TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
Tôi vốn ít muốn tham gia vào chuyện chính trị. Ít bàn luận khi tôi biết sẽ chẳng đi đến đâu và có quá nhiều người bàn luận rồi. Ở tuổi tôi không còn ra trận được nữa. Còn đánh trận mồm thì tôi kém lắm.
Tuy nhiên thực sự có lúc tôi băn khoăn không hiểu Trung Quốc tốt hay đểu với Ta? Trung Quốc ở đây là tôi muốn chỉ Trung Cộng như kiểu gọi của những người ghét cộng sản. Lại còn băn khoăn nữa ư? Nhiều người sẽ hỏi như vậy và muốn ném đá…
Xin hãy bình tĩnh.
Tôi đã từng nhiều lần gặp bộ đội Trung Quốc. Từ hồi còn là trẻ con tôi đã từng rất yêu “chú bộ đội Trung Quốc”. Ngày ấy, vào năm 1965 bộ đội Trung Quốc đóng ở đầu làng Chồi của tôi, bên bờ một con suối nhỏ có tên là Khe Đong. Đi chăn trâu chúng tôi thường vào chơi với họ. Đương nhiên là bọn trẻ trâu làng Chồi được ăn bánh kẹo, thậm chí cả đường sữa và đồ hộp. Đó cũng là lần đầu tiên tôi biết đến trứng ở dạng bột khô. Các chú bộ đội Trung Quốc đã đem pha đường như kiểu pha sữa để chiêu đãi chúng tôi. Món trứng bột này khá ngon và rất ấn tượng với tôi ngày ấy. Rồi các ấy cho chúng tôi huy hiệu Mao Trạch Đông được làm rất đẹp với đủ mọi kích cỡ và hình dáng. Chúng tôi còn được tặng họa báo và cuốn trước tác của Mao Chủ Tịch bìa bằng nhựa mềm màu đỏ chót. Có cả cuốn tiếng Trung và tiếng Việt. Bộ đội Trung Quốc còn cho tôi cả bút máy. Ngày ấy bút máy Trung Quốc rất tốt, vượt xa bút máy Hồng Hà của ta, kiểu dáng lại khá đẹp.
Bộ đội Trung Quốc đóng ở nhiều nơi. Ở huyện tôi hầu như xã nào cũng có một đơn vị bộ đội Trung Quốc đóng quân. Chỗ nào họ cũng dựng một cái lán tuyên truyền. Trang trí đẹp và lộng lẫy bằng cờ, hoa, biểu ngữ đỏ rực. Tron đó có họa báo và nhiều tài liệu tuyên truyền về cách mạng văn hóa. Không rõ bộ đội Trung Quốc sang Việt Nam với lý do gì. Nhưng tôi có nghe nói bộ đội Trung Quốc họ không sợ Mỹ, họ nói “Mỹ là con hổ giấy”. Nhưng “Con hổ giấy” ấy khi bay trên không đã nã Rốc két vào ụ súng cao xạ của bộ đội Trung Quốc mặc áo lót trắng ( vì không sợ Mỹ) ở bên cầu sông Thương. Kết quả là sau đó không thấy bộ đội Trung Quốc mặc áo trắng bắn máy bay Mỹ nữa.
Có lẽ bộ đội Trung Quốc ngày ấy hấp thật. Một toán học sinh chúng tôi đi xe đạp gặp ô tô bộ đội Trung Quốc. Thế là được mời lên xe. Các chú ấy còn vá cả xe lên ô tô hộ. Thế nhưng ngay sau đó, hai bạn đi xe Thiếu nhi Liên Xô bị đuổi xuống. Hình như, bộ đội Trung Quốc rất ghét xe đạp Liên Xô.
Bố tôi và nhiều bạn bè ông kể răng trong kháng chiến chống Pháp, Trung Quốc không những giúp vũ khí, lương thực, thuốc men mà còn nuôi , dạy dỗ, đào tạo hàng loạt học sinh Việt Nam từ mù chữ đến biết chữ và thành nghề đến bậc đại học trong tất cả các nghề. Tại Trung Quốc có rất nhiều trường mở riêng cho học sinh Việt Nam. Bố tôi đã từng hai lần sang Trung Quốc nhận vũ khí vào năm 1950. Khi ấy lần lượt từng sư đoàn quân Việt Nam sang Trung Quốc để trang bị mới từ đầu đến chân.
Trong chống Mỹ cũng vậy. Bộ đội Việt Nam từ đầu đến chân đều diện đồ do Trung Quốc viện trợ. ạo nước, thực phẩm, Đường sữa, thịt hộp, cá hộp, tương khô, xì dầu khô, đường viê…thuốc men đều từ Trung Quốc. Từ cái kim, sợi chỉ đến viên thuốc lọc nước cũng do Trung Quốc trang bị. Ba lô, súng, tăng, võng bi đông vv…
Khi bộ đội ta quá khó khăn vận chuyển do Mỹ bắn phá. Lương thực Trung Quốc đã được thả theo dòng biển cho trôi vào cho dân vùng địch thu được để bán ra, bộ đội giải phóng mua lại. Có lẽ hàng nghìn bao mới mua được một bao. Tôi nhớ Trung Quốc còn chế ra một loại gạo đặc biệt cho bộ đội Việt Nam. Đó là thứ gạo không bị mốc, mọt, nước ngân mấy ngày đem lên phơi khô lại dùng bình thường. Loại gạo này đổ càng nhiều nước càng được nhiều cơm chứ không sợ nhão hay sống, khê. Đò là loại gạo tên là gạo đồ. Rất phù hợp với hoàn cảnh chiến trường.
Ở Trung Quốc vào những năm Việt Nam chống Mỹ đã có nhiều nhà mày chuyên sản xuất lương khô cho bộ đội Việt Nam. Tôi đã được nghe một công nhân trong nhà máy này kể: Khi lô lương khô đầu tiên xuất xưởng, các công nhân nhà máy đã tự nguyện không dùng lương thực bình thường mà chỉ ăn lương khô trong hai tháng xem sức khỏe thế nào trước khi đưa sang Việt Nam.
Tôi không biết tất cả. Không nằm trong bụng dạ Trung Quốc. Nhưng tôi tin là không phải lúc nào Trung Quốc cũng đểu. Tôi không tin rằng hồi ấy Trung Quốc không muốn Việt Nam thắng Mỹ.
Tôi đưa ra những chuyện này không phải để bênh vực gì cho Trung Quốc. Mà chỉ chia sẻ những gì tôi biết và từng chứng kiến. Tôi nghĩ ta nên có tư duy đa chiều về một vấn đề. Chuyện Trung Quốc và Việt Nam không đơn giản như nhiều người nghĩ.Thích Bình luận Chia sẻ
Tuy nhiên thực sự có lúc tôi băn khoăn không hiểu Trung Quốc tốt hay đểu với Ta? Trung Quốc ở đây là tôi muốn chỉ Trung Cộng như kiểu gọi của những người ghét cộng sản. Lại còn băn khoăn nữa ư? Nhiều người sẽ hỏi như vậy và muốn ném đá…
Xin hãy bình tĩnh.
Tôi đã từng nhiều lần gặp bộ đội Trung Quốc. Từ hồi còn là trẻ con tôi đã từng rất yêu “chú bộ đội Trung Quốc”. Ngày ấy, vào năm 1965 bộ đội Trung Quốc đóng ở đầu làng Chồi của tôi, bên bờ một con suối nhỏ có tên là Khe Đong. Đi chăn trâu chúng tôi thường vào chơi với họ. Đương nhiên là bọn trẻ trâu làng Chồi được ăn bánh kẹo, thậm chí cả đường sữa và đồ hộp. Đó cũng là lần đầu tiên tôi biết đến trứng ở dạng bột khô. Các chú bộ đội Trung Quốc đã đem pha đường như kiểu pha sữa để chiêu đãi chúng tôi. Món trứng bột này khá ngon và rất ấn tượng với tôi ngày ấy. Rồi các ấy cho chúng tôi huy hiệu Mao Trạch Đông được làm rất đẹp với đủ mọi kích cỡ và hình dáng. Chúng tôi còn được tặng họa báo và cuốn trước tác của Mao Chủ Tịch bìa bằng nhựa mềm màu đỏ chót. Có cả cuốn tiếng Trung và tiếng Việt. Bộ đội Trung Quốc còn cho tôi cả bút máy. Ngày ấy bút máy Trung Quốc rất tốt, vượt xa bút máy Hồng Hà của ta, kiểu dáng lại khá đẹp.
Bộ đội Trung Quốc đóng ở nhiều nơi. Ở huyện tôi hầu như xã nào cũng có một đơn vị bộ đội Trung Quốc đóng quân. Chỗ nào họ cũng dựng một cái lán tuyên truyền. Trang trí đẹp và lộng lẫy bằng cờ, hoa, biểu ngữ đỏ rực. Tron đó có họa báo và nhiều tài liệu tuyên truyền về cách mạng văn hóa. Không rõ bộ đội Trung Quốc sang Việt Nam với lý do gì. Nhưng tôi có nghe nói bộ đội Trung Quốc họ không sợ Mỹ, họ nói “Mỹ là con hổ giấy”. Nhưng “Con hổ giấy” ấy khi bay trên không đã nã Rốc két vào ụ súng cao xạ của bộ đội Trung Quốc mặc áo lót trắng ( vì không sợ Mỹ) ở bên cầu sông Thương. Kết quả là sau đó không thấy bộ đội Trung Quốc mặc áo trắng bắn máy bay Mỹ nữa.
Có lẽ bộ đội Trung Quốc ngày ấy hấp thật. Một toán học sinh chúng tôi đi xe đạp gặp ô tô bộ đội Trung Quốc. Thế là được mời lên xe. Các chú ấy còn vá cả xe lên ô tô hộ. Thế nhưng ngay sau đó, hai bạn đi xe Thiếu nhi Liên Xô bị đuổi xuống. Hình như, bộ đội Trung Quốc rất ghét xe đạp Liên Xô.
Bố tôi và nhiều bạn bè ông kể răng trong kháng chiến chống Pháp, Trung Quốc không những giúp vũ khí, lương thực, thuốc men mà còn nuôi , dạy dỗ, đào tạo hàng loạt học sinh Việt Nam từ mù chữ đến biết chữ và thành nghề đến bậc đại học trong tất cả các nghề. Tại Trung Quốc có rất nhiều trường mở riêng cho học sinh Việt Nam. Bố tôi đã từng hai lần sang Trung Quốc nhận vũ khí vào năm 1950. Khi ấy lần lượt từng sư đoàn quân Việt Nam sang Trung Quốc để trang bị mới từ đầu đến chân.
Trong chống Mỹ cũng vậy. Bộ đội Việt Nam từ đầu đến chân đều diện đồ do Trung Quốc viện trợ. ạo nước, thực phẩm, Đường sữa, thịt hộp, cá hộp, tương khô, xì dầu khô, đường viê…thuốc men đều từ Trung Quốc. Từ cái kim, sợi chỉ đến viên thuốc lọc nước cũng do Trung Quốc trang bị. Ba lô, súng, tăng, võng bi đông vv…
Khi bộ đội ta quá khó khăn vận chuyển do Mỹ bắn phá. Lương thực Trung Quốc đã được thả theo dòng biển cho trôi vào cho dân vùng địch thu được để bán ra, bộ đội giải phóng mua lại. Có lẽ hàng nghìn bao mới mua được một bao. Tôi nhớ Trung Quốc còn chế ra một loại gạo đặc biệt cho bộ đội Việt Nam. Đó là thứ gạo không bị mốc, mọt, nước ngân mấy ngày đem lên phơi khô lại dùng bình thường. Loại gạo này đổ càng nhiều nước càng được nhiều cơm chứ không sợ nhão hay sống, khê. Đò là loại gạo tên là gạo đồ. Rất phù hợp với hoàn cảnh chiến trường.
Ở Trung Quốc vào những năm Việt Nam chống Mỹ đã có nhiều nhà mày chuyên sản xuất lương khô cho bộ đội Việt Nam. Tôi đã được nghe một công nhân trong nhà máy này kể: Khi lô lương khô đầu tiên xuất xưởng, các công nhân nhà máy đã tự nguyện không dùng lương thực bình thường mà chỉ ăn lương khô trong hai tháng xem sức khỏe thế nào trước khi đưa sang Việt Nam.
Tôi không biết tất cả. Không nằm trong bụng dạ Trung Quốc. Nhưng tôi tin là không phải lúc nào Trung Quốc cũng đểu. Tôi không tin rằng hồi ấy Trung Quốc không muốn Việt Nam thắng Mỹ.
Tôi đưa ra những chuyện này không phải để bênh vực gì cho Trung Quốc. Mà chỉ chia sẻ những gì tôi biết và từng chứng kiến. Tôi nghĩ ta nên có tư duy đa chiều về một vấn đề. Chuyện Trung Quốc và Việt Nam không đơn giản như nhiều người nghĩ.Thích Bình luận Chia sẻ
Duy Vo thích nội dung này.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét