Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG PHÂN TÍCH VỀ NGUYÊN NHÂN TAN RÃ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN XÔ

Tùng Vũ Thanh 

Về sự tự hạ thấp dẫn đến đánh mất vai trò lãnh đạo của Đảng:


“Trong hành động thực tế, người ta không chăm lo củng cố các tổ chức Đảng, không giữ vững các tổ chức và sinh hoạt Đảng, xem nhẹ vấn đề lãnh đạo nhà nước thông qua các tổ chức Đảng làm cho hệ thống của Đảng tan rã, kỷ luật lỏng lẻo, tổ chức Đảng không kiểm tra, giám sát được đảng viên, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng quá yếu”.

Xa rời các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin:

“Người ta đã xem nhẹ vấn đề đấu tranh giai cấp, nhấn mạnh những giá trị chung toàn nhân loại, xem nhẹ chuyên chính vô sản, nhấn mạnh hòa hoãn, nhân quyền, cho rằng chủ nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, xét lại sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nhấn mạnh vấn đề dân tộc, xem nhẹ chủ nghĩa đế quốc, nhấn mạnh vấn đề công khai, xem nhẹ vấn đề kỷ luật tập trung trong Đảng... dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực và làm tan rã Đảng về mặt tư tưởng... Hậu quả nghiêm trọng đó chính là vì người ta hiểu sai và làm sai chủ nghĩa Mác – Lênin: sai cả về thực hiện các nguyên lý cơ bản, về vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng”.

Về việc lợi dụng chiêu bài dân chủ hoá, công khai hoá: 

“Những phần tử cực đoan, bất mãn lợi dụng để nói xấu Đảng, xuyên tạc, vu cáo Đảng làm tổn hại nghiêm trọng đến thanh danh, uy tín chung của toàn Đảng”.

Về tư tưởng đa đảng, đa nguyên:

“Thế là ngay tức khắc, hàng chục đảng đối lập rồi hàng trăm, hàng nghìn tổ chức chính trị - xã hội đối lập mọc ra nhanh như nấm sau cơn mưa. Trong nội bộ Đảng cũng có sự phân hóa, chia rẽ thành nhiều bè cánh đối chọi nhau”.

(Nguồn: “Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã” - Nguyễn Phú Trọng, Tạp chí Cộng sản, số 4 - 1992)

Ảnh:
- Ảnh 1: Bức tranh tường sau khi Liên Xô tan rã, sự hối hận muộn màng.
- Ảnh 2: Nước Nga hậu Xô Viết, người ta phải bán tất cả những gì có thể bán để tồn tại, kể cả huân huy chương, cờ đảng... 70% tài sản quốc gia rơi vào tay tư bản nước ngoài và lớp tư sản mới nổi trong nước.
Không có mô tả ảnh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: