nam Hải.

Một điều nữa được coi là bí mật ở Trung Nam Hải, chính là hệ thống đường hầm chưa từng được các lãnh đạo Trung Quốc nhắc đến công khai.

Theo báo Asahi Shimbun của Nhật Bản, một cựu quan chức quân đội giấu tên từng nói với báo này về một đường hầm bí mật nối Trung Nam Hải với Đại lễ đường nhân dân – nơi diễn ra các kỳ họp Quốc hội Trung Quốc.

Nguồn tin của Asahi Shimbun nói còn có một số đường hầm được xây dựng để chống bom nguyên tử. Ý tưởng này được nói là của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông đưa ra trong thời kỳ quan hệ Trung – Xô trở nên xấu đi vào cuối những năm 1960.

Vài năm trước, khi đường hầm trú ẩn ở một số khu vực tại Bắc Kinh được hé lộ cho công chúng tham quan, tin đồn về đường hầm bí mật ở Trung Nam Hải càng được cho là đáng tin hơn.

Năm 1960 Xuân Ngẫu Tề được cải tạo thành vũ trường, sân khấu, rạp chiếu phim và phòng ngủ đặc biệt của Mao Trạch Đông. Đêm đêm ca múa đều là những diễn viên trẻ đẹp, tuổi 18-20, được tuyển chọn từ các đoàn văn công.
Trung Nam Hải dưới thời Mao Trạch Đông là nơi cực lạc của các quần vương, đồng thời lại là chiến trường đấu đá quyết liệt tranh giành quyền lực giữa Mao Trạch Đông với các quần thần. Nó để lại biết bao bi khốc trong ký ức các nguyên lão.

Mao ở phòng Cúc Hương thư 18 năm, nơi này có 2 lối ra vào, một gian dành riêng cho những người phục vụ đặc biệt; một dành riêng cho Mao Trạch Đông và Giang Thanh. Bên cạnh có các phòng cơ yếu, vệ sĩ trưởng, chủ nhiệm cách mạng văn hóa – trước đó làm chủ nhiệm văn phòng trung ương – Dương Thượng Côn. Sau khi gia đình Dương dọn đi thì nơi đây để đồ tặng phẩm, bàn bóng bàn. Mao Trạch Đông ở đấy từ tháng 9/1949 đến trung thu năm 1967 thì dọn đến Du Vịnh Trì ở phía tây Trung Hải.

Hàng năm cứ vào tối ngày 26/12, ngày sinh nhật của Mao Trạch Đông thường có mời các đồng sự, bạn bè, nhưng ngày 26/12/1966, Mao Trạch Đông mời các thành viên của Ủy ban Cách mạng văn hoá, các bạn chiến đấu cũ nhưng số các bạn chiến đấu cũ chỉ có Chu Ân Lai tới, còn lại đều là các thành viên của Ủy ban Cách mạng văn hóa. Ngoài Mao Trạch Đông ra, dần dần có thêm gia đình của Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Lâm Bá Cừ, Bành Đức Hoài, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn, Hồ Kiều Mộc.

Năm 1960 Xuân Ngẫu Tề được cải tạo thành vũ trường, sân khấu, rạp chiếu phim và phòng ngủ đặc biệt của Mao Trạch Đông. Đêm đêm ca múa đều là những diễn viên trẻ đẹp, tuổi 18-20, được tuyển chọn từ các đoàn văn công. Chu Ân Lai rất ít khi đến đây nhảy, vì đã có sàn nhảy riêng ở Tử  Quang bên bờ Tây Bắc của Trung Hải.

Hàng ngày, cứ 19h30, vợ chồng Chu Đức – Khang Khắc Thanh dắt nhau đến sàn nhảy thì đã có các nữ diễn viên trẻ đẹp đón tiếp, cầm tay Chu Đức đi kiểu “Quân ngũ đại bộ” cho đến khi các em áo thấm mồ hôi. Thực tế thì Chu Đức nhảy cũng được. “Đi đại bộ” là theo lời bác sĩ để rèn luyện thân thể. Khoảng 21giờ Chu Đức đưa vợ về nghỉ, Chu Đức có thói quen ngủ sớm, dậy sớm.

Sau khi Chu Đức rời sàn nhảy thì vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ – Vương Quang Mỹ mới đến nhảy. Lưu Thiếu Kỳ nhảy rất giỏi, nhất là điệu valse nhanh. Bạn nhảy của Lưu Thiếu Kỳ là những cô diễn viên thanh tú, nhẹ nhõm, linh hoạt như bướm bay. Các cô rất thích nhảy với Lưu Thiếu Kỳ, thường là các em chủ động mời trước. Còn bà vợ Lưu thì ngồi ở salon mỉm cười, mắt theo dõi phu quân của mình. Lưu Thiếu Kỳ rất bận, mỗi lần chỉ nhảy khoảng một tiếng đồng hồ.

Vương Quang Mỹ, nhảy cũng rất đẹp. Thường thì bản nhạc sau cùng thì hai vợ chồng Lưu mới nhảy với nhau. Khi đó các cô văn công đều chiêm ngưỡng, đồng thời mọi người biết, vợ chồng Lưu chuẩn bị rời sàn nhảy.

Còn các vị lãnh đạo xuất thân từ quân đội như Nguyên soái Trần Nghị, Phó thủ tướng Lý Tiên Niệm, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Thượng tướng Tiêu Hoa, khi nhảy thì ưỡn ngực ra, ghì sát các cô diễn viên trẻ đẹp, mặt chạm cả vào phấn son của người ta, các em không dám nói, không dám cự tuyệt. Vì được tuyển chọn vào Trung Nam Hải để làm bạn nhảy với các vị lãnh đạo quốc gia, là “đi làm nhiệm vụ” cần phải “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị vinh quang đã được giao phó. Qua tuyển chọn lý lịch chính trị tốt mới được đi làm nhiệm vụ, ai mà chẳng thấy vinh hạnh.

Mao Trạch Đông rất ít khi cùng đi nhảy với phu nhân. Giang Thanh cũng có lần đến sàn nhảy ngồi xem, rất ít người dám nhảy với Giang Thanh. Giang Thanh xuất thân từ minh tinh màn bạc, đương nhiên nhảy rất giỏi nhưng tính khí lạ thường. Sau khi Mao Trạch Đông đến sàn nhảy liền ngồi vào chỗ salon giành riêng uống trà nói chuyện, có khi hẹn người đến đây thảo luận, hội báo công tác.

Thường Mao Trạch Đông đến sàn nhảy và ở đó từ hơn 22h đến 1h sáng. Các nữ diễn viên trẻ đẹp được cùng nhảy với vị lãnh đạo vĩ đại đều lấy làm vinh dự. Có khi một bản nhạc, Mao Trạch Đông thay đổi 3 cô để nhảy. Ngoài vũ trường các nhân viên văn công khác tự nhiên phải biết phận mình nghiêm chỉnh giữ “kỷ luật cách mạng”.

Ngày 27/6/1980, Đặng Tiểu Bình chỉ thị cho ban soạn thảo “Quyết nghị”: Trọng tâm tư tưởng của Mao Chủ tịch là vấn đề gì? Mặt nào là chuẩn xác, sai lầm cần phê bình, nhưng phải thỏa đáng….
    Tới đánh giá “công và tội” của Chủ tịch Mao
Cách đây gần 34 năm (tháng 11/1979), dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình và Bộ Chính trị, Ban Bí thư bắt tay soạn thảo: “Những quyết nghị có liên quan tới một số vấn đề lịch sử của Đảng Cộng sản Trung quốc từ khi thành lập nước tới nay” (gọi tắt là “Quyết nghị”). Tổ soạn thảo do Hồ Kiều Mộc phụ trách. Đặng Tiểu Bình rất coi trọng lần soạn thảo này – đích thân chỉ đạo, góp ý kiến tới 16, 17 lần.
Tháng 3/1980, tổ soạn thảo văn kiện nêu ra những ý kiến sơ bộ. Ngày 19/3/1980, Đặng Tiểu Bình nêu 3 ý kiến mang tính chỉ đạo đối với những nguyên tắc, tư tưởng, yêu cầu cũng như cách viết. Thứ nhất, xác lập vai trò lịch sử của đồng chí Mao Trạch Đông, kiên trì và phát triển tư tưởng của Mao Trạch Đông. Đây là điều quan trọng nhất. Thứ hai, phải tiến hành phân tích một cách thực sự cầu thị đối với những sự kiện trọng đại của đất nước trong suốt 30 năm kể từ khi thành lập nước đến nay, vấn đề nào là chính xác, là sai lầm phải được làm rõ, kể cả việc đánh giá một cách nghiêm túc, cẩn thận những sai, đúng của một số đồng chí chịu trách nhiệm khi đó. Thứ ba, thông qua những quyết nghị này để làm tổng kết mang tính căn bản. Việc tổng kết không cần quá chi tiết, nhưng cũng không thể qua loa đại khái. Tổng kết những gì đã qua sẽ có tác dụng đoàn kết mọi người đồng tâm nhất trí tiến lên phía trước.

Uông Đông Hưng - Mao Trạch Đông
Ngày 1/4/1980, Đặng Tiểu Bình lại góp ý chỉnh lý lại bản dự thảo. Ông còn nêu những ý tưởng của mình đối với lịch sử 17 năm 1949-1966 (từ khi thành lập nước tới “Cách mạng văn hóa”). Ngày 27/6/1980, Đặng Tiểu Bình chỉ thị cho ban soạn thảo “Quyết nghị”: Trọng tâm tư tưởng của Mao Chủ tịch là vấn đề gì? Mặt nào là chuẩn xác, sai lầm cần phê bình, nhưng phải thỏa đáng. Nếu chỉ nói sai lầm cá nhân của Mao Trạch Đông sẽ không giải quyết được vấn đề, quan trọng nhất vẫn là vấn đề chế độ.
Từ tháng 10/1980, hơn 4.000 cán bộ lãnh đạo cao cấp đã tiến hành thảo luận trong 20 ngày, có hơn 50 đại biểu phát biểu ý kiến góp ý cho bản dự thảo “Quyết nghị”. Tại cuộc thảo luận, mọi người đã mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình, của đơn vị mình… trong đó nhiều ý kiến quý giá như: Phải bổ sung thêm những vấn đề lịch sử sau khi đập tan “bè lũ 4 tên”. Nên viết ngắn lại, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, không lan man. Nhưng cũng có ý kiến (chưa đúng đắn) cho rằng: Không nên viết vào dự thảo những vấn đề tư tưởng của Mao Trạch Đông. Những sai lầm trong “Đại nhảy vọt”, “Cách mạng văn hóa” còn nghiêm trọng hơn cả những việc cần giải quyết trong cuộc đấu tranh giai cấp.
Nói cho cùng thì những sai lầm trong “Cách mạng Văn hóa” bắt nguồn từ bản chất chưa tốt của Mao Trạch Đông. Thời kỳ trước, Mao Trạch Đông là người theo chủ nghĩa Mác, là người của Chủ nghĩa cộng sản, nhưng về sau Mao Chủ tịch không phải là người theo chủ nghĩa Mác, không phải là người của Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những sai lầm trước và trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa” đều do một mình Mao Trạch Đông đảm trách.
Chính vì có nhiều ý kiến khác nhau nên ngày 25/10/1980, Đặng Tiểu Bình đã có buổi gặp gỡ với các đồng chí phụ trách Trung ương và nêu một số kiến nghị: Nếu không nói những vấn đề tư tưởng của Mao Trạch Đông thì sẽ không chính xác, thỏa đáng trong việc luận bàn giữa “công và tội” của Mao Chủ tịch, thậm chí nhiều cán bộ, nông dân, trí thức… sẽ không thỏa mãn. Ngọn cờ mà Mao Chủ tịch đã dựng lên không thể bị “đốn ngã”. Ngọn cờ này bị đổ tức là trên thực tế phủ định tất cả quá trình lịch sử mà Đảng ta đã xây đắp nên. Do vậy, trong bản dự thảo phải có phần này. Điều này không chỉ đơn thuần là vấn đề lý luận, mà là vấn đề chính trị rất lớn, cả trong nước cũng như trên trường quốc tế. Nếu không viết vấn đề này hoặc viết không tốt thì chi bằng đừng viết. Chúng ta không viết hoặc không kiên trì tư tưởng của Mao Trạch Đông là chúng ta đã phạm một sai lầm lớn mang tính lịch sử. Chúng ta phải phê bình những sai lầm của Mao Trạch Đông, nhưng nhất định phải thực sự cầu thị, phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng trên mọi góc cạnh của vấn đề, không thể quy mọi tội lỗi cho một người. Mao Trạch Đông vẫn là lãnh tụ của Đảng ta, nếu chúng ta viết quá đi những gì Mao Chủ tịch đã phạm phải tức là chúng ta đã phỉ báng đồng chí mình, bôi nhọ Đảng mình, bôi nhọ quốc gia mình và cũng quay lưng lại chính sự thật của lịch sử.
Tháng 11/1980, ông Hoàng Khắc Thành phát biểu trong buổi viết dự thảo “Quyết nghị”: Là một cán bộ lão thành cách mạng, đã từng chịu nhiều oan trái suốt từ năm 1959 cho tới khi được minh oan, từng bị Mao Chủ tịch phê bình, phán xử một cách oan ức tại hội nghị “Lư Sơn”… nhưng ông vẫn khẳng định những công lao to lớn trong lịch sử của Mao Trạch Đông. Ông nói: Nếu đổ tất cả trách nhiệm cho Mao Trạch Đông thì chúng ta đã làm một việc trái với sự thật của lịch sử. Tôi rất hiểu tâm tư của những đồng chí từng bị oan trái vì tôi cũng là một người trong số họ, nhưng chúng ta không nên phát biểu một cách cực đoan vô trách nhiệm. Chúng ta không thể lồng tình cảm cá nhân vào chuyện này được mà phải có cái nhìn thực sự cầu thị.

Mao Trạch Đông cùng các lãnh đạo thời kỳ mới lập nước
Tháng 3/1981, Đặng Tiểu Bình đề nghị thống nhất lại những phần đã soạn thảo: Mọi người đều nhất trí với những thành tích 7 năm (1949-1956). Từ năm 1956 đến 1966 cần khẳng định: Nói chung là tốt, về cơ bản đất nước đã phát triển một cách bình thường, giữa thời kỳ có một số chỗ “khúc khuỷu, sai lầm” nhưng nhìn chung thành tích là chủ yếu. Đối với thời kỳ “Cách mạng văn hóa” cần viết một cách khái quát, những hậu quả của thời kỳ này còn rất nặng nề, thậm chí còn rơi rớt tới tận hôm nay.
Ông Hồ Diệu Bang bổ sung: “Sau khi gửi bản thảo tới các đồng chí có trách nhiệm, chúng ta cần lắng nghe ý kiến đóng góp của các đồng chí lão thành cách mạng, của các chính trị gia để hoàn chỉnh bản dự thảo này”. Ý kiến này của ông Hồ Diệu Bang được Đặng Tiểu Bình hoan nghênh, tán thành. Ngày 24/3/1981, ông Trần Vân góp hai ý kiến đối với bản dự thảo và ý kiến này đã được Đặng Tiểu Bình đặc biệt coi trọng.
Ngày 26/3/1981, Đặng Tiểu Bình gửi những góp ý kể trên tới tổ soạn thảo: Cần có một lời dẫn, nói về quá trình lịch sử của Đảng trước giải phóng, viết về quá trình phát triển trong 60 năm qua của Đảng. Có viết như vậy thì mới thấy hết được những công lao, thành tích của Mao Trạch Đông, xác lập được vai trò lịch sử của Mao Chủ tịch, mới có căn cứ để kiên trì và phát triển tử tưởng Mao Trạch Đông. Kiến nghị với Trung ương cần tổ chức, coi trọng việc học tập những tác phẩm mang tính triết học của Mao Trạch Đông.
Cuối tháng 3/1981, ông Trần Vân còn nêu 4 vấn đề cần chú ý trong quá trình soạn dự thảo: Cần viết một cách chính xác những sai lầm của Đảng trong 32 năm qua, cần phải trung thực với thực tế. Kiến nghị đưa thêm một số tình hình của Trung Quốc 28 năm trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời phải khẳng định những công lao mang tính lịch sử của Mao Trạch Đông, cần đưa những tư liệu nói về sự giúp đỡ của quốc tế đối với Trung Quốc trong thời kỳ này…
Ngày 7/4/1981, Đặng Tiểu Bình lại đưa ra cách nhìn nhận về một số vấn đề trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”: Cần xác định tính hợp pháp của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9, của hội nghị toàn thể Trung ương 12 khóa VIII. Trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”, Đảng của chúng ta vẫn tồn tại. Trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”, chúng ta đã giành được những thành công lớn trong công tác đối ngoại. Tháng 5/1981, Bộ Chính trị triệu tập một cuộc thảo luận với sự tham gia của hơn 40 lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, thảo luận trong 12 ngày để bàn một số vấn đề xoay quanh “Quyết nghị”.
Ngày 19/5/1991, Đặng Tiểu Bình lại phát biểu trong cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị: “Chúng ta cần nhanh chóng hoàn tất bản dự thảo, nếu để lâu sẽ không có lợi. Để có thể sớm kết thúc chỉ có cách triệu tập hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị, hơn 70 cán bộ lãnh đạo cần tập trung thời gian, sức lực, mỗi người cố gắng một chút để có thể đưa bản thảo này ra trình tại hội nghị toàn thể Trung ương 6 và sẽ cho đăng trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Bộ Chính trị đã căn cứ theo yêu cầu kể trên của Đặng Tiểu Bình tiến hành triệu tập hơn 70 đồng chí lãnh đạo các ban, ngành, ngoài ra còn trưng cầu ý kiến của 130 đại biểu của các đảng phái khác nhằm hoàn tất bản dự thảo. Tháng 6/1981, Hội nghị toàn thể Trung ương 6 khóa XI (hội nghị trù bị) đã tiến hành thảo luận một cách sôi nổi, nghiêm túc bản “Quyết nghị”.
Đặng Tiểu Bình phát biểu ý kiến: “Chúng ta đã hoàn thành bản “Quyết nghị” một cách hoàn hảo, nhất là phần phân tích những vấn đề xoay quanh việc đánh giá đồng chí Mao Trạch Đông, nhưng có chỗ nói còn hơi quá lời, nên sửa chữa đôi chút. Những phần thuộc về trách nhiệm, đương nhiên trách nhiệm chính vẫn là của Mao Trạch Đông, nhưng cũng không thể bỏ qua trách nhiệm của tập thể ban lãnh đạo”, “Về những vấn đề nảy sinh trong 2 năm sau khi đập tan “bè lũ 4 tên” chúng ta cần nhắc tới những sai lầm của Hoa Quốc Phong, điều này có lợi cho toàn Đảng, cho lợi ích của toàn dân và cho cả bản thân đồng chí Hoa Quốc Phong”.
Sau hơn 1 năm chuẩn bị với sự đóng góp của hàng nghìn ý kiến khác nhau, của 4, 5 lần hội thảo mang tính quy mô rộng lớn như họp Bộ Chính trị, trưng cầu ý kiến của các văn sĩ… cùng những ý kiến trái ngược nhau và cả những thăng trầm lớn nhỏ, bản dự thảo “Quyết nghị” cuối cùng đã ra mắt quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, sau khi “Quyết nghị” được công bố vẫn có nhiều dư luận khác nhau xung quanh con người đặc biệt này bởi tính nhạy cảm, phức tạp của vấn đề.
(NLM)

Bí mật Trung Nam Hải (Kỳ 3)

(Petrotimes) - Dư luận cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương (T.Ư) Giang Trạch Dân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch và nguyên Chủ nhiệm Văn phòng T.Ư Đảng, vệ sinh riêng của Mao Chủ tịch Uông Đông Hưng có phản ứng gay gắt đối với cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” (The Private Life of Chairman Mao) do bác sĩ Lý Trí Tuy viết, bởi ông sống gần 22 năm bên cạch Mao Trạch Đông và những thông tin tiết lộ thực sự sốc.
Từ vụ phát hiện máy nghe trộm
Trong cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông”, bác sĩ Lý Chí Tuy cho biết: “Mao Chủ tịch từng bị đặt máy nghe trộm” và đây là tiết lộ nhờ sự “bẩm báo” của bạn tình. Tuy biết việc này từ tháng 2/1961, nhưng Mao Chủ tịch âm thầm điều tra, làm rõ ai chỉ đạo từ bao giờ, vì mục đích gì và tại sao không ai nói với ông chuyện này. Mao Chủ tịch cũng biết được mưu đồ làm phản của Lâm Bưu qua “chuyện trò, tâm tình chăn gối” với vợ một thuộc hạ thân tín của Lâm Bưu. Theo bác sĩ Lý Chí Tuy, Mao Chủ tịch không tin bất cứ ai trừ “bạn tình”.
Vẫn theo bác sĩ Lý Chí Tuy, ông từng chăm sóc cho Trương Ngọc Phượng, thư ký riêng của Mao Trạch Đông khi cô có thai (cuối năm 1972) theo “lệnh” của Uông Đông Hưng và Trương Diệu Từ bởi họ được Mao Chủ tịch chỉ thị: Phải đưa Trương Ngọc Phượng vào dưỡng thai trong một bệnh viện tốt vì cô “mang thai rồng”. Lý Chí Tuy từng kiểm tra sức khỏe cho Mao Chủ tịch nên biết Mao Trạch Đông không còn khả năng sinh sản vì đã gần 80 tuổi.
Chu Ân Lai
Nhưng thực tế cho thấy, sau khi Trương Ngọc Phượng sinh con tại Bệnh viện Sản phụ Hiệp Hòa, Bắc Kinh đã có rất nhiều quan chức cấp cao tới, cả Giang Thanh cũng mua quà thăm hỏi đủ thấy mức độ quan trọng của vấn đề này tới mức nào. Khi làm tạp vụ trên toa tàu đặc biệt của Mao Chủ tịch, Trương Ngọc Phượng mới 17 tuổi (1960-1970), nhưng được phép xem những văn kiện của T.Ư, Quân ủy T.Ư gửi riêng cho Mao Chủ tịch, trong khi Uông Đông Hưng, Trương Diệu Từ, Giang Thanh, Lý Nạp, Mao Viễn Tân cũng không được xem. Trong thời gian Trương Ngọc Phượng nghỉ đẻ, em gái Trương Ngọc Mai được vào phục vụ Mao Chủ tịch thay chị.
Vì được coi là “tổng quản” của Mao Chủ tịch trên thực tế: lo từ sức khỏe, ăn uống đến sắp xếp công việc, tiếp kiến cán bộ - ngay Hoa Quốc Phong, Giang Thanh muốn gặp Mao Chủ tịch cũng phải được sự đồng ý, nên sau khi Mao Trạch Đông chết, Trương Ngọc Phượng lập tức trở thành trung tâm “moi hỏi” của nhiều giới, nhiều người - từ “bè lũ 4 tên” đến Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Mao Viễn Tân đều muốn “gặp riêng”, “hỏi nhỏ”. Vấn đề được quan tâm nhất là sắp xếp nhân sự trong Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị và những “di chúc miệng” của Mao Chủ tịch để phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị, cũng như tiếm quyền.
Trương Ngọc Phượng cho biết, trong tháng 6/1975, Mao Chủ tịch từng triệu tập Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Hiền, Kỷ Đăng Khuê, Ngô Đức, Hoa Quốc Phong, Trần Tích Liên và Trương Ngọc Phượng để nói chuyện: “Bây giờ Chu Ân Lai ngày càng làm mất mặt tôi, anh ta không tán thành tư tưởng của tôi, anh ta phản đối “Cách mạng văn cách”, anh ta với Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình là một ruộc, anh ta được bá tánh kính phục, có cơ sở vững chắc trong Đảng, chính quyền và quân đội”.
Mao Chủ tịch qua đời được 3 ngày, Trương Ngọc Phượng đã bàn giao toàn bộ công văn, giấy tờ do cô quản lý cho Uông Đông Hưng. Sau đó, Giang Thanh và Mao Viễn Tân có tìm Trương Ngọc Phượng gạn hỏi về những văn kiện mật đã từng được đọc, nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Theo quy định của tổ chức, tôi đã bàn giao toàn bộ công văn, giấy tờ cho đồng chí Uông Đông Hưng”. Ngày 15/11/1976, Trương Ngọc Phượng mới sắp xếp xong toàn bộ số hồ sơ, giấy tờ của Mao Chủ tịch để lại và đầu tháng 12/1976 chính thức rời khỏi Trung Nam Hải.
Mối quan tâm của Giang Thanh
Trước khi Mao Chủ tịch qua đời, Giang Thanh đã vội vàng cho rằng thời cơ của bà đã tới nên coi thường tất cả mọi người. Nhưng chính những tuyên bố của Giang Thanh với tổ bác sĩ, y tá phục vụ Mao Chủ tịch đã khiến bà thân bại danh liệt. Và người cung cấp thông tin quan trọng này cho Uông Đông Hưng là Lý Chí Tuy: Sẽ xuất hiện chủ nghĩa xét lại trong T.Ư, nhưng Giang Thanh đã có cách trị bọn họ. Khi đó, Uông Đông Hưng không những là vệ sĩ tiếp cận, mà còn là Chủ nhiệm Văn phòng T.Ư, Bí thư Ban Bí thư kiêm Cục trưởng Cục Cảnh vệ nên ông đã lên kế hoạch bắt Giang Thanh từ khi Mao Chủ tịch còn sống.
Giang Thanh
Bởi khi đó Uông Đông Hưng, Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh biết rằng, Giang Thanh và người của bà ta đã trang bị vũ khí cho dân binh tại Thượng Hải, thành lập tổ chức “dân binh sư” ngay trong Trường đại học Thanh Hoa, còn Mao Viễn Tân đang chuẩn bị điều xe tăng từ Thẩm Dương về Bắc Kinh... nên phải âm thầm chuẩn bị. Uông Đông Hưng còn tiết lộ với Lý Chí Tuy rằng, gần đây Giang Thanh ngày càng quá quắt bởi nhiều ủy viên Bộ Chính trị cũng bị bà ta đả kích. Tại một cuộc họp chính phủ, Giang Thanh lớn tiếng đả kích Hoa Quốc Phong.
Trong tháng 7/1976, Mao Chủ tịch cho gọi Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trần Tích Liên, Kỷ Đăng Khuê và Mao Viễn Tân tới để yêu cầu họ phải đoàn kết, đồng thời cho biết: bên cạnh các anh còn có Trương Xuân Kiều, Ngô Đức và Diêu Văn Nguyên. Mao Chủ tịch không xếp Trương Xuân Kiều vào “nhóm 7 người” kể trên bởi nền tảng, uy tín và cơ sở trong Đảng của Trương Xuân Kiều thấp, quân đội không nghe lời, hơn nữa để nhiều người biết về quá khứ không sạch sẽ của mình.
Ngày 17/7/1976, Hoa Quốc Phong gọi tổ bác sĩ, y tế đến họp với Bộ Chính trị được tổ chức tại phòng khánh tiết (khu hồ bơi cũ). Bởi từ ngày Mao Trạch Đông lên cơn đau tim lần thứ hai, tuy bệnh tình có vẻ ổn định nhưng vẫn nguy hiểm vì phổi nhiễm trùng, thận yếu và nhất là bệnh tim có thể tái phát bất cứ lúc nào. Sau khi nghe tổ bác sĩ, y tế trình bày chi tiết với Bộ Chính trị về tình trạng của Mao Chủ tịch, Giang Thanh lập tức chất vấn: tại sao Mao Chủ tịch lên cơn đau tim đến 2 lần mà còn có thể tái diễn? và cáo buộc đã phóng đại sự thật để trốn tránh trách nhiệm…
Giang Thanh nói: chồng bà chỉ bị viêm phế quản, tim phổi vẫn tốt, thận không có vấn đề gì. Giang Thanh cho rằng, trong xã hội tư sản, bác sĩ là ông chủ vì vậy Mao Chủ tịch nói chỉ nên tin 1/3 những gì bác sĩ nói... vấn đề là muốn trốn tránh trách nhiệm cùng sự bất tài trong chuyên môn. Sau phát biểu của Giang Thanh, tổ bác sĩ, y tế như bị điện giật, nhưng Hoa Quốc Phong đã lên tiếng bênh vực. Bởi ông cùng với Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều ứng trực suốt ngày đêm nên đều nhìn thấy công việc mà tổ bác sĩ, y tế đã làm.
Bác sĩ Lý Chí Tuy nói với Uông Đông Hưng rằng, tuy bị bệnh nặng nhưng đầu óc của Mao Chủ tịch vẫn rất tỉnh táo, mắt trái không nhìn thấy nhưng mắt phải còn nhìn rõ, do đó không một vấn đề quan trọng nào qua mắt ông được. Mao Chủ tịch từng nói về Giang Thanh trước một cuộc họp Bộ Chính trị: Tính đấu tranh mạnh mẽ, kiên định lập trường giai cấp, không phải là người hai mặt, nhưng không hiểu sách lược, không biết đoàn kết với mọi người, do đó sẽ thua thiệt. Nếu bên cạnh có người tham mưu tốt thì sẽ phát triển tốt....
Đông Ngàn-Từ Sơn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: