Nhiều người nói: không hiểu nổi về vụ Giang Kim Đạt và họ đặt ra rất nhiều câu hỏi. Sau đây là một số câu.
1. Về vụ Giang Kim Đạt
Một anh trưởng phòng quèn ở Vinasin, chỉ có làm trưởng phòng 14 tháng mà đã tham ô biển thủ đến 19 triệu USD, thử hỏi những người có chức quyền lớn hơn thì số tiền này nếu biển thủ thì lớn đến mức độ nào nữa? Có thể người ta biện minh này nọ nhưng đến một nông dân như tôi cũng biết rằng, những dự án cỡ tiền ấy trưởng phòng không tự ký được. Quê tôi, chỉ làm một đoạn đường làng theo chương trình nông thôn mới mà biết bao giấy tờ, bao cấp xét duyệt mới có tiền. Liệu đây có là một mắt xích, hay là chỉ một con chuột?
Mấy năm Vinasin hoạt động đã có đến 11 cuộc thanh tra cao cấp, không có cuộc thanh tra nào cho biết rằng Vinasin có vấn đề, mà ngược lại rất nhiều lời khen tạo công ăn việc làm, đáp ứng yêu cầu chính trị, tạo điều kiện ổn định chính trị. Bây giờ ai chịu trách nhiệm về lỗ hổng quản lý này?
Bị can Đạt từng nhanh chạy cao bay khi vụ Vinasin bùng nổ. Nhẽ ra phải truy nã anh và đồng bọn ngay. Nhưng cơ quan chức năng quá chậm. Đạt và đồng bọ có đủ thời gian tẩu tán hoặc hợp pháp hóa của cải tham những được. Năm 2014 Việt Nam mới tiến hành khởi tố Giang Kim Đạt, tháng 1 năm 2015 mới phát lệnh truy nã quốc tế. Vậy trong thời gian dài cơ quan chức năng đã làm gì? sao không tiến hành ngay khi vụ việc xảy ra?
Việc Đạt lẩn trốn ở nước ngoài, du hí khắp nơi cơ quan điều tra đã biết (như báo đưa tin, khá cụ thể) vậy chờ đến lúc này, thời kỳ nhạy cảm nhất trước sự kiện chính trị lớn Đại hội Đảng) trong nước mới mạnh tay đưa ra tòa. Đây là một việc làm có tính toán kĩ lưỡng, hay là ngẫu nhiên hay trùng hợp.
Theo ông Đỗ Dũng, Phó Tổng Giám đốc Vinashinlines: tài liệu lưu giữ lại cho biết, Giang Kim Đạt làm việc tại công ty này từ ngày 12/5/2006 với vị trí nhân viên phòng khai thác tàu biển. Ba tháng sau, công ty lập phòng kinh doanh, Đạt được đề cử làm quyền trưởng phòng. Hơn 1 năm sau, vào tháng 10/2007, anh này nộp đơn thôi việc. Tháng 4 năm 2008, Đạt bất ngờ quay lại công ty với vị trí cố vấn cấp cao của Tổng Giám đốc Vinashinlines Trần Văn Liêm. Hợp đồng lao động ký 1 tháng, nhưng Đạt chỉ làm việc 1 tuần rồi rời công ty. Tháng 5, Đạt lại quay lại Vinashinlines và tiếp tục giữ vị trí quyền trưởng phòng kinh doanh. Đạt cũng chỉ tiếp tục làm việc 1 tháng rồi rời đi hẳn; hầu hết nhân viên đều không biết Đạt đi đâu.
Nếu là nhân viên công ty muốn lên vị trí trưởng phòng phải bầu bán nhưng Đạt là trường hợp tuyển ngoài do tổng giám đốc tự tuyển. Dù là Phó TGĐ phụ trách nội chính, nhưng ông Dũng ít khi làm việc với Đạt. “Đạt thường làm việc trực tiếp với tổng giám đốc, chúng tôi không được biết nhiều về công việc của Đạt".
Ông Dũng cũng cho biết, Vinashinlines không có cơ chế cắt hoa hồng cho cán bộ công nhân viên khi mua hoặc cho thuê tàu; việc mua tàu đều thực hiện theo nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, việc một vị trí trưởng phòng như Đạt có thể tham ô đến 18,6 triệu USD, chính ông Dũng cũng lấy làm khó hiểu. Ông Dũng xác nhận, các tàu đều mua thông qua đơn vị tư vấn; không qua đấu thầu.
Vinashinlines là một doanh nghiệp nhà nước, việc tuyển dụng, quản lý cán bộ, quản lý kinh doanh kiểu gì vậy?
Vinashinlines là một doanh nghiệp nhà nước, việc tuyển dụng, quản lý cán bộ, quản lý kinh doanh kiểu gì vậy?
2. Về vụ Nguyễn Xuân Sơn
Ông Nguyễn Xuân Sơn vừa trở lại vị trí của mình là người đứng đầu ngành dầu khí Việt Nam để điều hành công việc thì bất ngờ bị buộc thôi việc, rồi bị khởi tố, bị bắt.
Ai mà dám nghĩ rằng, người đi tháp tùng cho Tổng Bí thư trong một chuyến công cán quan trọng bậc nhất của lịch sử lại có thể bị còng tay và trở thành kẻ tội phạm sau đó ít ngày? Câu chuyện sắp xếp nhân sự chuyến đi có vấn đề gì không? Đừng nói là "điệu hổ ly sơn" nhé. Vì rằng, chuyện ông Sơn sai phạm chỉ là trong nội bộ, còn chuyện chuyến đi của Tổng Bí thư là chuyện đối ngoại quốc gia.
Ai mà dám nghĩ rằng, người đi tháp tùng cho Tổng Bí thư trong một chuyến công cán quan trọng bậc nhất của lịch sử lại có thể bị còng tay và trở thành kẻ tội phạm sau đó ít ngày? Câu chuyện sắp xếp nhân sự chuyến đi có vấn đề gì không? Đừng nói là "điệu hổ ly sơn" nhé. Vì rằng, chuyện ông Sơn sai phạm chỉ là trong nội bộ, còn chuyện chuyến đi của Tổng Bí thư là chuyện đối ngoại quốc gia.
Dẫu rằng, theo như thông tin công khai, ông Sơn bị bắt giam và khởi tố vì 2 tội. Chủ yếu là lạm dụng chức quyền gây sai phạm kinh tế nghiêm trọng. Lỗi chủ yếu là liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, liên quan đến vụ án Hà Văn Thắm, mà vụ Hà Văn Thắm thì lâu rồi. Vậy quy trình bổ nhiệm cán bộ ở ngành dầu khí nói riêng và cán bộ quản lý cao cấp nói chung có đúng không? Nếu đối chiếu với các tiêu chuẩn quy hoạch cán bộ, quy trình bổ nhiệm thì không thể xảy ra những trường hợp nóng bỏng như thế được.
Hiện nay, xem ra dư luận về những vấn đề hệ tư tưởng, chế độ chính trị, dân chủ, nhân quyền không còn nóng như vấn đề tham nhũng. Liệu trước thềm Đại hội Đảng công cuộc chống tham nhũng có được đẩy lên?
Hiện nay, xem ra dư luận về những vấn đề hệ tư tưởng, chế độ chính trị, dân chủ, nhân quyền không còn nóng như vấn đề tham nhũng. Liệu trước thềm Đại hội Đảng công cuộc chống tham nhũng có được đẩy lên?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét