Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Đừng phổng mũi vì người ta khen..

Nhật Bản nên học hỏi Việt Nam trong việc ứng phó với Trung Quốc

Tờ Toyo Keizai nhận định, Nhật Bản có thể vượt trội hơn Việt Nam về nhiều mặt, nhưng trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, người Nhật phải học hỏi người Việt Nam.

Trong bài xã luận “Tại sao Trung Quốc nhất định sẽ thua Việt Nam?" đăng trên tuần báo Toyo Keizai của Nhật Bản, tác giả bài viết cho rằng người Nhật nên học hỏi cách ứng xử của người Việt Nam trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Bài xã luận có đoạn, mặc dù căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã "hạ nhiệt" trong thời gian gần đây, thể hiện qua chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng 9 tới. Tuy nhiên, giữa hai bên vẫn còn nhiều trở ngại để có thể tiếp tục cải thiện mối quan hệ song phương. Cũng theo bài viết này, cách ứng xử của Việt Nam là một "hình mẫu" để Nhật Bản tham khảo, trong việc duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc trong khi vẫn khẳng định được chủ quyền và lợi ích quốc gia.

Tác giả bài viết nhận định, quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc tuy phức tạp song không thể so sánh được với quan hệ Việt - Trung. Suốt hàng ngàn năm lịch sử, Trung Quốc liên tục tiến hành xâm lược, thậm chí đô hộ Việt Nam nhiều lần. Nắm rõ tham vọng của người láng giềng phương Bắc, người Việt một mặt chiến đấu ngoan cường để bảo vệ chủ quyền, mặc khác vẫn chấp nhận "ngoại giao hòa hiếu" khi cần thiết để bảo vệ hòa bình.

Ngay trong vấn đề Biển Đông thời gian qua, Việt Nam cũng sử dụng một chiến lược ngoại giao vừa mềm mỏng, vừa kiên quyết khôn khéo; một mặt tranh thủ sự ủng hộ của dư luận trong khu vực và cộng đồng quốc tế, một mặt vẫn tỏ rõ thiện chí để tránh đổ vỡ quan hệ với Bắc Kinh.

Những động thái mới nhất của các quốc gia liên quan cho thấy chiến lược này thực sự hiệu quả: Bắc Kinh đã phải nhượng bộ trước quan điểm và lập trường của Hà Nội, đồng thời Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của ASEAN và rất nhiều nước lớn trên thế giới. Biểu hiện rõ nhất chính là sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 xuống Biển Đông. Thất bại trong cuộc chiến ngoại giao và pháp lý, đến ngày 15/7, Trung Quốc đã phải rút giàn khoan này khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Đối mặt với người láng giềng hùng mạnh, Việt Nam không hề bị lép vế. Theo bài viết trên Toyo Keizai, Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng rất lão luyện trong chiến lược ngoại giao và tình báo. Trong quan hệ với các cường quốc, người Việt "không bao giờ cúi đầu quá thấp", thay vào đó Việt Nam thường làm cho những nước lớn phải cúi đầu.

Người Việt cũng tận dụng các chiến thuật tình báo để có thể lấy được thông tin của đối phương, ứng biến linh hoạt để phục vụ cho lợi ích quốc gia. Đây là điều Nhật Bản cần học hỏi, vì trong quan hệ quốc tế, "tinh thần võ sĩ đạo" rất đáng quý nhưng không nên cứng nhắc, giáo điều.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng khéo léo đa dạng hóa quan hệ ngoại giao và thương mại, kề vai sát cánh cùng các thành viên khác của ASEAN, không để rơi vào tình trạng "đơn thương độc mã", cũng không sợ bị "đàn anh" bỏ rơi như một số nước khác.

Chốt lại, tác giả bài viết nhận định rằng dù tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông còn kéo dài và căng thẳng, song chắc chắn "Trung Quốc nhất định sẽ thua Việt Nam".

Theo SKCD
Hiển thị bớt
28
3

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: