Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

BIẾT TRƯỚC SẼ TỐT HƠN


Kết quả hình ảnh cho hinh Khổng Tử
["Vay mượn" từ ngữ Hán(15)]

Người ta quen gọi xu hướng bành trướng, lấn lướt các dân tộc khác của người Trung Quốc là "Hán hóa". Có nhiều cách để thực hiện xu hướng ấy. Vào những năm đầu thế 21, thế giới hay nhắc đến cụm từ "sức mạnh mềm", hay "quyền lực mềm" khi nói về phương thức Hán hóa.
Gọi là "mềm"với ý nghĩa là, không cần dùng đến vũ lực, không cần dùng đến súng đạn, như trước đây, vẫn có thể thôn tính được dân tộc khác, một cách dần dà và nhẹ nhàng.
Ngôn ngữ, văn hóa, giống nòi (dân tộc), là những yếu tố được Hán hóa trước tiên.
Lâu nay, chính phủ những quốc gia lớn mạnh như: Anh, Úc, Mỹ, đã hạn chế hoặc cấm không cho Trung Quốc lập cái gọi là "Viện Khổng Tử", trong các trường đại học. Vì họ nhìn thấy rất rõ phía sau và bên trong những cái "viện" ấy là gì rồi.
Những người cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc, vốn cho rằng. Khổng Tử và tư tưởng của ông ấy, một thời gian rất dài trong lịch sử, đã dung túng chế độ phong kiến, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Cho nên, người đáng được tôn sùng trong thời đại mới, thời đại cộng sản chủ nghĩa, là Mao Trạch đông vĩ đại, cùng với tư tưởng của ông ấy.
Nhưng, tư tưởng bành trướng đại Hán của Mao, khó xuất khẩu rộng rãi ra thế giới như họ muốn. Vì thế, ngày nay, hình tượng Khổng Tử được làm sống lại như một công cụ, để tiếp tục thực hiện mưu đồ Hán hóa.
Ở nước ta, có lẽ, nhà cầm quyền không mấy quan tâm đến cụm từ "Hán hóa", nên xã hội ta đã tiến rất nhanh trên con đường đi vào cái bẫy ấy !
Nhà nước ta, từ lâu, đã cho mở nhiều "Viện Khổng Tử"; nhiều cơ sở truyền bá ngôn ngữ và văn hóa Hán. Hàng loạt cán bộ các ngành được Trung Quốc đào tạo. Khi về nước được bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước; trong các trường đại học, các viện nghiên cứu v.v..
Nhà cầm quyền Trung Quốc chắc sẽ rất hài lòng khi thấy:
1) Người Việt Nam không còn nói từ "xe cộ", mà nói " phương tiện tham gia giao thông"; không nói " chạy chậm lại", mà nói "chú ý giảm thiểu tốc độ tối đa"; không nói " đi lại" , mà nói "tham gia giao thông" v.v..
2) Họ càng vui mừng hơn, khi biết một cô Tiến sỹ, được họ đào tạo năm nào, nay đang làm hiệu trưởng một trường đại học lớn, đã kịp thời lên tiếng cấm đoán sinh viên nhắc đến cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.
Hoặc một ông GS TS sử học, từng học TQ về , đã nêu ý kiến cần bàn bạc với các nhà sử học TQ trước khi viết lịch sử cuộc chiến tranh xâm lược của TQ ở biên giới Việt Trung v.v..
3) Họ lại càng vui mừng hơn, khi thấy nhiều công dân TQ đã sống yên ổn trên đất Việt Nam như những người Việt !
Những "thành tích" ấy liệu có phải nhờ "Khổng Tử" mà có không nhỉ ???

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: