Tuần vừa qua, dư luận thế giới đặc biệt quan tâm đến chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (từ 06 – 10/7). Nhiều nhà phân tích cho rằng, đây là một chuyến thăm rất quan trọng, là dấu mốc khẳng định sự phát triển một cách sâu rộng quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ. Nhận định này có cơ sở khách quan: Kể từ khi bình thường hóa, mặc dù trải qua một số khó khăn, nhưng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nhìn chung đã tiến triển tích cực. Quan hệ giao lưu, hợp tác ngày càng được mở rộng trên hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội đến an ninh, quốc phòng. Đáng chú ý, kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều năm 2014 đạt gần 37 tỉ USD; Hoa Kỳ là một trong số thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và đứng thứ 7 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam (11 tỉ USD với khoảng 700 dự án); hiện có khoảng 16.500 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ ngày càng coi trọng vị trí và vai trò của Việt Nam trong chiến lược khu vực. Với việc xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam (tháng 7/2013), quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt được những tiến triển mới: Việc trao đổi đoàn các cấp và hợp tác về kinh tế, thương mại, giáo dục, khoa học – công nghệ được đẩy mạnh; hợp tác quốc phòng – an ninh, hợp tác trong một số vấn đề nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh được thúc đẩy; đàm phán TPP đã đạt một số kết quả tích cực…
Chuyến thăm TBT Nguyễn Phú Trọng tại Mỹ ngày 6.07.2015
Có thể nói, mặc dù quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn còn tồn tại một số trở ngại (vấn đề dân chủ, nhân quyền, các rào cản về thương mại…) nhưng nhìn chung, tương lai của mối quan hệ “quan trọng” đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn đang hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Và quan hệ này càng có nhiều yếu tố thúc đẩy khi tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến căng thẳng. Đó cũng là ý kiến chung của nhiều chính khách Mỹ từ đầu năm 2015 đến nay trong đó có ông Pete Peterson – Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam, ông Ted Osius – Đại sứ Mỹ tại Việt Nam hiện nay và ông Bill Clinton, cựu Tổng thống Mỹ.
Tháng 01/2015, ông Pete Peterson chia sẻ với báo chí quốc tế rằng ông rất từ hào vì đã đóng góp cải thiện quan hệ giữa hai nước trong quá trình bình thường hóa suốt 20 năm qua. Những gì Việt Nam – Hoa Kỳ đạt được là nhờ sự tận tụy của nhiều cá nhân từ hai nước trong những hoàn cảnh rất khó khăn và mối quan hệ hiện nay có thể khiến các đối tác khác thán phục. Ông Peterson cho biết, vào thời điểm Việt Nam và Mỹ bắt đầu nối lại quan hệ ngoại giao năm 1995, hai nước vẫn còn có quan điểm đối lập về nhiều vấn đề, hai bên đều thấy khó khăn trong việc tìm ra nền tảng chung cho hợp tác, thiếu những cơ sở cần thiết từ ban lãnh đạo. Tuy nhiên vào thời điểm này, cựu Đại sứ Mỹ đánh giá “Việt Nam và Mỹ đang ở rất gần mức quan hệ chiến lược khi hai bên đang thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực trong tầm nhìn hướng tới mối quan hệ này”.
Có thể nói, mặc dù quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn còn tồn tại một số trở ngại (vấn đề dân chủ, nhân quyền, các rào cản về thương mại…) nhưng nhìn chung, tương lai của mối quan hệ “quan trọng” đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn đang hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Và quan hệ này càng có nhiều yếu tố thúc đẩy khi tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến căng thẳng. Đó cũng là ý kiến chung của nhiều chính khách Mỹ từ đầu năm 2015 đến nay trong đó có ông Pete Peterson – Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam, ông Ted Osius – Đại sứ Mỹ tại Việt Nam hiện nay và ông Bill Clinton, cựu Tổng thống Mỹ.
Tháng 01/2015, ông Pete Peterson chia sẻ với báo chí quốc tế rằng ông rất từ hào vì đã đóng góp cải thiện quan hệ giữa hai nước trong quá trình bình thường hóa suốt 20 năm qua. Những gì Việt Nam – Hoa Kỳ đạt được là nhờ sự tận tụy của nhiều cá nhân từ hai nước trong những hoàn cảnh rất khó khăn và mối quan hệ hiện nay có thể khiến các đối tác khác thán phục. Ông Peterson cho biết, vào thời điểm Việt Nam và Mỹ bắt đầu nối lại quan hệ ngoại giao năm 1995, hai nước vẫn còn có quan điểm đối lập về nhiều vấn đề, hai bên đều thấy khó khăn trong việc tìm ra nền tảng chung cho hợp tác, thiếu những cơ sở cần thiết từ ban lãnh đạo. Tuy nhiên vào thời điểm này, cựu Đại sứ Mỹ đánh giá “Việt Nam và Mỹ đang ở rất gần mức quan hệ chiến lược khi hai bên đang thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực trong tầm nhìn hướng tới mối quan hệ này”.
Tàu tuần tra Mỹ giúp Việt Nam
Ngày 21/5, trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên trước giới truyền thông phương Tây kể từ khi nhậm chức Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius cho biết, thời gian tới hai nước sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc hội đàm cấp cao trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có vấn đề Biển Đông. “Điều đó khiến chúng tôi hợp tác chặt chẽ hơn so với trước kia”, ông Osius phát biểu thêm “Việc hai nước có mối quan hệ đối tác chặt chẽ hợp sẽ đem lại lợi ích cho mỗi nước. Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác này trong đó các đối tác của chúng tôi (như phía Việt Nam) ngày càng có năng lực lớn hơn”. Cũng theo ông Osius, Việt Nam và Mỹ hiện nay có tầm nhìn chung về hòa bình, ổn định cũng như phát triển trong khu vực và hai bên đang cùng nỗ lực thực hiện cho được những mục tiêu này.
Ngày 01/6, trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đánh giá rất cáo việc bình thường hóa quan hệ hai nước, coi đó là nền tảng để Việt Nam và Hoa Kỳ hiểu nhau hơn, hợp tác toàn diện và thực chất hợp trong đó có các hoạt động quốc phòng. Ông Ashton Carter cho biết “Mỹ và Việt Nam đang hợp tác cùng nhau đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực và xa hơn thế nữa”.
Ngày 21/5, trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên trước giới truyền thông phương Tây kể từ khi nhậm chức Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius cho biết, thời gian tới hai nước sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc hội đàm cấp cao trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có vấn đề Biển Đông. “Điều đó khiến chúng tôi hợp tác chặt chẽ hơn so với trước kia”, ông Osius phát biểu thêm “Việc hai nước có mối quan hệ đối tác chặt chẽ hợp sẽ đem lại lợi ích cho mỗi nước. Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác này trong đó các đối tác của chúng tôi (như phía Việt Nam) ngày càng có năng lực lớn hơn”. Cũng theo ông Osius, Việt Nam và Mỹ hiện nay có tầm nhìn chung về hòa bình, ổn định cũng như phát triển trong khu vực và hai bên đang cùng nỗ lực thực hiện cho được những mục tiêu này.
Ngày 01/6, trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đánh giá rất cáo việc bình thường hóa quan hệ hai nước, coi đó là nền tảng để Việt Nam và Hoa Kỳ hiểu nhau hơn, hợp tác toàn diện và thực chất hợp trong đó có các hoạt động quốc phòng. Ông Ashton Carter cho biết “Mỹ và Việt Nam đang hợp tác cùng nhau đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực và xa hơn thế nữa”.
Mỹ phản đối Trung Quốc xây đảo nhân tạo bất hợp pháp trên Biển Đông
Tại lễ kỉ niệm ngày Quốc khánh Hoa Kỳ và 20 năm quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ (02/7), cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton chia sẻ “Việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam đối với tôi vừa có lý do cá nhân, vừa mang ý nghĩa địa chính trị chiến lược, là một trong những việc quan trọng nhất tôi làm trong nhiệm kỳ của mình”.
Cựu Tổng thống Mỹ cũng đề cập đến sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong việc đảm bảo an ninh khu vực và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình “Mỗi quốc gia trong khu vực đều phải được đối xử công bằng, được đảm bảo các quyền và cám ơn Việt Nam đã kêu gọi Mỹ ủng hộ cách tiếp cận này”.
Ông Clinton cũng bày tỏ hy vọng chuyến thăm tới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ sẽ đạt được kết quả tốt đẹp và người Mỹ sẽ hiểu nhiều hợp về đất nước, con người Việt Nam.
Có thể kết luận về tương lại của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bằng lời phát biểu của ông Ted Osius: “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ không dừng lại ở mức song phương mà sẽ tiến theo hướng khu vực và toàn cầu, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, cũng như khu vực và thế giới”.
Tại lễ kỉ niệm ngày Quốc khánh Hoa Kỳ và 20 năm quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ (02/7), cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton chia sẻ “Việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam đối với tôi vừa có lý do cá nhân, vừa mang ý nghĩa địa chính trị chiến lược, là một trong những việc quan trọng nhất tôi làm trong nhiệm kỳ của mình”.
Cựu Tổng thống Mỹ cũng đề cập đến sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong việc đảm bảo an ninh khu vực và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình “Mỗi quốc gia trong khu vực đều phải được đối xử công bằng, được đảm bảo các quyền và cám ơn Việt Nam đã kêu gọi Mỹ ủng hộ cách tiếp cận này”.
Ông Clinton cũng bày tỏ hy vọng chuyến thăm tới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ sẽ đạt được kết quả tốt đẹp và người Mỹ sẽ hiểu nhiều hợp về đất nước, con người Việt Nam.
Có thể kết luận về tương lại của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bằng lời phát biểu của ông Ted Osius: “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ không dừng lại ở mức song phương mà sẽ tiến theo hướng khu vực và toàn cầu, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, cũng như khu vực và thế giới”.
Lam Son
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét