Metropole cũng là một tài sản mà VAFI cho rằng nên bán để có thêm nguồn thu cho ngân sách.
Truyện ngắn Hồng
Giang
Lần thứ hai mình vào quán của em. Một cái quán nhỏ, sâu hun hút,
ẩm thấp, độ âm so với gương đường.
Vốn dĩ nó là cửa hàng photo coppy không ăn khách, em thuê lại.
Lòng quán hẹp chỉ kê duy nhất một dãy ba cái bàn gỗ ép, chân bàn bằng sắt uốn,
có thể gấp lại được. Ban ngày khoảng trống ấy dùng làm chỗ ngủ, những hôm em
không có việc gì, đi đâu đó..
Một gian xép làm chỗ đun nấu, chỉ nhóm bếp lò đun than vào lúc
xâm xẩm tối.
Quán như thế, không thể bán hàng ăn buổi sáng, buổi trưa hay
buổi chiều vì không chứa được bao nhiêu khách.
Dĩ nhiên rồi.
Em chỉ bán về đêm, cho
những khách cơ nhỡ dọc đường. Như mình chẳng hạn. Hoặc cánh lái xe, người đi
chợ đêm ngoài thành phố. Đông nhất là đám con bạc, kẻ ăn sương ( chỉ có giời
mới biết là họ đang làm những gì )!
Em có vẻ mừng khi thấy mình đỗ xe trước cửa:
- Cứ tưởng không có khi nào còn được gặp nữa.. Em đang mong anh
đây!
Mình sướng. Một gã như mình vẫn có người mong chờ, ngóng đợi nữa
hay sao?
Chả cứ mình, trừ những thằng ngu ra, ai chả sướng khi có người
khác quan tâm đến mình, còn bảo là “đợi” nữa? Người “mong” ấy lại là một cô
nàng có bề ngoài khả ái, nom “đường được” như thế này?
Nhưng không biết chuyện gì mà em mong?
Mình không phải đợi lâu. Em pha cho mình cốc trà chanh nóng,
đúng như sở thích của mình. Còn cẩn thận đưa cho mình cái khăn lạnh lau mặt. Cử
chỉ này khiến mình nhớ đến cô vợ lành hiền chất phác ở quê của mình. ( Tất
nhiên về mặt nhan sắc, vợ mình chả ăn thua con mẹ gì với cô chủ quán này đây ).
Nói thế cho vui. Vợ bao giờ chả “Năm bờ oăn”? Gái đời có xinh bằng mười, cũng
không thể hơn vợ quê của mình được.
( Ngàn đời nay, truyền thống gia đình Việt “vẫn là”, “mãi là”
thế mà! )
Bởi vì vợ ngoài chữ “tình”, còn hơn cái “nghĩa” ở đời với nhau.
“Bồ hay đến mấy, mãi chỉ là bồ”.
Mình thề!
Em dạo khúc đầu:
- Thật là ngại quá! Mới quen biết mà nhờ anh chuyện này em thấy
áy náy quá.. Nhưng vì gấp quá rồi, em cứ đánh bạo. Được thì được, không được
thì thôi, anh đừng cười nhé?
- Gì mà cứ phải úp mở như thế?
- Còn một ngày nữa, em phải trả nốt số tiền cho người ta. Dạo
này buôn bán ế ẩm quá, dự tính của em không thành công. Có hai triệu bạc mà khó
như người ta cả trăm, cả tỷ.. Nếu anh có, cho em mượn tạm. Chỉ một tuần đổ lại
em sẽ trả đầy đủ..
Không cần em nói, mình quá biết sự buôn sự bán hiện thời như thế
nào. Buôn thua bán lỗ đâu chỉ mình em? Hàng trăm siêu thị, nhà hàng trong nam
ngoài bắc có ngày không bán được đồng tiền hàng nào. Khách ra vào chủ yếu để
“xem” và “ngắm”.
Tiền bạc như có trí khôn đặc biệt, và rất kỹ tính, cứ tìm cách
chui vào két sắt các đại gia, các ông to bà lớn, chả thèm để ý đến cái ví lép
xẹp của dân nghèo, đến người buôn bán phọt phẹt như tôi và em.
Bạc tiền ở một đất nước không thiếu. bởi quê hương nền tảng của
nó là: “rừng vàng biển bạc, rẽ cá mới thấy nước” hết chiến, hết loạn rồi, đang
phới phới đi lên. Bảo hết tiền hết gạo là cớ làm sao?
Em một thân một mình. Ăn tiêu đáng bao nhiêu, để mang công mắc
nợ?
- Em hận cái thằng chồng
cũ của em nên cố mua cái xe này ( Em chỉ cái xe tay ga hình như mua lại vì
không được mới cho lắm ). Hơn ba chục vé đấy anh ạ. Cứ nghĩ thiếu một tý, dành
dụm trả dần.
Lần đầu tiên mình thấy có người hỏi vay tiền khách qua đường là
mình như em!
Ít ra nó cũng phải “có quá trình”, “hình thành và phát triển”, cái
gọi là tình củm một chút với nhau! Chưa hề cầm tay, chưa hẹn hò, thề thốt, ai
lại hỏi “vay đứng” như thế này?
( Còn nữa..)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét