Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

MOBIFONE MUA AVG: KỊCH BẢN DỌN ĐƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?


Mấy ngày diễn ra phiên toà xét xử thương vụ Mobifone mua AVG, vấn đề kẻ chủ mưu vẫn còn bí ẩn. Tôi không nghĩ ông Nguyễn Bắc Son là chủ mưu. “Cơ” ông Son khi ấy không thể điều hành cả hệ thống nhiều bộ, ngành trung ương nhập cuộc trong thương vụ đen này được. Phải là kẻ siêu quyền lực, “bàn tay che cả mặt trời” khi ấy. Ông Son chỉ là người đóng vai trò đầu têu tổ chức, thực thi, kiểu như “chú thực hiện, anh yên tâm”.

Một chi tiết rất đáng chú ý: Trước thời điểm thực thi thương vụ đen liều lĩnh và bẩn thỉu này, Bộ 4T đang có Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, bề thế, với hơn 10 kênh phát sóng, chiếm thị phần chỉ sau VTV. Thế thì cơn cớ gì, khi ấy, Bộ 4T lại tìm mọi cách chuyển đẩy VTC về Đài Tiếng nói Việt Nam(VOV)? Nên nhớ rằng VOV khi ấy đã có 2 kênh truyền hình là VOVTV và Truyền hình Quốc hội.
Không nghi ngờ gì nữa, kịch bản thương vụ đen mua bán AVG bắt đầu từ hồi dọn dẹp chuyển đẩy VTC khỏi Bộ 4T, để Bộ 4T không còn có đài truyền hình thì mới dễ bề đạo diễn Mobifone mua AVG.
Thương vụ mua bán AVG nên gọi là điệp vụ-điệp vụ đen, vì nó chứa đựng âm mưu chiếm đoạt một khối lượng tiền khổng lồ. Nó được toan tính, dàn dựng, thực thi bài bản, kỹ lưỡng, trong đó có việc đóng dấu “mật” các tài liệu liên quan. Những thông tin liên quan cất tiếng nói rằng, ông Phạm Nhật Vũ bán AVG, nhưng tiền không thuộc về ông, và những ông chủ Mobifone, AVG đều tỏ ra bị động và thụ động trong thương vụ, lẽ ra họ phải chủ động.
Ai là kẻ chủ mưu? Phần lớn lượng tiền khổng lồ này vào tay bố con ai? Phiên toà đang diễn ra có trả lời được câu hỏi này?
********************

VAI TRÒ ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG TRONG VỤ ÁN AVG

Nhà báo Trần Quang Vũ

Phải xem xét các tình tiết này sẽ thấy vai trò của ông Nguyễn Tấn Dũng trong vụ án AVG.Mobiphone là doanh nghiệp thuộc Bộ TTTT được Ttg cho phép mua 95% cổ phiếu AVG. Đừng ngụy biện rằng mới chỉ là văn bản của VPCP chứ chưa phải là quyết định của Ttg.Trong văn bản này có 2 ý: 1,Ttg đồng ý về chủ trương. 2, thực hiện đúng pháp luật.1. Chủ trương mà Ttg đồng ý cho mua sai về 2 điểm. 

a, Mobiphone là DN thuộc Bộ TTTT. Khi đó Bộ này đang sở hữu đài Truyền hình kỹ số VTC. Năng lực của Đài này gấp nhiều lần AVG cả về hệ thống truyền dẫn, năng lực hoạt động báo chí. ĐTH KTS VTC đang nợ đầu tư của DN VTC, cũng thuộc Bộ TTTT hơn 2.000 tỷ. Nếu thực sự thấy Mobiphone cần phát triển mảng truyền hình thì Ttg cho phép chuyển ĐTH KTS VTC từ Bộ về Mobiphone.
Ông Nguyễn Tấn Dũng không làm thế mà ký quyết định chuyển ĐTH KTS VTC từ Bộ TTTT về VOV để ngân sách nhận nợ hơn 2.000 tỷ(VOV là đơn vị hoạt động bằng ngân sách) đồng thời cũng cho lấy ngân sách để Mobiphone mua AVG từ doanh nghiệp dân doanh.
Đây là vụ bán bò rẻ để tậu ễnh ương giá trên giời.
Vụ án đang xét xử là hành vi mua bán chứ không xem xét đến mưu đồ đen tối. Không có mưu đồ đen tối này thì không có cuộc mua bán AVG.
2. Việc mua AVG về Mobiphone là mua một đơn vị không có thẩm quyền báo chí mà núp dưới danh nghĩa báo chí Đài TH Bình Dương về một đơn vị thuộc Bộ TTTT và hoạt động báo chí là trái với quy hoạch báo chí.
Nói thêm 2 điểm nữa.
1. ĐTH KTS VTC về VOV sau vài lần thay đổi tổ chức để đưa người VOV về và đưa lãnh đạo cũ có nghề của VTC đi nơi khác thì nội dung èo ọt, cán bộ bị nợ lương, đội ngũ PV, BTV có nghề đang tan tác, bạn đọc quay mặt với các nội dung ít có tác dụng và gần đây khách hàng đang phản đối về việc cắt của họ những kênh quảng bá.
2. Nếu cho rằng văn bản của VP CP chưa có giá trị pháp lý vì chưa phải là quyết định thì hà cớ gì Bộ KHĐT, Bộ TC, Bộ CA...đều vào cuộc cho vụ mua bán AVG.
Không chỉ riêng tôi nhận thấy có một ổ nhóm phá nát ngân sách quốc gia thời Nguyễn Tấn Dũng làm Ttg. Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà... cũng chỉ là những kẻ tham lam, cơ hội được Nguyễn Tấn Dũng cho vào một cuộc chơi trong vô vàn cuộc chơi của Dũng.
Đây cũng là câu trả lời cho GS,TS Nguyễn Như Phát,(Phat Nguyen Nhu) nguyên Viện trưởng Viện Pháp luật của Viện Hàn lâm khoa học VN : ai là đầu vụ trong vụ án AVG.
**************

VIỆN KIỂM SÁT ĐỀ NGHỊ TỬ HÌNH NGUYỄN BẮC SON

Phạm Dự - Bảo Hà
Hà NộiSáng 20/12, VKSND Hà Nội đề nghị phạt ông Nguyễn Bắc Son án tử hình, ông Trương Minh Tuấn từ 14 đến 16 năm tù.
Cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son bị đề nghị 16-18 năm tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, án tử hình do Nhận hối lộ; hình phạt chung là tử hình.
Cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn bị đề nghị 6-7 năm tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, 8-9 năm tù về Nhận hối lộ, hình phạt chung 14-16 năm tù.
Cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ bị đề nghị 3-4 năm tù về tội Đưa hối lộ.
Cùng tội danh như hai cựu bộ trưởng, bị cáo Lê Nam Trà (cựu chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone) bị đề nghị 23-25 năm tù, Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone) 14-16 năm tù.
 
Cơ quan công tố cho hay các bị cáo đều giữ cương vị lãnh đạo trong cơ quan nhà nước song vì hám lợi đã gây thiệt hại đặc biệt lớn, ảnh hưởng niềm tin của nhân dân. Đây là "biểu hiện suy thoái đạo đức công vụ, tham nhũng". Việc đưa vụ án ra xét xử đã thể hiện "không có vùng cấm"; bất kỳ ai, giữ chức vụ gì khi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý.
Bị cáo Son đứng đầu một bộ quan trọng nhất của nhà nước nhưng "tha hoá đạo đức" mà phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Do tư lợi cá nhân, ông đã định hướng chỉ đạo cấp dưới ở MobiFone thực hiện sai phạm việc mua cổ phần của AVG. Ông phải chịu trách nhiệm với vai trò là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất, chỉ đạo mang tính quyết liệt buộc cấp dưới phải thực hiện.
Sau vụ án, ông còn nhận hối lộ của Phạm Nhật Vũ 3 triệu USD, đây là số tiền hưởng lợi đặc biệt lớn và cao nhất so với các bị cáo khác. Ông có những tình tiết giảm nhẹ như có nhiều bằng khen của Chính phủ, bộ ngành, có huân chương lao động hạng nhì...
Trong quá trình xét xử, cựu bộ trưởng 66 tuổi đã phủ nhận hành vi nhận hối lộ và sau đó lại thừa nhận nên bị đánh giá "chưa ăn năn hối lỗi".
VKS đề nghị HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ với cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn do có nhiều thành tích trong công tác, khai báo thành khẩn. Theo VKS, ông Tuấn ký nhiều văn bản trái quy định để thúc đẩy việc MobiFone mua, trong đó có quyết định 236 phê duyệt dự án, dẫn đến thiệt hại gần 6.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc ký là do "hoàn cảnh bắt buộc". Ông cũng là người nhận hối lộ ít nhất trong 4 bị cáo.
Giải thích lý do đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Vũ, VKS cho hay cựu chủ tịch AVG đã chủ động khắc phục toàn bộ thiệt hại và các chi phí liên quan vụ án. Trong quá trình điều tra, bị cáo tự thú tội Đưa hối lộ, ăn năn hối lỗi, tích cực với cơ quan pháp luật trong giải quyết vụ án. Bị cáo có nhiều hoạt động từ thiện và có nhiều đóng góp cho Giáo hội phật giáo Việt Nam.
Viện Kiểm sát cáo buộc quá trình phạm tội
VKS đọc bản luận tội.
Ở tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Phạm Đình Trọng (cựu Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông) bị đề nghị 5-6 năm tù, Phan Thị Hoa Mai (thành viên Hội đồng thành viên MobiFone) từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù, Hồ Tuấn (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Phạm Thị Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Mạnh Hùng (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù, Nguyễn Đăng Nguyên (cựu phó tổng giám đốc MobiFone phụ trách) từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù.
Võ Văn Mạnh (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX) bị đề nghị từ 4 đến 5 năm tù, Hoàng Duy Quang (thẩm định viên Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX) 3-4 năm tù. 
( Sưu tầm & Tổng hợp )
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: