Nhiều người bị bắt trong các cuộc biểu tình hồi tháng 7 đã phải nhận hình phạt tù nghiêm khắc vì tội dùng bạo lực chống lại cảnh sát.
Ngày 29-9 tại Moscow (Nga) hơn 25.000 người đã cùng xuống đường đòi chính quyền thủ đô thả những người đã bị bắt trong các sự kiện biểu tình vào tháng 7 qua, theo tin từ báo Moscow Times.
Cuộc biểu tình này được văn phòng thị trưởng Moscow cấp phép, không có trường hợp bắt bớ trong ngày biểu tình hôm qua 29-9.
Lãnh đạo đối lập Alexei Navalny – người bị loại khỏi danh sách ứng viên trong cuộc bầu cử hội đồng địa phương vừa rồi – phát biểu tại cuộc biểu tình ngày 29-9. Ảnh: MOSCOW TIMES
Các cuộc biểu tình hồi tháng 7 không được cấp phép, được tiến hành nhằm phản đối việc Ủy ban bầu cử Nga loại nhiều ứng viên đối lập khỏi danh sách ứng viên trong các cuộc bầu cử hội đồng địa phương đã diễn ra ngày 8-9.
Trong cuộc bầu cử này, đảng Nước Nga thống nhất mất 1/3 số ghế ở hội đồng Moscow, và ông Navalny nói đây là chiến thắng của phe đối lập.
Hơn 25.000 người xuống đường biểu tình ở Moscow ngày 29-9, yêu cầu chính phủ Nga thả những người biểu tình trong các cuộc biểu tình hồi tháng 7. Ảnh: MOSCOW TIMES
Quy mô các cuộc biểu tình hồi tháng 7 thuộc hàng lớn nhất Moscow trong gần cả một thập niên - khoảng 60.000 người tham gia, và chấm dứt vào tháng 8.
Chính quyền Moscow đã tạm giữ 2.400 người và điều tra hình sự cuộc biểu tình. Nhiều người biểu tình sau khi bị bắt đã phải nhận hình phạt tù nghiêm khắc. 14 người bị tuyên án 8 năm tù vì tội dùng bạo lực chống lại cảnh sát.
Hơn 25.000 người xuống đường biểu tình ở Moscow ngày 29-9, yêu cầu chính phủ Nga thả những người biểu tình trong các cuộc biểu tình hồi tháng 7. Ảnh: REUTERS
Vì áp lực từ người dân, vài tuần qua, các công tố viên đã phải bỏ cáo buộc đối với 6 người.
Xuống đường trong buổi chiều mưa và lạnh ở Moscow ngày 29-9, người biểu tình yêu cầu chính quyền Moscow thả những người còn lại.
Hơn 25.000 người xuống đường biểu tình ở Moscow ngày 29-9, yêu cầu chính phủ Nga thả những người biểu tình trong các cuộc biểu tình hồi tháng 7. Ảnh: MOSCOW TIMES
Ngày 29-9, nam diễn viên Pavel Ustinov – trước đó bị tuyên án 3,5 năm tù vì làm bị thương một cảnh sát - được thả và cho phép kháng cáo.
Hơn 25.000 người xuống đường biểu tình ở Moscow ngày 29-9, yêu cầu chính phủ Nga thả những người biểu tình trong các cuộc biểu tình hồi tháng 7. Ảnh: REUTERS
Một số hình ảnh cuộc biểu tình ngày 29-9 ở Moscow:
TTO - Đó là câu hỏi được đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đặt ra tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 26-7 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
Bà Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Quốc hội trả lời rõ lùi dự án Luật Biểu tình đến bao giờ? - Ảnh: V.D
Theo bà Kim Thúy, biểu tình là quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp quy định, việc xây dựng Luật biểu tình là trách nhiệm của Quốc hội. Vì vậy, câu hỏi nêu trên phải được trả lời rõ ràng, minh bạch.
Trước đó, giải trình vấn đề này trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nói: “Dự án này đã được đưa vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII để kịp thời thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, do đây là dự án luật khó, lại chưa có thực tiễn, cần có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, nên đã lùi thời gian trình dự án luật này”.
“Đến nay, Chính phủ đề nghị đưa vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 và thông qua tại kỳ họp thứ 4, nhưng qua quá trình chuẩn bị cho thấy nhiều vấn đề quan trọng trong dự án vẫn còn ý kiến khác nhau; hồ sơ của dự án chưa đầy đủ. Do đó, chưa đủ cơ sở để báo cáo Quốc hội đưa dự án này vào Chương trình” - ông Định cho biết.
Ông Trương Trọng Nghĩa đề nghị Quốc hội trả món nợ Luật biểu tình cho dân vào năm 2018 - Ảnh: V.D
Không đồng tình với cách giải thích như vậy, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng biểu tình không phải là vấn đề mới, bởi đã được quy định từ Hiến pháp 1946, sau đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh công nhận quyền này của công dân.
“Trong nhiệm kỳ khóa XIII, khi Quốc hội đặt vấn đề xây dựng Luật biểu tình, đến nay chúng ta đã nhận diện được nhiều vấn đề liên quan đến nội dung dự luật này” - ông Nghĩa phân tích.
Từ phân tích đó, ông Nghĩa cho rằng xây dựng Luật biểu tình là không khó, bởi Hiến pháp đã quy định, Đảng đã có chủ trương, thế giới có nhiều kinh nghiệm. Xây dựng Luật biểu tình là để người dân dễ dàng thực hiện quyền của mình một cách minh bạch, đồng thời cũng chống lại những người lợi dụng quyền biểu tình để gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội.
“Đề nghị đưa dự án luật vào chương trình kỳ họp thứ 4 của Quốc hội (cuối năm 2017), thông qua vào kỳ họp thứ 5 (giữa năm 2018) để sớm trả món nợ Luật biểu tình cho dân” - ông Nghĩa đề nghị.
Ủng hộ phân tích của ông Nghĩa, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng việc Chính phủ giao Bộ Công an trực tiếp soạn thảo đạo luật này là gây khó cho Bộ Công an. “Tôi đề nghị giao cho Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, Bộ Công an chỉ tham gia phản biện” - ông Xuyền gợi ý.
Xác chết ấy chính là đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh.
Báo chí đưa tin câu trả lời của những người có trách nhiệm về đường sắt này : "Nhà thầu không có năng lực, không có hồ sơ thiết kế, thi công". Thế mà họ vẫn ký, vẫn khởi công. Những kẻ ký hợp đồng làm con đường này là những kẻ phản bội lại đất nước trong mọi nghĩa.
Vì sao họ vẫn ký khi họ được thông báo về nhà thầu và những gì liên quan ?
Bởi họ ngu dốt không hiểu biết gì ? Bởi lòng tham vô độ chứa đầy tội ác mà họ chỉ cần bỏ túi những đồng tiền của Nhân dân, của Nhà nước còn mặc xác nhân dân, mặc xác tổ quốc ? Bởi họ bị đất nước của cái nhà thầu ma quỉ kia đe dọa ?
Cho dù bởi bất cứ cái gì thì họ đã mang tội với Nhân dân, với Đất nước không biết bao giờ mới xóa được
Với tội như thế, luật pháp có dám trừng phạt họ không ? Và nếu họ không bị trừng phạt thì luật pháp chỉ là một tờ giấy gói xôi chăng ?
Ngày ngày tôi vẫn đi làm dưới con đường sắt này. Trước kia tôi chỉ nghĩ đó là một con đường xấu xí, tiêu một núi tiền khổng lồ vô lý và chậm thi công.
Còn bây giờ tôi thấy thực sự đó là một xác chết treo lơ lửng trên bầu trời thành phố mà không được mai táng.
Kinh hãi đến nhường nào khi trên đầu chúng ta treo một xác chết
Tôi theo dõi bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump được phát trên YouTube.
Tôi nghĩ về 'Giấc mơ Mỹ'. Tôi không còn trẻ để mơ mộng.
Câu chuyện tôi kể sau đầy cùng các bạn là 'Giấc mơ Mỹ' đến với tôi và thay đổi trong tôi như thế nào cho đến nay?
Tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Không biết gì về 'Giấc mơ Mỹ'.
Chết chóc, đau thương, khó khăn gian khổ là những gì chúng tôi nếm trải. Tôi may mắn học hết phố thông trung học. Nước Mỹ là kẻ thù.
Tôi là một trong số không nhiều thanh niên, lần thứ hai may mắn, được sang Liên Xô cũ học đại học. Chúng tôi được 'bao cấp' với học bổng sinh viên bằng lương tối thiểu lúc bấy giờ ở Liên Xô là 60 rúp, đủ ăn, mặc đi xem phim vào cuối tuần.
Khi đó chưa có Internet, 'Giấc mơ Mỹ' chưa đến với tôi. Trong các bài giảng kinh tế chính trị thày giáo cho biết tỷ giá hối đoái 1 đô la Mỹ đổi được 0,8 rúp.
Một số sinh viên ngoại quốc đến từ phương Tây hoặc con nhà giàu có đến từ Syria, Ai Cập… học cùng chúng tôi, mặc quần bò 'Levi's', hút thuốc lá Marlboro, nhai kẹo 'cao su'…, vì họ có đô la Mỹ, được mua 'hàng tư bản'tại các cửa hàng quốc tế Intershop. Nước Mỹ là giàu có.
'Nước Mỹ vẫn còn xa'
Tôi về nước, sau tốt nghiệp đại học. Việt Nam đã thống nhất. Mặc dù có 'đổi mới', song kinh tế vẫn nghèo nàn, khó khăn, đặc biệt sau khi hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, trong đó có Liên Xô cũ, sụp đổ năm 1991.
Nhiều thày, cô giáo giảng đại học về kinh tế chính trị nói về đô la, nhưng chưa từng được 'cầm', chứ đừng nói được 'tiêu' đô la thật. Nước Mỹ vẫn còn xa.
Khi Đảng cộng sản phát động cải cách mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp sang thị trường, bắt đầu từ khoán trong nông nghiệp rồi đến kế hoạch 2, kế hoạch 3 trong công nghiệp.
Các nhà tư bản bắt đầu mang vốn vào đầu tư, hàng hóa nhiều lên. Kinh tế dễ thở hơn. Tôi cũng bắt đầu thay đổi. Hồi còn sinh viên, chúng tôi được dạy rằng các nhà tư sản 'xuất khẩu tư bản' sang nước khác để bóc lột sức lao động và kiếm lợi nhuận mang về 'chính quốc, thì nay nước tôi đang 'trải thảm đỏ' cho các nhà đầu tư, mà thực chất họ là các nhà tư sản! Nước tôi bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1995. Nước Mỹ đã đến gần.
Vào những năm 1990 trong trường đại học được giảng dạy kinh tế học. Cuốn Kinh tế học của cố giáo sư P. Samuelson, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 1970, được dịch sang tiếng Việt và được sử dụng rộng chính thức, rộng rãi.
Tiếp sau là cuốn Chính sách công của Hoa kỳ, do tiến sĩ Lê Vinh Danh tập hợp được in năm 2001. Đó là những món quà cho giới nghiên cứu và học giả.
Chúng tôi bắt đầu tìm hiểu về kinh tế thị trường, thực ra là kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại. Internet bắt đầu được sử dụng. Nhiều nước tư bản tăng trưởng vượt bậc từ suốt những năm 70-90 của thế kỷ trước. Người ta nói nước Mỹ vẫn dẫn đầu.
'Giấc mơ Mỹ' dần đến với tôi cụ thể hơn. 'Nước Mỹ - miền đất hứa', 'Cái gì nước Mỹ có là cả thế giới muốn' chỉ là những khẩu hiểu tuyên truyền. Thực ra, đó là ' niềm tin về tự do cho phép tất cả các công dân của Hoa Kỳ theo đuổi các mục đích của họ trong cuộc sống qua sự làm việc siêng năng và tự ý lựa chọn'. 'Giấc mơ Mỹ' là tự do tự cứu lấy mình.
Tôi đã tự hỏi đất nước mình liệu có còn xa 'Giấc mơ Mỹ'?
Tôi biết từ khi 'bình thường hóa quan hệ' với Mỹ, đã bốn đời tổng thống đến Việt Nam. Bill Clinton - năm 2000, George Bush - năm 2006, Barack Obama - 2016 và Donald Trump - 2017. Họ đều có lý do để đến nước tôi và họ luôn được chào đón. Mỗi lần như vậy 'Giấc mơ Mỹ' trong tôi lại sống dậy, nhưng đã thay đổi.
'Giấc mơ của riêng mình'
Năm 2000 đó là 'kết thúc hận thù'. Năm 2006 - là 'hy vọng Mỹ giúp nước tôi giảm 'trũng' về kinh tế trong thế giới phẳng'. Năm 2016 - 'Giấc mơ Mỹ' không chỉ là kinh tế cho người dân.
Và năm nay 2017, trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị thượng đỉnh APEC Đà Nẵng, Tổng thống Donald Trump trích câu: "Độc lập vĩnh viễn" - câu nói của Tổng thống thứ hai của nước Mỹ John Adams trước khi từ giã cõi đời.
Sau đó ông nhắc đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt, và nhấn mạnh: 'Họ nhắc nhở chúng ta là ai, sứ mệnh của chúng ta là gì". 'Giấc mơ Mỹ' là độc lập.
Tôi hiểu thế giới đang đổi thay mạnh mẽ.
Và từ năm 1997, rồi 2008 các nước Phương Tây lâm vào khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng giảm sút, nợ công cao.
Các thứ chủ nghĩa, trong đó có chủ nghĩa dân túy, dân tộc nở rộ. Tôi biết có nhận xét rằng Tổng thống Donald Trump là là 'dân túy' khi ông đắc cử năm 2016 với 'Nước Mỹ trên hết' rằng 'Nước Mỹ trước hết' về kinh tế. Và có lo ngại rằng 'Giấc mơ Mỹ' dưới thời Tổng thống Trump, không còn thúc đẩy dân chủ và nhân quyền như trước kia cho sự khác biệt của thế giới.
Tôi theo dõi những nhận xét lại toàn cầu hóa và thể chế dân chủ' trong khi Trung Quốc, Việt Nam được 'đánh giá cao' với thành tích kinh tế và xóa đói giảm nghèo như những lời 'ca ngợi' trong bài diễn văn nêu trên của Tổng thống Trump.
Tôi cũng thấy không ít những lời phân tích còn khác biệt, ngờ vực. Thể chế dân chủ kiểu như Phương Tây sao lại 'khủng hoảng'?
Trung Quốc với chế độ đảng toàn trị sao lại có tăng trưởng 'thần kỳ'? Liệu đảng cộng sản có lãnh đạo được kinh tế thị trường? Tại sao chế độ toàn trị lại 'dẻo dai'?
Những tranh luận kiểu như vậy vẫn sẽ tiếp tục đến khi nào?
Nói chung, tôi đánh giá APEC 2017 là thành công với Việt Nam vì công tác tổ chức và sự hiếu khách của đồng bào tôi. Đây là sự nỗ lực của nhiều người, trong đó có lãnh đạo và dân thường.
Các nguồn lực để tạo thành công có sức người và tiền thuế của dân.
Tôi cố giải nghĩa về chủ đề APEC 2017 "Cùng tạo động lực mới, vun đắp tương lai chung".
Liệu có thể chọn chủ đề khác hơn trong bối cảnh thế giới và Việt Nam hiện nay?
Tất cả những gì tôi biết về 'Giấc mơ Mỹ' là quá trình nhận thức theo thời gian.
Đến năm 2017 này, nhân dịp APEC ở Đà Nẵng, Việt Nam, tôi tự nhủ: Đã đủ dài trong một đời người để mơ: 'Giấc mơ Mỹ'.
Và tự hỏi: Tại sao người Việt chưa định nghĩa được 'Giấc mơ' của dân tộc mình một cách rõ ràng?
Tại sao lại khó có 'Giấc mơ của riêng mình' đến vậy?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, nhà phân tích chính sách công từ Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
Hịch Tướng sĩ của Đức Thánh Trần chính là mệnh lệnh của ông bà tổ tiên đối với mọi người Việt Nam "Con Hồng Cháu Lạc" ngày nay mà trước hết là với những cán bộ lãnh đạo các cấp: "Huống chi ta cùng các ngươi sinh ở thời nhiễu nhương, gặp phải buổi gian nan này… thấy sứ giặc đi lại rầm rập ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ…" "Nay các ngươi thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết nhục, thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức; tai nghe nhạc để hiến sứ ngụy mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển hoặc vui thú về ruộng vườn hoặc quyến luyến về vợ con, hoặc nghĩ về lợi riêng mà quên việc nước, hoặc ham mê về săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát". "Nếu có giặc đến thì cựa gà trống sao đâm thủng áo giáp giặc, mẹo cờ bạc sao dùng nổi cho việc quân mưu… chén rượu ngon không làm giặc say chết, tiếng hát hay không làm giặc điếc tai.."
Xin hỏi tình hình đội ngũ cán bộ ta hiện nay có khác hạ thuộc của Ngài hơn 700 năm về trước hay không? Xin hỏi nguy cơ đặt trước Tổ quốc chúng ta bây giờ có khác nguy cơ hơn 700 năm về trước của Ngài hay không?
Phản đối trình diễn đường lưỡi bò Phản đối trình diễn Đường Lưỡi Bò – mưu đồ xâm lược thôn tính Bãi Tư Chính, Biển Đông tại Đại lễ kỷ niệm 70 năm Quốc Khánh Trung Quốc 1/10.
Tham lam bất chấp thủ đoạn, vô nhân tính là bản chất không thay đổi của lãnh đạo Trung Quốc.
Những nhà nghiên cứu sử học và tất cả người Việt Nam chân chính đều nhận thức rất rõ một sự thật hiển nhiên không thể bưng bít, che dấu và chối cãi: Trong 70 năm hình thành nhà nước CS Trung Hoa dưới sự lãnh đạo mang tư tưởng bành trướng bá quyền từ năm 1949 đến năm 2019: Bao nhiêu người Trung Quốc vô tội đã chết tức tưởi bởi những âm mưu kế hoạch man rợ của những lãnh đạo Trung Nam Hải vô nhân tính vốn không chỉ đầy tham lam bành trướng mà còn rất độc ác độc tài phát xít.
Những người lãnh đạo Trung Quốc đã đi ngược lại hoàn toàn với lợi ích, quyền lợi và sự sinh tồ Da-an chủ tự do của người dân Trung Hoa và lợi ích các quốc gia khác trên thế giới – trong đó Việt Nam bị ảnh hưởng tác động mạnh. Nhiều triệu người Trung Quốc vô tội đã bị giết hại vô cùng dã man, bị đàn áp bức tử bởi Cách mạng văn hoá, ở Thiên An Môn, Pháp Luân Công, Ngô Duy Nhĩ, Tây Tạng, Tân Cương… và bao nhiêu người dân Việt Nam vô tội đã bị giết bởi cuộc tấn công xâm lược toàn dải biên giới phía Bắc 17/2/1979, bị giết trong cuộc tấn công xâm lược Hoàng Sa 19/1/1974, tấn công xâm lược Gạc Ma – Trường Sa 14/3/1988 và trong hàng trăm cuộc xung đột vũ trang chưa được thống kê đầy đủ ở Vị Xuyên và các các tỉnh biên giới phía Bắc hàng chục năm sau 1979.
Các cuộc xung đột ức hiếp tầu thuyền ngư dân Việt Nam trên biển Đông và các khu vực gần Hoàng Sa, Trường Sa. Và gần đây nhất là xâm lấn bất hợp pháp và tuyên bố ngang ngược ở vùng biển Bãi Tư Chính của Việt Nam.
Và ngày 1/10/2019 sắp tới trong Lễ kỷ niệm 70 năm rất lớn, lãnh đạo Trung Quốc lại tiếp tục khẳng định tham vọng bàng trướng bá quyền bằng đường Lưỡi Bò Chín Đoạn ở Biển Đông xâm hại nghiêm trọng lãnh thổ biển đảo Việt Nam bằng phân cảnh sắp bản đồ Trung Quốc kèm đường lưỡi bò tham lam này bằng người sẽ được trình diễn tại quảng trường Thiên An Môn.
Tất cả người Việt Nam chân chính đều một lòng phản đối Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn xâm lược của bành trướng Trung Quốc đang thể hiện rất rõ trong việc xâm phạm chủ quyền và tuyên bố Bãi Tư Chính của Việt Nam thuộc chủ quyền Trung Quốc và hãy cùng nhau quyết lên tiếng đấu tranh cho một nước Việt Nam độc lập tự do tự cường và toàn vẹn lãnh thổ.
Thừa nhận, vô cảm im lặng là đồng loã tiếp tay hại quốc gia và người dân mình. Hãy lên tiếng kiên định trước khi quá muộn.( Nguyễn Văn Phước, 22-9)