Các nước độc tài kiểu TQ .. luôn nại cớ "không được can thiệp vào chuyện nội bộ của quốc gia khác" để phản đối lại Mỹ hay các quốc gia Châu Âu, khi các quốc gia này lên tiếng chỉ trích các việc vi phạm nhân quyền.
Thật ra, trước đây khá lâu, nhân cuộc chiến Nam tư cũ, các luật gia quốc tế đã đặt vấn đề "quyền can thiệp vì lý do nhân đạo". Theo đó các quốc gia có thể can thiệp vào "nội bộ" của một quốc gia khác, nếu thấy rằng quốc gia này đang có những "thảm trạng" về nhân quyền như "diệt chủng", đàn áp giết chóc người vô căn cứ...
NATO đã "can thiệp" vô chiến tranh Nam Tư vì lý do "can thiệp nhân đạo", mặc dầu lý do này chưa bao giờ được tất cả các quốc gia nhìn nhận như là một "nguyên tắc luật quốc tế".
Trở lại việc Trump vừa ký thông qua luật về Hong Kong. Vì bất cứ lý do nào thì ta cũng phải ghi nhận đây là một điểm son của ông Trump, ngay cả khi ông ký vì "không ký không được"! Một luật khác về người Duy Ngô Nhĩ (Tân cương) cũng vừa được Hạ viên Mỹ thông qua. Nội dung khá tương đồng với luật về Hong Kong. Theo đó Mỹ có thể "trừng phạt" bằng các biện pháp "kinh tế" và "ngoại giao", như không cho người có quan hệ (đến các việc đàn áp) nhập cảnh Mỹ hay "đông lạnh" các ngân khoản của cá nhân những người này...
Các luật này nếu so sánh với "quyền được can thiệp vì lý do nhân đạo", trường hợp Nam tư, xem ra còn rất "khiêm nhường". Sau chiến tranh Nam Tư tan vỡ ra thành nhiều quốc gia nhỏ, độc lập. Đe dọa "lò lửa" Balkans, nơi đã từng là "mồi lửa" bộc phát chiến tranh thế giới, đã không còn.
Các đạo luật về Hong Kong và Duy Ngô Nhĩ (nếu được Thượng viện và Trump cho qua) nặng về "dân chủ", dĩ nhiên là "ôn hòa". Nhưng nếu lãnh đạo Bắc Kinh không xem đó làm "điểm báo động", bất chấp và tiếp tục đàn áp. Hệ quả có thể rất thảm khốc.
Bắc Kinh nên có thái độ khôn khéo. Hãy "dân chủ hóa lục địa" bằng các phương tiện hòa bình. Nam Tư là cái gương, là kinh nghiệm mà TQ cần tham khảo và học hỏi.
Dân chủ hóa là trào lưu thế giới, là động lực thúc đẩy phát triển quốc gia trong bền vững và hài hòa.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét