Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Hồi kí KHƠ RÚT SỐP : VỀ VĂN NGHỆ SĨ

Nguồn - Việt Nam Thư Quán . net

Được đăng bởi  30.10.13           
Khơ rút sốp
Khơ rút sốp

LÊ HOÀI NGUYÊN: Toàn bộ cuốn Hồi ký của Khơ rút sốp đã được công bố từ năm 1990 đến 1995 trên tạp chí Các vấn đề lịch sử tại Liên bang Nga. Sau đó năm 1997 Nhà xuất bản VAGRIUS, Moskva đã xuất bản cuốn này. Những dòng cuối cùng của cuốn sách vẫn còn bỏ ngỏ vì tác giả của nó đột ngột qua đời ngày 11-9-1971. Cuốn sách là một kho tư liệu phong phú, quý giá về một giai đoạn lịch sử của Liên bang Xô viết mà Khơ rút sốp đã chứng kiến và tham gia lãnh đạo. Với tư duy đổi mới, sớm nhận ra những bế tắc của con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên xô ông đã tự phê phán những ảo tưởng và sai lầm của mình. Ở đấy, những người cộng sản Việt Nam có thể tìm thấy nhiều bài học quý giá.
Đoạn trích dưới đây nằm ở chương cuối cuốn Hồi ký KHƠ RÚT SỐP, phần nói về quan điểm đối với văn nghệ của tác giả.
Hóc búa nhất là những quan hệ với giới nghệ thuật, bao gồm nhà báo, nhà văn, hoạ sĩ, nhà tạc tượng, nghệ sỹ… Họ không tạo ra giá trị vật chất, mà thiếu nó con người không thể tồn tại, bù lại làm xã hội hưng phấn để lao động trong các lĩnh vực khác nhau của nhân loại, tràn vào cả chính trị, cũng như làm giầu của mọi người bằng những tác phẩm văn học, nghệ thuật và trong môi trường nhân văn. Nhưng bởi vì trong hệ tư tưởng ĐCS có xu hướng độc tôn, nên việc quan tâm của Đảng là thu hút giới trí thức này theo của mình không có phải giải thích nữa.
Nhiều cái ở đây là cực kỳ chủ quan. Thí dụ, một Đảng viên có chức vụ, mở đài nghe âm nhạc, ông ta không thích nó hoặc tâm trạng xấu, và ông tắt đài. Sau đó người ta giải thích rằng tác giả bản nhạc là – Chaikovski hoặc, thí dụ, Prokofev. Tác phẩm này ra sao? Ở đây có bối cảnh, ý nghĩa, nội tâm người nghe và hấp thụ của nó và nhiều thứ khác. Thế là phải thông qua khái niệm “thích”, “rất không thích”, “không thích”.
Nhưng kết quả sau này liên quan đến số phận tác giả, và tất cả công chúng, có thể vô tình tước bỏ tác phẩm tuyệt vời. Tránh được sở thị hiếu này như thế nào? Đặc biệt nếu tính đến rằng cùng một tác phẩm có thể sống những thời kỳ khác nhau và gây một ấn tượng không giống nhau. Một số dễ hơn – tác phẩm của nhà văn. Họ như thợ nề hoặc thậm chí thợ tiện, mài dũa tác phẩm của mình từ các phía khác nhau. Nó tự động tràn vào tất cả môi trường xã hội, thông qua các nhân vật của mình. Đánh giá tác phẩm của nhạc sĩ, hoạ sĩ còn phức tạp hơn.
Tôi muốn quay về Stalin đối xử thế nào đối với trí thức. Ông hiểu ý nghĩa xã hội của họ. Nhưng chủ yếu chừng mực nào ông tỏ ra độ lượng, kiên nhẫn, tôn trọng trong từng trường hợp cụ thể. Stalin là người chủ quan chủ nghĩa. Trong khi số phận bất kỳ người nào phụ thuộc vào một lời của ông. Chủ nghĩa chủ quan của ông đôi lúc tạo điều kiện mạnh cho sự phát triển một hướng sáng tạo, đôi lúc làm tê liệt, không cho quay về và chỉ ra bản thân, đôi lúc dẫn tới cái chết và của mọi người, và tác phẩm của họ. Cũng có những nhà văn, không cảm thấy cái ách thống trị này, làm việc mà chẳng có giới hạn trong và ngoài? Rôi khó nói về họ. Vì Stalin là bạo chúa, và ý nguyện của ông quyết định chính sách quốc gia. Nhưng mọi bạo chúa cư xử tốt với văn học chỉ có ở điều kiện nếu nhà văn viết tốt về họ và thời đại của họ. Vì lẽ gì Aleksandr I và Nicolai I hành hạ Puskin? Chính những công lao lịch sử của Puskin trước tổ quốc và văn họ của ông trở nên rõ ràng ngay khi ông còn sống. Tuy nhiên ông bị đi đày không phải một năm và hối tiếc hậu quả tính khí thất thường của Sa hoàng và thuộc hạ. Những thí dụ như thế trong quá khứ nhân loại có thể tìm hàng nghìn.
Thời Stalin Vorosilov đảm nhiệm tương đối lâu trả lời về đường lối chính sách nghệ thuật xô viết. Ông là không thông minh từ hoạ sĩ Aleksandr Gerasimov. Tôi đồng ý rằng Aleksandr Gerasimov là hoạ sĩ giỏi. Tuy nhiên Vorosilov thích Gerasimov trước hết là Gerasimov ca tụng ông trong những bức tranh của mình. Cũng có thể nói về các ca sĩ. Những nhạc sĩ, sáng tác bài hát theo một phong cách và thể loại nhất định, đặc biệt nếu chúng làm nổi bật những nhân vật cụ thể, sáng tác nịnh bợ, bịa đặt, được thưởng và được cất nhắc. Bạo chúa tiến kéo họ lại về mình và bằng mọi cách cổ vũ họ. Điều này không cản trở thừa nhận tác phẩm tuyệt vời ở khía cạnh thuần tuý nghệ thuật.
Nhà văn Fadeev là người tài năng. Tác phẩm của ông “Sự thất bại” nói về những người du kích Viễn Đông gây ra ấn tượng chấn động. “Đội cận vệ trẻ” – cũng là một tiểu thuyết hay. Nhưng người ta chộp được nhà văn tài năng thậm chí thiên tài này. Cớ gì mà Stalin sau chiến tranh đặc biệt cám ơn chính Fadeev? Vì rằng trong thời gian đàn áp, Fadeev lãnh đạo Hội nhà văn Liên Xô, đã ủng hộ đường lối đàn áp. Và làm bay đi nhiều cái đầu của các tác giả vô tội. Chỉ cần viết rằng trong cửa hàng bán khoai tây thối, và điều này đánh giá như chống Liên Xô, người viết lãnh đủ.
Thảm cảnh của Fadeev được giải thích là ông tự sát. Ngay sau khi người ta vạch mặt Stalin và chỉ ra rằng hàng nghìn nạn nhân là hoàn toàn vô tội, thì Fadeev, một người thông minh tế nhị, không thể tha thứ cho mình vì tội phản lại sự thật. Chính giới trí thức văn nghệ cũng chết cùng với những người khác. Còn Fadeev làm chứng gian rằng người ta phát biểu thế này thế nọ chống tổ quốc. Sẵn sàng nghĩ rằng ông làm điều này một cách chân thật, tin vào sự cần thiết của cái gì đã được làm. Nhưng mọi người đứng trước giới trí thức văn nghệ trong vai trò công tố viên của Stalin. Nhưng khi nhìn thấy vòng vâykhép lại, Fadeev chấm dứt cuộc sống của mình. Tất nhiên phải chú ý rằng Fadeev trước lúc đó, đã uống rượu và vì thế đã làm mất nhiều cá tính trước đây của mình. Stalin triệu tập Uỷ ban về giải thưởng Stalin (điều này phải làm trước khi chết để chính tay ông chia giải thưởng mang tên mình), ông đọc báo cáo tặng thưởng Fadeev. Nhưng khi tất cả kết thúc, Stalin nói về Fadeev:
- Chật vật lắm mới đứng dậy được, say hoàn toàn!
Mọi người thấy điều này, tất cả biết điều này. Không ít lần lãnh đạo phải giáo dục công an và cơ quan an ninh để tìm ông trong một chỗ mua vui nào đấy. Fadeev, đau khổ vji cắn rứt lương tâm đã đi đến tình cảnh như thế này. Ông loại bỏ mình và sợ mặt đốu mặt với những nhà văn mà ông giúp Stalin dồn họ vào tù, một số trong số họ quay về nhà sau này. Biện pháp như thế chỉ là một trong nhiều sai lầm, которые có thể gây ra đối với giới trí thức văn nghệ.
Về Tvadovski. Thơ của ông trên miệng hàng triệu người – cả bộ đội đánh nhay với quân Hittler, cả nhân viên hậu cần. Thơ ông nói về Vasili Terkin, một tác phẩm bất hủ. Như mọi người biết Demian Bednyi trong thời gian nội chiến, đúng là Tvadovski nổi tiếng trong những năm chiến tranh vệ quốc. Sau đó thơ ông được viết trong nguyên bộ sách, còn các nhân vật của chúng được vẽ thành tranh. Stalin cảm động nhìn bức tranh có hình Vasili Terkin. Khi Stalin lần đầu tiên nhìn thấy tranh, lập tức đề nghị; “Treo nó ở Kreml”.
Và người ta treo nó ở đó, trước lối vào phòng Ekaerina. Nếu, ra từ phòng họp Xô viết tối cao Liên Xô, quay sang phải, то có thể thấy Terkin được vây quanh bởi các chiến sỹ sau giao chiến. Nhưng bây giờ con đường sáng tạo nghệ thuật của Aleksandr Trifonovich Tvadovski chấm dứt không có tôn vinh. Nhưng chính không phải là ở chỗ ông bây giờ chẳng ai thích. Không thể không thừa nhận vai trò sáng tạo nghệ thuật của ông. Nhân dân công nhận ông. Đây là hiện diện chủ nghĩa chủ quan thay đổi từ người lãnh đạo này tới người lãnh đạo kia.
Tôi nói vài lời về Pastenak. Tôi không bàn về nghệ thuật thơ ông và chỉ sử dụng ý kiến của các nhà thơ đánh giá rất cao thơ Pastenak, kể cả bản dịch thơ ông từ tiếng nước ngoài. Ông viết tiểu thuyết “Bác sĩ Zivago” và rất muốn người ta in nó. Vấn đề về tác phẩm này được giải quyết như thế nào? Người báo cáo tôi về nó là Suslov, lãnh đạo tuyên huấn. Không có Suslov, không thể có thể đả động đến vấn đề đó. Suslov nói tác phẩm “Bác sĩ Zivago” là xấu, không theo tinh thần xô viết. Chi tiết luận cứ tôi không nhớ, tôi không muốn nói sai đi. Tóm lại, đây là một tác phẩm không đứng đắn, không đáng in. Tôi cũng chấp nhận quyết định này. Tôi cho rằng ở mỗi giai đoạn có những biến cố, ngoài Suslov, chưa ai trong số những người có trách nhiệm, đọc tiểu thuyết này. Tôi thậm chí còn ngờ Suslov đọc nó. Suslov, có lẽ, nên trình bày nội dung tác phẩm ba trang. Tất nhiên bàn về nghệ thuật, lại kết án tác phẩm và tác giả của nó, thật không chịu đựng được! Đâu đâu người ta cũng hỏi tôi? Tôi trả lời: tôi tiếc là bây giờ kết thúc cuộc đời hoạt động của mình như một người về hưu bị đày ở nhà nghỉ cuối tuần vùng Petrovsko-Dalnee ngoại ô Moskva? Trong những năm ấy, khi tôi có khả năng ảnh hưởng đến quyết định – in hoặc không in, chấp nhận hoặc không chấp nhận quan điểm của Suslov, người báo cáo, – thì chính tôi lại chưa đọc cuốn sách này. Tôi chưa đọc, nhưng nhưng lại đưa ra những biện pháp hành chính có hại nhất trong quan hệ với giới nghệ thuật.
Đương nhiên, ở nước ngoài om xòm lên, khi bản thảo lọt ra và in nó. Tôi không biết, tác phẩm này tương xứng đến mức nào tiêu chuẩn giải Nobel, nhưng người ta tặng giải này cho Pastenak. Nảy sinh thêm chuyện ầm ĩ: Chính phủ xô viết không cho nhà văn đến nhận giải. Tôi đề nghị các đồng nghiệp:
- Hãy thông báo công khai rằng Pastenak nếu muốn, có thể ra nước ngoài để nhận giải của mình.
Nhưng Pastenak trả lời qua báo chí rằng ông không đặt vấn đề ra nước ngoài nhân danh mục đích này. Cho đến bây giờ tôi tiếc rằng, thời tôi, cuốn tiểu thuyết ấy không được in. Không thể mang phương pháp cảnh sát để phán xét những người hoạt động nghệ thuật. Cái gì đặc biệt xảy ra, nếu như “Bác sĩ Zivago” được in khi đó? Chẳng có gì cả đâu, tôi tin như vậy! mọi người phản đôi tôi:
- Anh tỉnh ngộ muộn.
Đúng là muộn thật, nhưng muộn vẫn tốt hơn không bao giờ. Không phải tôi ủng hộ vấn đề của Suslov. Cứ để bạn đọc công nhận tác giả. Nhưng công nhận theo cách khác: tác giả đã bỏ sức lao động, người ta công nhận nó trên toàn thế giới, còn ở Liên Xô bằng các biện pháp chính quyền người ta cấm đoán nó…
Tôi cay đắng là đã từng ủng hộ một trong những tác phẩm đầu tiên của Sonzenisyn. Khi tôi tiếp Tvadovski mang tác phẩm này, trình bày nội dung của nó và bày tỏ suy nghĩ của mình:
- Tôi coi tác phẩm này là cực kỳ mạnh mẽ và nhận thấy tác giả sẽ là một nhà văn lớn trong tương lai. Đề tài ông đề cập có thể gây ra những đánh giá khác nhau. Mọi người hãy đọc đi. Nhưng tôi đề nghị không in tiểu thuyết này trong tạp chí “Thế giới mới”…
Tôi không nhớ tiểu sử Sonzenisyn. Tôi được báo cáo rằng trước đây ông có thời gian dài ngồi tù. Trong cuốn tiểu thuyết, ông có những quan sát riêng. Tôi đã đọc nó. Cuốn tiểu thuyết nặng nề này để lại những ấn tượng, lo lắng, nhưng đúng sự thật. Nhưng chủ yếu gây ra sự kinh tởm những gì được tạo ra thời Stalinе, làm rung động những điều kiện tồn tại của những người dân chân chất. Không phải ngẫu nhiên mà độc giả chúng ta vồ lấy cuốn thiểu thuyết này. Mọi người tìm thấy lời giải thích tại sao những người tương tự Ivan Denisovich, lại bị nhốt vào trại tù trong những điều kiện một đất nước xã hội chủ nghĩa. Tác giả đánh thức nhận thức lơ mơ của nhiều người.
Khi về hưu, tôi đọc cuốn hồi ký của tướng Gorbatov, người từng bị đàn áp. Tôi biết Gorbatov trong chiến tranh. Cuối 1941 ông tới mặt trận của chúng tôi đóng ở Kharkov. Khi đó tôi là uỷ viên hội đồng quân sự có thảo luận với ông. Ông không kể chi tiết về nhà tù, mà chỉ nói về những vị tướng Liên Xô vô tội nằm trong tù. Ông kể tên họ. Timosenko cũng quan tâm nghe ông, vì ông cũng biết rõ những người này. Cả hai chúng tôi đã viết thư cho Stalin đề nghị thả họ và đưa họ ra mặt trận. Còn bây giờ tôi biết chi tiết, người ta phỉ báng như thế nào người chỉ huy quân sự xô viết trung thực Gorbatov. Liệu có ít chuyện thế này không?
Với Sonzenisyn, ông tiếp tục viết, nhưng không in ở Liên Xô, mà ở nước ngoài. Lúc ấy ông ở “điều kiện đặc biệt”.
Tuy nhiên một bộ phận trí thức chúng ta cảm thông với ông và thậm chí còn là liều nữa. Người ta nói ông sống ở nhà nghỉ cuối tuần của Rostropovich, một nhạc sĩ tuyệt vời, một tay violon nổi tiếng. Khi quyết định bước đi này, Rostropovich tự đặt mình vào tình thế không thuận lợi, nói mềm đi. Điều này chứng minh phẩm chất nhân văn và tinh thần mạnh mẽ của Rostropovich. Sonzenisyn không có một tội gì cả. Ông phát biểu suy nghĩ của mình, viết về những gì mình chịu đựng, đánh giá cá nhân về những điều kiện ông giết thời gian những ngày ngồi tù. Và nói chung, ý kiến của ông hoàn toàn đúng: Stalin là tội phạm, mà là bọn tội phạm thì phải khép tội dù chỉ là về tinh thần. Phiên toà mạnh nhất – phỉ nhổ chúng trong tác phẩm nghệ thuật. Ngược lại, tại sao người ta coi Sonzenisyn là tội phạm? Nếu ông viết dở, người ta không đọc ông. Nếu ông vu khống, có thể bắt ông chịu trách nhiệm, nhưng trên cơ sở luật pháp. Hình như không lôi cuốn vì điều này. Nhưng sợ stj. Mặt nghệ thuật trong trường hợp đã nêu chẳng can hệ gì. Chẳng hạn, tôi không thích tác phẩm “Cung điện Materin” của Sonzenisyn, nhưng đây chỉ là việc sở thích. Đừng cản trở người ta bằng thu thập ý kiến.
Nói chung khổ sở nhất là dân chúng xô viết – trí thức chúng ta. Cá nhân văn nghệ sỹ đoạt trong tác phẩm của mình định đoạt những quan hệ giữa con người, chịu đựng về tinh thần của họ, sự tiếp xúc của họ với chính quyền và những người xung quanh. Ở đây nhà văn hiếm khi rơi vào tình thế nặng nề. Người ta bắt đầu can thiệp vào công việc của anh ta, kiểm soát ânh ta, kiểm duyệt. chúng ta vẫn nói là không có kiểm duyệt. Đây là chuyện vớ vẩn! Chuyện trẻ con. Tại Liên Xô không những có thật, mà tôi nói thậm chí còn là kiểm duyệt cực kỳ khắc nghiệt. Tôi nhớ số phận cuốn sách Kazakevich “Quyển vở xanh”.
Một cuốn sách hay. Sau này nó được làm thành phim, tôi xem phim này hai lần trên TV. Sự thật, Zinovev trong phim là nhút nhát. Sau những biến cố rháng 7-1917 ở Petrograd, ông cùng với Lenin náu mình trong lều. Tác giả cuốn sách gửi cho tôi một bức thư ngắn và đề nghị tôi làm quen với bản thảo. Người ta không chấp nhận in bản thaeo này. Tôi đọc, và tôi thích. Tô không nhận xét một cái gì cả có thể cho là không chấp nhận in nó.
Khi đó, tôi nghỉ ở Kavkaz, gần chỗ Mikoian nghỉ. Tôi gọi cho Mikoian và nói:
- Anastas Ivanovich, tôi gửi anh bản thảo, tôi đề nghị anh đoc nó, sau đó chúng ta gặp nhau và trao đổi những suy nghĩ.
- Ý kiến của anh ra sao? – tôi hỏi, khi chúng tôi gặp nhau.
- Tôi – Mikoian trả lời – tôi cho rằng cuốn sách viết tốt đấy. Tôi không hiểu, vì sao bộ phận kiểm duyệt không cho phép in.
- Được thôi, khi về Moskva, chúng tôi đặt vấn đề để thảo luận trong Đoàn chủ tịch BCHTƯ – tôi nói.
Người ta gửi cuốn sách cuốn sách này cho tất cả uỷ viên Đoàn chủ tịch, và vấn đề của nó được đưa vào nghị sự phiên họp thường kỳ.
- Ai có ý kiến gì không? Vì sao cuốn sách này không được in? – tôi hỏi.
- Thưa đồng chí Khrusev – Suslov phân vân – làm sao có thể in cuốn này được? Tác giả viết Zinovev gọi Lenin “đồng chí Lenin”, còn Lenin gọi Zinovev “đồng chí Zinovev”. Vì Zinovev- kẻ thù nhân dân.
Lời của ông ta làm tôi kinh ngạc. Chẳng lẽ có thể xuyên tạc hoạt động và mô tả những sự kiện lịch sử không phải như thế sao, như chúng đã xảy ra? Thậm chí nếu chúng tôi vứt bỏ những tình tiết, kẻ thù hoặc không phải kẻ thù nhân dân Zinovev, thì sự thật này cũng chẳng cần tranh cãi: quả là, trong lều Lenin và Zinovev cùng sống với nhau. Họ giao tiếp với nhau thế nào? Họ thảo luận các vấn đề nóng bỏng hoặc nói chuyện với nhau khi uống trà trong lều? Hình như họ gọi nhau bằng từ “đồng chí”.
Nhưng thậm chí tôi nghĩ rằng Lenin gọi Zinovev bằng tên – Grigori, vì ở họ khi đó là quan hệ gần gũi. Những tháng đầu tiên sau cách mạng tháng Hai họ giữ chung nhau một ý kiến về mọi vấn đề.
Và tôi nhận xét:
- Nhưng xin nghe, họ là những người bạn và sống trong cùng một lều. Họ nhiều năm chung nhau chống chính quyền quân chủ. Nói khác đi có thể họ gọi nhau là bạn? Làm gì khi một người sau này bị kết án? Zinovev bạn chiến đấu Lenin. Cách thể hiện, được tác giả sử dụng, là tất nhiên và bình thường. Có thể, tất nhiên, làm phụ chú nhắc đến thân phận Zinovev sau này. Nhưng điều này là sự ngu ngốc. Những người tỉnh táo chẳng cần những phụ chú như thế.
Các uỷ viên Đoàn chủ tịch ủng hộ tôi. Quyết định không không cản trở xuất bản, và cuốn sách đưa vào in. Liệu bây giờ nó gay ra ngờ vực nào đấy? Có thể các nhà phê bình không được hài lòng. Tuy nhiên đây là việc hoàn toàn khác. Việc phê bình để cổ vũ tạo điều kiện nâng cao tay nghề của văn học. Nhưng bỗng nhiên dùng biện pháp cảnh sát: kìm hãm và không dân chủ!
Suslov vẫn thực hiện chức năng cảnh sát giống như trong quá khứ và hiện nay. Tất nhiên ông là người trung thực và trung thành ý tưởng cộng sản. Nhưng sự hạn hẹp cảnh sát của ông mang lại thiệt hại lớn. người ta nói với tôi:
- Sao ông quá nhẫn nại ngồi cùng Suslov trong ban lãnh đạo đất nước?
Đúng, tôi sai lầm. Đơn giản tôi cho rằng nếu Suslov làm việc trong tập thể, thì chúng tôi có ảnh hưởng đến ông và ông trở thành có ích. Vì thế tôi không đặt vấn đề thay ông, mặc dù nhiều người khi đó cảnh báo rằng Suslov phủ nhận vai trò. Trí thức quan hệ xấu với ông.
Một lần nữa nhớ lại số phận cuốn sách “Bác sĩ Zivago”, không thể tha thứ cho mình việc cấm nó ở Liên Xô. Tôi có lỗi là không đặt vấn đề cuốn sách đó như đối với “Quyển vở xanh.
Sự khác nhau (mặc dù cũng không đúng) là ở chỗ tôi đã đọc “Quyển vở xanh” và nhìn thấy tận mắt sự ngu ngốc của kiểm duyệt. Tôi đề nghị họ cho lời giải thích với Đoàn chủ tịch BCHTƯ. Họ tỏ ra vô căn cứ, thậm chí nhạo báng, và chúng tôi không đủ mạnh để sửa lại cách hành xử cảnh sát. Nhưng “Bác sĩ Zivago” tôi không đọc, và không ai trong lãnh đạo đọc cả. Người ta cấm cuốn sách, những người thực hiệc làm theo nghĩa vụ công việc theo dõi tác phẩm nghệ thuật. Chính việc cấm đoán này gây ra nhiều tội ác, gây ra thiệt hại trực tiếp cho Liên Xô. Đả lích chúng tôi là những trí thức ở nước ngoài, trong số này có cả những người không thù địch về nguyên tắc chủ nghĩa xã hội, nhưng họ được tự do phát biểu ý kiến.
Bây giờ – về Erenburg. Tôi gặp ông ta không phải một lần. Một nhà văn giỏi, tài năng. Ông vẫn đọng lại như thế trong văn học. Nhưng ở ông có một cái gì đó dĩ hoà vi quý với những phương pháp lãnh đạo của Stalin. Có thể, tôi quá khe khắt với Erenburg. Cuộc sống là như thế, không hoà giải có lẽ ông không sống nổi. Ông không đủ kiên trì bênh vực những hiểu biết riêng những biến cố, quan điểm của mình. Không phải luôn luôn như thế, thỉnh thoảng ông cũng thể hiện sự cứng rắn. Tôi nhớ, khi Stalin có một lần cần đến phát biểu công khai rằng Liên Xô không bài người Do thái, và Stalin quyết định tuyển mộ nhóm của ông, chính xác hơn, là chữ ký của ông (các tác giả khác Stalin hoàn toàn lo được chữ ký) Erenburg và Kaganovich. Kaganovich đúng là xoay xở tất cả, khi Stalin nói chuyện với ông theo lý do này. Có cảm giác rằng Kaganovich không muốn làm điều này. Nhưng Kaganovich lại làm tất cả những gì mà Stalin nói với ông. Sau đó Stalin giao cho ai đó nói chuyện này với Erenburg. Erenburg thẳng thừng phản đối ký vào văn bản ấy. Điều này chứng tỏ rằng ông có cá tính và dám đương đầu với ý định của Stalin, mặc dù Stalin với ông không trực tiếp nói chuyện này.
Erenburg đem ra dùng từ “trời ấm lên”.
Ông cho rằng sau khi Stalin chết cuộc sống của mọi người ấm lên. Tính cách đó không phải là tích cực. Hoàn toàn, làm yếu đi. Nếu nói theo ngôn ngữ cảnh sát chúng tôi bớt đi sự kiểm soát, mọi người phát biểu tự do hơn. Nhưng ở chúng tôi vẫn có cuộc đấu tranh hai cảm nhận. Một mặt, việc bớt hà khắc phản ánh tinh thần mới, mà chúng tôi hướng tới điều này. Mặt khác, trong số chúng tôi, còn cod những nhân vật cật sức không muốn làm ấm lên và quở trách: giá như Stalin còn sống, thì ông không cho phép làm điều như thế. Rõ ràng giọng điệu chống sự ấm lên. Nhưng Erenburg trong tác phẩm của mình rất biết rõ quan sát khuynh hướng ngày nay, đem lại đặc tính tương lai. Tôi cho rằng từ của ông phản ánh hoạt động, mặc dù chúng tôi phê bình khái niệm “trời ấm lên”.
Sự phát triển tương tự những biến cố có thể trong công việc chính trị. Vì thế chúng tôi tựa như kiềm chế “trời ấm lên”. Chúng tôi sợ bị tước đoạt khả năng trước đây điều khiển đất nước, kiềm chế những tâm trạng, không vừa lòng quan điểm lãnh đạo. Chúng tôi sợ rằng lãnh đạo không có khả năng làm đúng chức năng của mình và lái sự tiến bộ để giữ xô viết tồn tại. Chúng tôi giải phóng sức sáng tạo của mọi người, nhưng sao cho những tác phẩm mới phải giúp phòng thủ CNXH. Tựa như muốn bú, và mẹ không cho.
Có lần chúng tôi thảo luận trong BCHTƯ Đảng với trí thức văn nghệ. Erenburg cũng được mời. Tôi không nhớ, có mặt Simonov không, nhưng tôi nhớ có Tvadovski, Evtusenko, Ernst Neizvetnyi. Nói riêng, thảo luận về điêu khắc. Cả Galina Serebriakova cũng có mặt tại cuộc thảo luận. Bà phát biểu rất mạnh chống Erenburg. Erenburg, nghe bà nói, đúng là như đỉa phải vôi, nhẩy cẫng lên, còn bà vẫn quất túi bụi, gọi ông là kẻ nịnh bợ nịnh bợ Stalin và lên án ông khi Stalin chặt đầu và lưu đầy nhà văn, Erenburg phát biểu ủng hộ chính sách Stalin trong quan hệ với văn nghệ sỹ. Erenburg rất bực tức. Tôi hiểu Serebriakova, một tác giả tài năng của bộ sách 3 quyển về Marx và Ăng-ghen. Bây giờ Serebriakova biến mất khỏi chân trời, từ lâu tôi không nghe tên bà, trên bìa sách thoáng qua không có tên bà. Có thể, tác phẩm của bà có những lời thú nhận và nhìn thấy ánh sáng?
Bây giờ tôi tiếc nhiều người không có mặt tại buổi thảo luận. Khi phê bình Neizvetnyi, thậm chí tôi tỏ thô lỗ, nói rằng ông lấy cho mình cái họ như thế không phải vô cớ. Họ của ông làm tôi tức giận. Trong mọi trường hợp, từ phía tôi thể hiện sự thô lỗ, và nếu như tôi gặp ông bây giờ, thì tôi đề nghị ông tha thứ. Hơn nữa khi đó, tôi giữ chức vụ cao và không kiềm chế, không còn là cuộc trao đổi mà là quát mắng. Evtusenko phát biểu rất hăng, ủng hộ Neizvetnyi. Chủ nghĩa trừu tượng không phải là hướng mới trong văn hoá, nó có từ lâu và cũng từ lâu, một bộ phận trí thức đấu tranh chống xu thế này. Nó đặc biệt phát triển ở nước ngoài, mặc dù cả ở nước ta cũng có những người theo chủ nghĩa trừu tượng và những người khác khuynh hướng vị lai (tương lai). Một người trẻ tuổi theo chủ nghĩa vị lai là Maiakovski đi trong áo len vàng.
Tôi vẫn chưa tán thành trào lưu đó trong văn học, kịch, và điêu khắc. Nhưng tôi không nói gì. Không thể bằng biện pháp hành chính chống lại những gì nảy sinh trong môi trườngvăn nghệ sỹ: kịch, điêu khắc, âm nhạc… Evtusenko khi đó nêu một thí dụ cụ thể chẳng hạn ở Cuba những những người theo trường phái trừu tượng và những người theo trường phái hiện thực phát biểu cùng với nhân dân bảo vệ thành quả cách mạng, chống xâm lược.! Và mặc cho những chứng cứ thông minh của Evtusenko, người ta vẫn phê bình Neizvetnyi rất mạnh. Neizvetnyi sau này nhắn tôi qua cán bộ Agitprov (không phải BCHTƯ Đoàn thanh niên cộng sản) rằng ông chuyển sang quan điểm hiện thực chủ nghĩa. Tất nhiên tôi hài lòng. Thật là Neizvetnyi – một người tài năng. Bây giờ báo chío viết rằng ông sáng tác một loạt tác phẩm tốt. Tôi cũng vui mừng. Chừng mực nào mà phê bình có thể giúp ông? Có thể, chính bản thân ông quay về vị trí hiện thực trong sáng tạo của mình.
Tôi hối hận về cách phê bình Neizvetnyi, theo bản chất, thì tôi và không đồng ý với những người theo chủ nghĩa trừu tượng. Đơn giản là tôi không hiểu, và chống. Tôi theo xu hướng hiện thực chủ nghĩa. Tôi nhớ, khi ở Anh, tôi sống ở nhà nghỉ cuối tuần ngoại ô và bàn bạc với Anton Iden. Ông nhân thể hỏi tôi:
- Ngài Khrusev, Ý kiến của Ngài thế nào về chủ nghĩa trừu tượng và những trào lưu mode khác trong nghệ thuật hiện đại?
Tôi trả lời:
- Tôi không hiểu những thứ đó, thưa ngài Iden. Tôi đứng vững ở vị trí nghệ thuật hiện thực.
- Và tôi cũng không – Iden nói – và cũng ở vị trí hiện thực chủ nghĩa.
Sau đó ông cười và nói thêm:
- Những người cộng sản cộng yêu Picasso, sao nhỉ? Picasso không phải là người theo chủ nghĩa hiện thực.
Tôi nói với ông:
- Đúng, Picasso – hoạ sĩ lớn, tác giả bức tranh nổi tiếng “Chim bồ câu hoà bình”, là biểu tượng đấu tranh cho hoà bình.
Tôi chẳng phê bình mà cũng chẳng bênh Picasso.
Tôi kính trọng Sostakovich. Bây giờ tôi không nhớ, Zdanov đã phê bình cụ thể cái gì trong tác phẩm của ông. Nhưng tôi không thể nói rằng Sostakovich nói chung bị ruồng bỏ thời Stalin. Ông viết nhiều tác phẩm hay, cả trong thời gian chiến tranh, khi ông sáng tác kiệt tác của mình – bản giao hưởng phòng thủ Leningrad. Về công lao, ông có vị trí nổi bật trong số nhạc sĩ và là một trong những nhạc sĩ giỏi của âm nhạc. Thời còn làm lãnh đạo Liên Xô tôi không hiểu Sostakovich tại sao ông ủng hộ nhạc jazzz. Nói thẳng là ông đúng. Không thể đấu tranh với âm nhạc, kể cả jazz bằng biện pháp hành chính. Hãy để chính nhân dân biểu hiện mối quan hệ với nó.
Tôi không phí thời gian phê bình Utesov. Hồi còn trẻ, khi mọi người hát những bài hát của Utesov, thì báo Sự Thật chửi rủa Utesov. Tôi có một người bạn Lev Rimski, một người cộng sản trong trắng. Ông thường hát hát “Bánh mỳ vòng nóng ròn đây”, và kể cho tôi nghe những người bạn của ông làm việc ở xưởng in báo “Sự Thật”, chuẩn bị in những bài báo phê phán Utesov, nhưng chính họ lẩm nhẩm hát trong thời gian những bài hát thịnh hàng. Đây là sự đánh giá của nhân dân! Tôi không phân tích sáng tạo nhiều mặt của Utesov, trong số này có những bài hát “tiếng lóng của bọn du đãng.
Ngược lại, tôi rất hài lòng, lại xuất hiện những đĩa bài hát Utesov trong cửa hàng, mà tôi thường nghe.
Còn cả những thứ khác. Tôi thường tắt radio khi phát bản jazz làm đâu đầu. Không phải là âm nhạc, mà là những tiếng chói tai. Tôi không hiểu những nhạc sĩ người như thế lại thích được nhạc này. Nhưng đây là việc của tôi. Nhưng có người nghe nó, vỗ tay và bốc lên sự thích thú. Tiếp theo, họ thích? Vì thế các áp dụng biện pháp hành chính cho nghệ thuật là không thể. Người phát biểu phải là khán giả. Tôi là người già, được giáo dục theo khuôn mẫu khác nghệ thuật âm nhạc. Tôi thích những bài dân ca, những điệu múa nhân dân, âm nhạc nhân dân. Tất nhiên và cả nhạc cổ điển. Nhưng không phải là jazz. Tôi ở đây tựa như mang sự sám hối, không phải tuyệt đói như thế: mà là thừa nhận những sai lầm của tôi, khi tôi có ủng hộ hoặc cấm trào lưu nghệ thuật nào đấy. Trong thâm tâm tôi bây giờ cũng chống một số trong chúng. Đơn giản tôi nhấn mạnh rằng không đấu tranh như thế với cái mà mình không thích.
Có lúc những cô gái mặc váy ngắn. Sau đó lại xuất hiện váy dài. Mode thay đổi cả trong âm nhạc và còn lại tất cả. Phải có kiên nhẫn với sự thay đổi này. Nhưng có phải họ làm yếu hệ tư tưởng cộng sản? Theo tôi, hoàn toàn không! Ở đây Evtusenko đúng. Chúng tôi từng phê bình Maiakovski, còn Maiakovski để lại cho đất nước những tác phẩm cho đến bây giờ vẫn là vũ khí của ĐCS trong cuộc đấu tranh cho tương lai tốt đẹp. Chẳng hạn, không ai trong số các nhà thơ viết về Lenin truyền cảm hơn ông. Mặc dù Maiakovski theo phong cách thơ của mình đối với tôi rất khó. Khi tôi mang nó ra đọc, thì thơ ông tác động đến tôi không phải khi tôi nghe. Khi ngâm, những vần thơ vang lên nghiêm túc và được thúc giục. Tôi nói điều này để xác nhận Evtusenko nói đúng. Nhưng chính những vần thơ của Evtusenko liệu có làm tôi thích không? Đúng, tôi thích. Vả lại, tôi không thể nói về tất cả những bài thơ của ông mà tôi chưa đọc. Tôi biết rằng một số đã thành lời bài hát. Chẳng hạn, “Người Nga muốn chiến tranh phải không?”.
Một số người phát biểu phê phán lời bài hát này: dường như thơ của Evtusenko nói chung phủ nhận chiến tranh và làm rã đám tinh thần bộ đội. Họ sai. Lời thơ của ông thể hiện bản chất cuộc đấu tranh chống quân sự hoá và cảnh báo nếu buộc chúng tôi phải chiến tranh, thì nước Nga có thể đường hoàng đánh trả. Tôi cho rằng Evtusenko là nhà thơ rất khả năng, mặc dù và tính ông ngang tàng. Và lại sự ngang tàng là khái niệm phụ thuộc vào quan điểm.
Đơn giản là con người ta không phải luôn luôn đặt trong khung, nếm mùi bởi kiểm duyệt, nghĩa là những những người tất cả phải chịu sự thần phục và làm vừa lòng người ta. Nhưng nếu mọi người viết như nhau, dùng những luận cứ như nhau, xuất phát từ cùng một hiểu biết như nhau, thì chẳng bao giờ sinh ra nghê thuậtcả. Cuối cùng tất cả mọi người chỉ nhai đi nhai lại một thứ. Các tác phẩm như thế chỉ làm cho người đọc nôn mửa. Nhất định phải dũng cảm hơn tạo ra điều kiện cho văn nghệ sỹ phát biểu, hành động, sáng tác. Hãy sáng tác!
____________
Trích theo Việt Nam thư quán

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: