Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng!

Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng

Cho đến ngày 29/3, các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 vẫn không ngừng gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở một số điểm nóng như Mỹ, Italily, Anh... Trong nỗ lực chống lại sự lây lan của Covid-19, nhiều nước đã chọn cách phong tỏa, yêu cầu người dân không ra ngoài trừ trường hợp khẩn cấp, đóng cửa quán xá, nơi công cộng.
Trên những con phố, phương tiện công cộng, trường học, văn phòng, nhà hàng, trung tâm thương mại... vắng vẻ chưa từng thấy. Dù không nói nhưng ai cũng hiểu và cố gắng để một ngày gần nhất lại được nhìn thấy cảnh tượng phố xá đông đúc, tấp nập, mọi người nói chuyện với nhau mà không cần đeo khẩu trang kín mít và... không phải lót giấy vào tay khi di chuyển bằng các phương tiện công cộng.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 1.
Đường 42 ở Manhattan (Mỹ) vào ngày 22 tháng 3 vắng vẻ không một bóng người.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 2.
Một bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 đã tử vong được đưa ra khỏi bệnh viện ở Mulhouse, tỉnh Haut-Rhin, vùng Grand Est (Pháp) vào ngày 23 tháng 3. Vùng Grand Est hiện là tâm dịch ở Pháp, quốc gia có nhiều ca tử vong thứ 3 ở châu Âu, sau Ý và Tây Ban Nha.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 3.
Người dân Tokyo đeo khẩu trang đi làm vào ngày 26/3. Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike đã tổ chức một cuộc họp báo tối 25/3 để yêu cầu công dân hạn chế ra ngoài vào cuối tuần sau khi có 41 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 mới được xác nhận hôm 24/3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 4.
Anh Gonzaga Yiga đứng trên tòa nhà cao nhất trong khu vực để dùng loa kêu gọi cư dân đề phòng để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 vào ngày 24 tháng 3 tại Kampala, Uganda.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 5.
Nhân viên y tế đang chống chọi với Covid-19 nhìn qua cửa sổ của Bệnh viện Đại học Coruna (Tây Ban Nha) vào ngày 26 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 6.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho các lái xe vào ngày 23 tháng 3 tại Lisses, Pháp.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 7.
Một lính không quân Mỹ ra khỏi lều trại dựng tạm ở Bệnh viện Bellevue, Manhattan, thành phố New York (Mỹ) vào ngày 25 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 8.
Một hành khách đi tàu điện ngầm sử dụng khăn giấy để bảo vệ bàn tay khi nắm vào một cây cột vào ngày 19 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 9.
Marzio Toniolo, 35 tuổi, chụp ảnh cô con gái 2 tuổi Bianca đang vẽ móng chân cho anh khi vợ anh nhìn ra từ ban công ngôi nhà của họ, ở San Fiorano, một trong những thị trấn "vùng đỏ" ở miền bắc Italy vào ngày 20 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 10.
Một công nhân thành phố khử trùng cầu thang tàu điện ngầm để ngăn chặn sự lây lan của virus vào ngày 25 tháng 3 tại Budapest, Hungary.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 11.
Một người lính Serbia đi qua những chiếc giường được đặt trong một hội trường tại Hội chợ Belgrade để cho những người bị các triệu chứng nhẹ nằm.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 12.
Chú rể người Palestine Mohamed abu Daga và cô dâu Israa đeo khẩu trang trong buổi chụp hình trước lễ cưới vào ngày 23 tháng 3 tại Khan Yunis, Gara.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 13.
Hành khách chen lấn trên một chuyến tàu ngầm Central Line đông đúc tại ga Stratford (London) vào ngày 23 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 14.
Bãi biển Bondi vắng vẻ vào ngày 21 tháng 3 tại Sydney (Úc).
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 15.
Hai mẹ con ăn mừng sinh nhật trên xe ở thị trấn West Bloomfield , Michigan.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 16.
Một công nhân vệ sinh các khu vực xung quanh kim tự tháp Giza với hy vọng kiềm chế sự bùng phát của dịch Covid-19.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 17.
Một ca sĩ opera biểu diễn ca khúc "O Sole Mio" từ cửa sổ nhà vào ngày 26 tháng 3 ở thủ đô Paris, Pháp.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 18.
Tổng thống Donald Trump tranh luận với phóng viên Peter Alexander của NBC News trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 20/3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 19.
Binh sĩ khử trùng văn phòng Sở Giao thông vận tải ở Bangkok vào ngày 24 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 20.
Binh sĩ khử trùng văn phòng Sở Giao thông vận tải ở Bangkok vào ngày 24 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 21.
Một cậu bé ngồi trên chiếc xe đạp đi qua một con nai lang thang quanh khu vực mua sắm ở Nara, Nhật Bản, vào ngày 19 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 22.
Người Ấn Độ vỗ tay từ ban công để thể hiện lòng biết ơn của họ đối với nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Mumbai vào ngày 22 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 23.
Người Ấn Độ vỗ tay từ ban công để thể hiện lòng biết ơn của họ đối với nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Mumbai vào ngày 22 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 24.
Bà Joseph Nathan cầm bịch giấy vệ sinh sau khi mua sắm tại siêu thị Stop & Shop.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 25.
Một thành viên của Lực lượng Đặc nhiệm, gồm các binh sĩ và lính không quân của Lực lượng Bảo vệ Quốc gia và Quân đội New York, mang theo khăn giấy khi anh ta đến để vệ sinh và khử trùng giáo đường Do Thái ở New Rochelle vào ngày 23 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 26.
Một y tá trong bộ đồ bảo vệ chăm sóc em bé mắc COVID-19 tại khu cách ly của Bệnh viện Vũ Hán vào ngày 16 tháng 3.
Chùm ảnh cuộc sống người dân khắp thế giới khi Covid-19 phủ bóng toàn cầu: Yên ắng, vắng vẻ lạ thường nhưng tuyệt đối không từ bỏ hy vọng - Ảnh 27.
Một cô gái tuổi teen xem chương trình trên máy tính xách tay của mình trong phòng của cô ở Madrid (Tây Ban Nha) vào ngày 18 tháng 3.

(Nguồn: NBC News)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

« Đừng tin họ », « Họ toàn nói láo »…

Tập Cận Bình bị kêu gọi từ chức vì xử lý  tệ hại khủng hoảng corona


RFI
Đài truyền hình Sun TV tại Hồng Kông cho biết các « thái tử đỏ » đề nghị lập ra một «nhóm lãnh đạo khẩn cấp» do phó chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn hoặc Uông Dương, ủy viên thường trực Bộ Chính trị đứng đầu. Sự kiện một thông tin như vậy xuất hiện cho thấy đang có đấu đá dữ dội trong nội bộ Trung Quốc.
Theo tác giả Jayadeva Ranade, giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược Trung Quốc trên tờ The Tribune*, ông Tập Cận Bình đang bị những người chỉ trích đòi hỏi từ chức, do đã xử lý một cách tệ hại đại dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán.
Những biểu hiện bất mãn, vốn hiếm thấy ở Trung Quốc vì nguy cơ bị trừng phạt, đang ngày càng tăng lên, gây áp lực lớn đối với chủ tịch Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Sự phẫn nộ lan rộng trong công dân Trung Quốc trước tình trạng thiếu minh bạch, giấu diếm thông tin khi nạn dịch virus corona nổ ra, đã thổi bùng sự bất mãn ngấm ngầm lâu nay khi Tập Cận Bình xóa bỏ giới hạn không được tại vị quá hai nhiệm kỳ, trong Đại hội Đảng thứ 19 vào tháng 10/2017.
Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), bệnh viện Vũ Hán, càng làm người dân thêm giận dữ. Một số nhân vật nổi tiếng, kể cả các quan chức đảng hoặc đảng viên bình thường, và có ít nhất là một cựu thành viên trong số 350 ủy viên trung ương đầy quyền lực, đã thẳng thừng đả kích Tập Cận Bình và chính sách của hoàng đế đỏ.
Các chỉ trích nhắm vào việc đảng ngày càng tăng cường kiểm soát và tập trung quyền lực. Việc siết chặt giám sát thể hiện qua ngân sách an ninh hàng năm đều tăng lên kể từ năm 2013, trùng hợp với thời điểm Tập Cận Bình lên làm tổng bí thư kiêm chủ tịch Quân ủy Trung ương và chủ tịch nước. Bên cạnh đó việc theo dõi người dân trở nên phổ biến thông qua hệ thống camera giám sát, công nghệ nhận diện và trí tuệ nhân tạo.
Sự vắng mặt khó hiểu của Tập Cận Bình từ ngày 29/1 đến 10/2/2020, lúc dịch bệnh hoành hành, trong khi lâu nay ông luôn xuất hiện trên trang nhất các báo và đài truyền hình Nhà nước, cũng gây ra luồng ý kiến bất lợi cho ông Tập.
Vào ngày 02/03/ và trước đó vào ngày 23/2, ông Triệu Sĩ Lâm (Zhao Shilin), giáo sư về hưu của trường đại học Dân tộc Trung ương (Minzu), ủy viên trung ương đảng, đã gởi hai lá thư cho ông Tập Cận Bình, cả hai đều mang giọng điệu đả kích kịch liệt.
Trong thư đề ngày 23/2, Triệu Sĩ Lâm khẳng định Trung Quốc đã bỏ lỡ « thời gian vàng» vào dịp Tết, khiến cho « nạn dịch lan tràn vô cùng dữ dội ». Ông nhận định cái giá phải trả là « khủng khiếp »  « đau thương không kể xiết ». Nhắc lại lời của Tập Cận Bình, cuộc  chiến chống virus corona là « thử nghiệm lớn lao về khả năng của hệ thống điều hành đất nước », vị giáo sư thẳng thừng tuyên bố : « Rất tiếc là tôi phải nói rằng tỉ số của đồng chí đến nay bằng 0 ! ».
Giáo sư Triệu chỉ ra năm yếu tố, trong đó có việc siết chặt an ninh, bảo đảm hình ảnh ưu việt của đảng, tập trung mọi quyền hành vào tay một người. Tình trạng này ngăn trở các cán bộ đảng và viên chức thực hiện phần việc của mình, phát huy sáng kiến. Tuyên bố « những người trong và ngoài hệ thống đều kêu gọi cải cách chính trị », ông Triệu Sĩ Lâm nhấn mạnh cần bao gồm việc áp dụng « những giá trị xã hội cốt lõi: tự do, dân chủ, bình đẳng, pháp quyền », bảo đảm các quyền chính trị của công dân như tự do ngôn luận.
Trong lá thư thứ hai ngày 2/3, ông tái khẳng định: «Trong một xã hội lành mạnh, cần phải có nhiều hơn là một tiếng nói để đòi hỏi tự do ngôn luận».
Nhiều người khác cũng đã đăng những bài viết chỉ trích, khiến một số có nguy cơ bị đàn áp.
Ông Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong), cựu giáo sư trường đại học Bưu điện và Viễn thông Bắc Kinh, kêu gọi ông Tập Cận Bình từ chức vì «không có khả năng xử lý những cuộc khủng hoảng lớn ». Giáo sư gọi tư tưởng chính trị của Tập Cận Bình là « rối rắm », mô hình cai trị « lỗi thời », tuyên bố ông Tập đã làm Trung Quốc suy sụp với « những biện pháp quá lố nhằm duy trì ổn định xã hội » của ông ta. Hứa Chí Vĩnh kết luận: « Tôi không nghĩ rằng ông là một người độc ác, ông chỉ không mấy thông minh thôi. Vì lợi ích cộng đồng, một lần nữa tôi yêu cầu ông: hãy từ chức đi, ông Tập Cận Bình!».
Tiểu luận của giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun), trường đại học Thanh Hoa (Tsinghua) mang tên « Những người phẫn nộ không còn sợ hãi nữa » được lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội Trung Quốc. Nhà nghiên cứu cáo buộc các nhà lãnh đạo, và đặc biệt là Tập Cận Bình, đã xa rời nhu cầu của người dân, muốn duy trì vĩnh viễn sự cai trị của «một nhóm nhỏ lãnh đạo» và lao vào «chủ nghĩa khủng bố dữ liệu». Giáo sư tố cáo việc «bóp nghẹt các tranh luận công khai và truyền thông xã hội, cơ chế cảnh báo sớm đã tồn tại ban đầu», đổ lỗi cho chính quyền Hồ Bắc. Bài viết đánh giá Tập Cận Bình là «bạo chúa chính trị», và khẳng định «cuối cùng vầng thái dương cũng sẽ đến trên mảnh đất tự do này». 
Cơn phẫn nộ của cư dân Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc và là tâm dịch đương nhiên nổ ra khi dịch bệnh hoành hành. Khi phó thủ tướng Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan) đến Vũ Hán hôm 14/2, họ đã phản đối việc « chính quyền cộng sản hủy bỏ tự do ngôn luận và giấu diếm thông tin ». Cư dân hô lớn « Đừng tin họ », « Họ toàn nói láo »
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra những chỉ trích liên tục này. Để xoa dịu cơn giận của người dân, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (do Tập Cận Bình làm chủ tịch) điều tra về vụ trấn áp bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) - người đã đưa ra lời cảnh báo và bị công an bắt giữ, sau đó chết vì virus corona - hôm 19/3 báo cáo rằng công an và an ninh Vũ Hán đã rút lại biện pháp trừng phạt, xin lỗi gia đình vị bác sĩ trẻ và kỷ luật hai công an viên.
Dấu hiệu cho thấy quy mô bất bình trong dân chúng hiện rõ vào tuần trước, với thông tin các « thái tử đỏ » kêu gọi họp khẩn để thảo luận về việc thay thế ông Tập Cận Bình. Đài truyền hình Sun TV có trụ sở tại Hồng Kông, chuyên tập trung vào giới tinh hoa Trung Quốc và cộng đồng người Hoa, cho biết các « thái tử đỏ » đề nghị lập ra một « nhóm lãnh đạo khẩn cấp » do phó chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) hoặc Uông Dương (Wang Yang), ủy viên thường trực Bộ Chính trị đứng đầu. Sự kiện một thông tin như vậy xuất hiện cho thấy đang có đấu đá dữ dội trong nội bộ Trung Quốc.
* The Tribune là tờ báo tiếng Anh độc lập được đọc nhiều nhất ở bắc Ấn Độ. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nước Mỹ không giành với ai đâu. Họ đang bận làm việc!


Có lẽ nên hiểu câu của Tt Mỹ như cách hiểu của tác giả bài viết này mn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn, và nhìn nhận về D. Trump sẽ công tâm hơn chăng?
Nguyễn Phú Yên

NƯỚC MỸ KHÔNG VĨ ĐẠI
Nga Ho-Dac
Cảm nhận đầu tiên của tôi về nước Mỹ là Bill, người thầy đầu tiên của tôi ở Mỹ. Năm đầu tiên chương trình Ph.D, tôi gặp ông ở văn phòng và hỏi: "Ông có đề tài nghiên cứu nào cho tôi phụ làm không?". Ông trả lời: "Cậu có đề tài nghiên cứu nào cho tôi phụ làm không?". Một tháng sau, tôi quay lại văn phòng ông với một đề cương. Ông đọc qua rồi nói: "Thú vị đấy nhưng tôi không biết gì về vấn đề này cả, cậu cứ làm đi, tôi sẽ cùng học với cậu để làm". Lúc đó ông ấy đã ngoài 60 và là một giáo sư nổi tiếng. Tôi biết nghiên cứu một cách độc lập từ năm thứ nhất là nhờ ông. Bài đó trở thành một trong 10 bài được đọc nhiều nhất năm 2014.
Cảm nhận gần đây nhất về nước Mỹ của tôi là Eric von Hippel (một trong những tượng đài của marketing, sáng lập ra lý thuyết User innovation, các bạn có thể Google để biết ông là ai). Sau khi bài mới nhất của tôi được đưa tin trên social media (tháng 5 mới xuất bản), ông email hỏi tôi gởi ông bản thảo. Sáng nay ông email và tỏ ý muốn có sự hợp tác với nhóm của ông vì chung chí hướng. Ông là một guru, tôi chỉ là một anh giáo mới vô nghề. Thế nhưng, tôi không ngạc nhiên. Người Mỹ là thế!
Hơn 12 năm ở Mỹ, tôi sống ở 3 bang khác nhau, đi đến hơn 30 bang. Tôi chưa bao giờ nghe ai nói nước Mỹ vĩ đại. Tôi cũng chưa nghe ai nói nước Mỹ của họ "ngon" hơn Việt Nam của tôi. Tự nhiên gần đây, có một số lời qua lại là nước Mỹ vĩ đại... hay nước Mỹ không vĩ đại... xuất hiện ở trong cộng đồng người... Việt.
Chắc xuất phát từ câu nói của Trump: "Make America great again". Mà khổ, từ "great" trong tiếng Anh không có nghĩa là "vĩ đại" trong tiếng Việt. Muốn hiểu ngôn ngữ của người ta thì phải hiểu văn hóa, chính trị, kinh tế, lịch sử của họ. Chứ dùng tự điển Anh-Việt hay Google để dịch thì... hehe!
Ví dụ: Có ai đó hỏi tôi "How are you?" (bạn khỏe không?) tôi hay trả lời là "I am great." Dịch ra "tôi vĩ đại" thì quá ư là ngộ nghĩnh. Nó chỉ có nghĩa là "tôi ổn".
Câu trên của Trump, tôi hiểu theo tiếng Việt là "Làm cho nước Mỹ ổn trở lại".
Tại sao nước Mỹ không ổn? Nhiều lý do! Một trong số đó là anh Clinton và anh Obama đã chuyển toàn bộ nền sản xuất của Mỹ qua Tàu. Một đất nước không có nền sản xuất những sản phẩm thiết yếu thì không ổn tí nào. Anh Trump muốn đưa nền sản xuất về Mỹ để nước Mỹ ổn trở lại (great again).
Vụ dịch Corona này là một minh chứng cho cái không ổn đó. Tàu cấm xuất vật tư y tế qua Mỹ từ tháng 1. Các công ty Tàu thu mua vật tư y tế ở Mỹ gởi về Tàu từ tháng 1. Khi dịch bùng ra ở Mỹ, nước Mỹ thiếu vật tư và thiết bị y tế cần thiết. Người Mỹ phải may khẩu trang bằng tay, in các đồ bảo hộ từ máy in 3D dùng trong thiết kế.
Nhưng nước Mỹ đang trở mình. Các nhà máy bỏ hoang bắt đầu được đưa vào sử dụng. Các công ty và cá nhân đang làm hết sức để cứu người trước mắt, cũng như làm ra các loại thuốc và vaccine để loại bỏ (hoặc hạn chế) con corona này lâu dài.
Mình hy vọng, sau vụ này, nước Mỹ sẽ ổn trở lại. Còn các thể loại vĩ đại hay ngạo nghễ gì đó, tôi nghĩ, nước Mỹ không giành với ai đâu. Họ đang bận làm việc!
N.H.D.
(31-3-2020)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dữ liệu lớn tiết lộ: tuyến đường ‘chạy trốn’ của 60.000 người Vũ Hán khớp với sự lây lan đại dịch toàn cầu



Dữ liệu lớn tiết lộ: tuyến đường ‘chạy trốn’ của 60.000 người Vũ Hán khớp với sự lây lan đại dịch toàn cầu
Hình ảnh đường phố thành phố Vũ Hán vắng vẻ sau khi đóng cửa (STR / AFP via Getty Image)
Vào tháng 2/2020, một nhóm nghiên cứu của Đại học Southampton ở Anh đã sử dụng dữ liệu lớn phân tích, để mô phỏng và theo dõi dấu vết di chuyển của gần 60.000 người dân Vũ Hán trước khi thành phố này đóng cửa. Kết quả bất ngờ cho thấy có một sự trùng khớp đến kinh ngạc về lộ trình di tản của những người này với tình hình bùng phát dịch bệnh ở châu Âu và Hoa Kỳ.
Dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành toàn cầu, gần đây số bệnh nhân nhiễm dịch tại nhiều quốc gia ở Châu Âu và Châu Mỹ đã tăng nhanh chóng. Vào ngày 23/1/2020, dịch viêm phổi Vũ Hán đã lây lan và bùng phát mạnh trên khắp Trung Quốc đại lục, và tâm dịch Vũ Hán đã tuyên bố đóng cửa thành phố. Ngay trước đêm thành phố đóng cửa, một lượng lớn người dân Vũ Hán đã “chạy trốn” bằng nhiều cách khác nhau.
Thị trưởng Vũ Hán, ông Chu Tiên Vượng từng nói với truyền thông của Đại lục rằng hơn 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán trước khi thành phố này đóng cửa vào ngày 23/1.
Vào giữa tháng 2/2020, nhóm dữ liệu lớn Worldpop của Đại học Southampton, đã sử dụng phần mềm máy tính để phân tích các dữ liệu điện thoại di động và hàng không của gần 60.000 người Vũ Hán đã “chạy trốn” trước khi Vũ Hán đóng cửa. Phân tích này phát hiện ra rằng những người này đã di tản rải rác đến khắp 382 thành phố bên ngoài Trung Quốc, bao gồm Châu Á, Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc và những nơi khác. Trong những người bỏ trốn này có ít nhất 834 bệnh nhân được xác nhận nhiễm virus Corona Vũ Hán.
Nhóm Worldpop đã chỉ ra rằng do dịch bệnh bùng phát trên quy mô lớn, nên nó có thể lan rộng hơn nữa ra bên ngoài, vì vậy tất cả các quốc gia cần phải chuẩn bị. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm nay, các thành phố có nguy cơ nhiễm dịch cao ở Trung Quốc và các trung tâm lớn trên thế giới nên tăng cường kiểm dịch để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Tuy nhiên, do hướng dẫn sai lệch từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và sự che đậy thông tin của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các quốc gia khác không cách nào biết được thông tin thật về tình hình dịch bệnh. Do đó, dòng người từ Vũ Hán (bao gồm cả những người được chẩn đoán nhiễm dịch) đã có cơ hội “chạy trốn” sang nhiều quốc gia khác trên thế giới, cuối cùng điều này dẫn đến việc toàn cầu “vỡ trận” và dịch bệnh bị mất kiểm soát.
Về vấn đề này, một cư dân mạng Facebook đã đăng tải thông tin về báo cáo của nhóm Worldpop vào ngày 14/2, và cho biết rằng điều này sẽ khiến cộng đồng thế giới không khỏi rùng mình kinh ngạc. Không lạ gì khi cả Châu Âu và Hoa Kỳ đều rơi vào tình trạng bùng phát mạnh.
Một số cư dân mạng cho rằng ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho lần dịch bệnh này. ĐCSTQ đã phát động một “cuộc tấn công” vào toàn thế giới.
Vào cuối tháng 1/2020, khi dịch bệnh vượt mức kiểm soát, các quan chức của ĐCSTQ đã phải thừa nhận rằng virus Corona Vũ Hán có thể lây truyền từ người sang người. Thời điểm đó, "chạy khỏi Vũ Hán" đã trở thành một từ khóa được tìm kiếm trên mạng Weibo. Người dân thành phố Vũ Hán đã “bỏ chạy” qua đường bộ và đường hàng không. Một số người bỏ chạy khỏi Vũ Hán vào ngày 20/1 còn “khoe” trên mạng xã hội rằng họ bị sốt đến 39 độ C. Một số người bị ho và sốt nhẹ, nhưng họ đã tự uống thuốc để “vượt qua” máy đo thân nhiệt hồng ngoại, và đã đáp máy bay đến Pháp thành công. Những người này còn đăng ảnh chia sẻ, nói rằng cuộc trốn thoát thành công của họ là "câu lạc bộ chiến thắng".
Vào ngày 23/3, Phoenix Video đã đăng lại một video từ kênh truyền thông đại lục cho thấy vào ngày 19/3, bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán virus Corona Vũ Hán ở Ý là bà Hồ Á Mẫn (sinh năm 1954). Bà là giáo sư “chủ nghĩa Marx Lenin”, cựu Viện trưởng Viện văn học Đại học Sư phạm Hoa Trung, Vũ Hán. Sau 49 ngày điều trị, bà Hồ Á Mẫn đã rời bệnh viện bệnh truyền nhiễm và được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Rome.
Vào ngày 30/1, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, hai người khách du lịch từ Trung Quốc được xác nhận bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán là một cặp vợ chồng ở độ tuổi 66 và 67. Họ đã được cách ly để điều trị . Danh tính của họ không được tiết lộ.
virus Vũ Hán bệnh nhân số 0 ở Ý
Trường hợp đầu tiên xác nhận nhiễm virus Vũ Hán ở Ý là một cặp vợ chồng Giáo sư chủ nghĩa Marx Lenin tại Đại học Sư phạm Vũ Hán Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video)
Theo truyền thông Il Messaggero của Ý, cặp đôi người Trung Quốc này đã đến Milan vào ngày 23/1 và sau đó đến một khách sạn ở Rome. Trong chuyến đi, họ đã bắt xe buýt đến Cassino để tham quan; đêm ngày 29/1 họ cảm thấy không khỏe nên đã đi khám bệnh, và kết quả cho thấy họ dương tính với virus Corona Vũ Hán. Điều này có nghĩa là hai người đã đi du lịch ở Ý 6 ngày trước khi được chẩn đoán nhiễm virus.
Bài báo cho biết cặp vợ chồng này cũng là ca viêm phổi Vũ Hán đầu tiên được xác nhận ở Ý. Cư dân mạng nói: "Đây chắc chắn là bệnh nhân số 0 ở Ý, bệnh nhân số 0 ở Hoa Kỳ chắc chắn là người Trung Quốc ở Seattle. Bệnh nhân số 0 ở tất cả các quốc gia đều là ĐCSTQ chuyển ra, vậy mà vẫn không biết xấu hổ còn đi đổ lỗi khắp nơi?"
Kể từ tháng 3/2020, dịch viêm phổi Vũ Hán đã lan rộng khắp thế giới, và ĐCSTQ đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích, yêu cầu phải chịu trách nhiệm về những tổn thất to lớn do dịch bệnh gây ra. Trong khi đó, ĐCSTQ lại đi truyền bá “thuyết âm mưu” nhằm đổ lỗi cho Hoa Kỳ và Ý về nguồn gốc của virus.
Giáo sư Lý Dậu Đàm thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Quốc gia tại Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan nói với báo The Epoch Times rằng các nước châu Âu đã quá bất cẩn và nghe theo lời khuyên của WHO, kết quả các nước này đã trở thành ổ dịch, dịch bệnh bùng phát mạnh ở Châu Âu, sau đó truyền sang Hoa Kỳ.
Virus Corona Vũ Hán đã “quét qua” hơn một trăm quốc gia chỉ trong ba tháng ngắn ngủi, nhưng đến tận đầu tháng 3/2020 WHO vẫn một mực từ chối thừa nhận đây là một đại dịch. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, ngoại giới nghi ngờ và chỉ trích WHO và Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus vì “bảo vệ” ĐCSTQ, cho rằng WHO đã trở thành một "đảng chi bộ" ở nước ngoài của ĐCSTQ.
Ông Mario Vargas Llosa, một nhà văn người Peru và là tác giả được giải thưởng Nobel về văn học, gần đây đã lên tiếng phê bình rằng, chính vì hệ thống chính trị của ĐCSTQ mà thế giới hiện đang sống trong một cơn hoảng loạn dịch bệnh như thời trung cổ. Ông chỉ ra rằng bệnh dịch là sự trừng phạt của Thượng đế.
Minh Thanh / Theo Epoch Times
Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Bức tranh" dịch tễ học về dịch Vũ Hán ở Việt Nam



NVT

Một trong những sự 'trống vắng' lớn nhứt của dịch Vũ Hán ở VN là số liệu. Chúng ta không biết đặc điểm những ca nhiễm ra sao. Đa số các chuyên gia và báo chí chỉ nói trên bề mặt và chung chung, chớ không có bức tranh chuyên sâu. May mắn thay, tôi đã thu thập được dữ liệu cho từng cá nhân, và có thể cung cấp một 'bức tranh' chung để các bạn quan tâm tham khảo.

Dữ liệu

Trong mùa dịch, bất cứ dịch bệnh nào, dữ liệu thực tế đóng vai trò rất quan trọng. Dữ liệu thực tế có thể giúp chúng ta ước tính được qui mô của dịch, hoặc mô phỏng và dự báo cho tương lai. Dữ liệu còn cung cấp cho chúng ta những thông tin về bệnh nhân như họ là ai, đến từ đâu, bao nhiêu tuổi, v.v. Ở nước ngoài, các cơ quan như Bộ Y tế và các trung tâm nghiên cứu thì cung cấp dữ liệu rất tốt, giúp cho các chuyên gia có thể đóng góp vào việc kiểm soát dịch. Chẳng hạn như ở Úc, trong điều kiện làm việc từ nhà (WFH), họ huy động các chuyên gia dịch tễ học có kinh nghiệm về mô hình để cùng nhau làm việc, giúp cho chánh phủ một tay về dự báo. Tôi cũng có tham gia vào dự án này, giúp được vài việc, và thấy rất hay. Còn ở Việt Nam, vào các trang web của cơ quan Nhà nước thì hầu như không có những dữ liệu này. Còn số liệu trên trang của ĐH Johns Hopkins thì không có cho mỗi bệnh nhân.

Nhưng may mắn thay, tôi đã có một số dữ liệu về tình hình dịch Vũ Hán ở Việt Nam. Dữ liệu này thật ra là thu thập qua trang wikipedia do ai đó làm [1]. Xin cám ơn các bạn. Chỉ có điều cách nhập dữ liệu của các bạn này rất ư là bất lợi cho phân tích. Thành ra, tôi phải mất khá nhiều thì giờ để 'curate' các dữ liệu này vào một format có thể phân tích được.

Dữ liệu này bao gồm các thông tin như ngày nhiễm, giới tính, tuổi, quốc tịch, đã từng đến Tàu hay không, từ nước ngoài về hay trong nước, và tình trạng điều trị. Tính đến hôm nay, dữ liệu đã có cho 194 ca nhiễm. Tôi đã làm thử một phân tích mô tả để trước là thỏa chí tò mò của tôi, và sau là chia sẻ đến các bạn quan tâm.


Kết quả phân tích. Một vài nét chánh về kết quả phân tích có thể tóm tắt như sau:

Hình 1: Phân bố độ tuổi của 194 bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán ở VN (tính đến ngày 30/3/2020). Tuổi trung vị là 29. Chỉ có 11% (20 / 186) người có tuổi từ 60 hay cao hơn.

Giới tính

Khoảng 53% (103 / 193) bệnh nhân là nữ. Điều này hơi khác so với bệnh nhân ở Vũ Hán: trong số 44672 người bị nhiễm,49% là nữ. Tuy nhiên, vì con số nhiễm ở VN còn thấp, nên ước tính về phân bố giới tính có thể không ổn định.

Tuổi

Tính trung bình, tuổi của các 186 bệnh nhân có số liệu (8 người mất số liệu) là 35. Phân nửa bệnh nhân có tuổi 29 hoặc thấp hơn. Không có sự khác biệt về độ tuổi giữa nam và nữ (xem Hình 1). Chỉ có 11% (20 / 186) người có tuổi từ 60 hay cao hơn. Tuổi trung bình ở bệnh nhân bên Đức là 43, và Ý là 63. Do đó, bệnh nhân COVID-19 ở Việt Nam tương đối trẻ hơn so với nước ngoài.

Quốc tịch

Trong số 194 bệnh nhân, có 23% (n = 44 người) có quốc tịch nước ngoài. Đa số người nước ngoài là Anh (17 người), Mĩ (5), và Pháp (5). Nhưng cũng có vài người đến từ hay có quốc tịch Ba Tây, Canada, Tàu, Đan Mạch, Đức, Ái Nhĩ Lan, Latvia, Nam Phi, Mễ Tây Cơ và Tiệp (Hình 2).

Hình 2: Biểu đồ phân bố số bệnh nhân nhiễm dịch Vũ Hán ở VN tính theo quốc tịch. Có 23% bệnh nhân là người nước ngoài; đa số 77% là người Việt.

Nguồn bệnh

Trong số 190 ca có thể xác định, có 122 ca (64%) là từ nước ngoài. Trong số 150 người có quốct ích Việt Nam, 59% là bệnh 'mang' từ nước ngoài về. Tính chung, chỉ có 9 người (tức ~5%) từng ghé qua Tàu.

Tình trạng điều trị

Số liệu tính đến nay cho thấy có 24 người (tức 12%) đã được xuất viện; số còn lại 88% vẫn còn đang được điều trị. Điều thú vị là nữ bệnh nhân có tỉ lệ xuất viện cao hơn nam (16% so với 9%); tuy nhiên vì số còn ít nên khó nói đây là khác biệt có ý nghĩa hay không. Rất tiếc, chúng ta không biết được thời gian được điều trị là bao lâu.

Việt Nam đã mất bao nhiều tiền cho những bệnh nhân này? Chưa có câu trả lời, nhưng chúng ta có thể tính số ngày họ được điều trị (hay cách li?) Nếu chỉ tính số còn đang được điều trị thì tổng số ngày điều trị đến nay là 1541 ngày. Thời gian trung vị điều trị cho đến nay là 8 ngày, nhưng có người lên đến 46 ngày! Nếu mỗi ngày tốn 50 USD (và ở đây tôi chỉ đoán mò), thì tổng số chi phí là 77,000 USD. Xin các bạn trong nước cho biết chi phí điều trị trung bình là bao nhiêu.

Bảng số liệu về giới tính, tuổi trung bình, quốc tịch và thời gian điều trị phân tách theo tình trạng điều trị.

Tử vong

chúng ta biết rằng VN may mắn là chưa có ai chết vì nhiễm virus Vũ Hán. Tuy nhiên, vì bệnh nhân ở VN là còn trẻ, nên nguy cơ tử vong nếu có thì cũng thấp. Chúng ta thử tính số tử vong 'kì vọng' (expected mortality) NẾU bệnh nhân VN có cùng tỉ lệ tử vong như ghi nhận ở Vũ Hán [2] thì VN sẽ có bao nhiêu ca tử vong? Câu trả lời là chỉ chừng 1.6 hay cao lắm là 2 ca tử vong. Nhưng cho đến nay, VN chưa có ca tử vong nào, và chúng ta có thể nói là nguy cơ tử vong ở VN thấp hơn so với Vũ Hán.

***

Tóm lại, phân tích dữ liệu sơ khởi ở cho thấy phân bố về đặc tính bệnh nhân ở Việt Nam rất khác so với các nước khác trên thế giới. Chẳng hạn như đa số bệnh nhân là trẻ tuổi (trung bình 35), trong khi đó bệnh nhân ở Vũ Hán tuổi trung bình 51, Đức 43, Ý 63. Đa số bệnh nhân ở Âu châu là nam giới (~60%), nhưng ở VN đa số là nữ giới (53%). Dữ liệu cũng cho thấy chỉ có gần 60% bệnh nhân Việt Nam là từ nước ngoài về (chớ không phải như nhiều người nghĩ rằng 'tuyệt đại đa số'). Rõ ràng, nguy cơ tử vong ở bệnh nhân Việt Nam thấp hơn so với 'kinh nghiệm' bên Vũ Hán.

===

[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_d%E1%BB%8Bch_COVID-19_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam

[2] https://github.com/cmrivers/ncov/blob/master/COVID-19.pdf


Phần nhận xét hiển thị trên trang