TTO - Ngày 20-7, tin từ UBND huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận quần thể 725 cây pơmu (xã Axan và Tr’hy, huyện Tây Giang) là cây di sản Việt Nam.
Rừng cây pơmu ở xã Axan, huyện Tây Giang - Ảnh: LÊ TRUNG |
Nằm dọc biên giới Việt Nam - Lào ở huyện Tây Giang, Quảng Nam là khu rừng pơmu nguyên sinh duy nhất còn sót lại ở Việt Nam sau những cuộc chăt phá tận diệt rừng xanh
Dẫn đoàn đi tham quan, Bí thư huyện ủy Tây Giang Bh'riu Liếc - người con Cơ tu của miền rừng biên viễn Tây Giang - kể rằng, “vương quốc” pơ mu nơi đỉnh Zi'liêng cao hơn 1.500 m so với mặt nước biển. Quanh đỉnh Zi'liêng, trên một diện tích hơn 300 ha là khu rừng nguyên sinh toàn cây gỗ Pơ mu còn sót lại sau bao cuộc tàn phá, tận diệt,
Để đến được “vương quốc” pơmu còn sót lại duy nhất trên dãy Trường Sơn sát biên giới Việt - Lào phải cuốc bộ hơn 1 tuần lể xuyên qua rừng già mới đến được khu vực tiểu khu 94, 97 của xã Axan và tiểu khu 101 của xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Trong đó, có một “cụ” cây pơ mu to nhất đường kính 2,5 mét (tầm 6 người ôm), cao 22 mét, khối lượng cây đứng ước tính 48,597 m3.
Theo Bí thư huyện ủy Tây Giang Bh'riu Liếc, “cụ” cây pơ mu lớn nhất mang số hiệu 477.
Còn lại 5 cây có đường kính 2 mét, 17 cây có đường kính từ 1,5-1,9 mét, 150 cây có đường kính từ 1,1-1,4mét, còn lại dưới một mét đường kính trở xuống.
Bh'riu Liếc còn cho biết, trong 1.037 cây pơ mu nơi khu rừng nguyên sinh này là có 2 “cụ” cây độc và lạ lần đầu tiên ông nhìn thấy và được đặt tên là Phụ Mẫu.
Đó là cây Pơmu mẹ (mẫu), mang số hiệu cây 168, mọc trên đỉnh Zi'liêng về hướng tây có hình thù ở gốc cây giống hệt con voi đang đứng, vòi thả xuống đất âu yếm với đôi mắt mở to, tai vểnh phía trước, đứng hiền hoà, sừng sững, hiên ngang trước bao phong ba bão tố. Tên cây này chính xác hơn là cây Voi Pơmu, vì có hình thù giống như con voi.
Cây thứ hai, ông tạm đặt tên cây Pơmu cha (phụ), mang số hiệu cây thứ 477, to nhất trong vương quốc Pơmu ở Tây Giang.
“Cụ” cây pơ mu này toạ lạc ở chính hướng đông của đỉnh Zi'liêng. Thân gồ ghề ôm những u nần to nhỏ trên thân mình đầy rêu phong, cành lá sum suê che phủ một góc núi giống như ông “vua” ở “vương quốc” pơ mu này.
Đây là rừng pơ mu vô giá mà theo đánh giá của các nhà lâm sinh, lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương, là rừng pơ mu nguyên sinh duy nhất còn lại của Việt Nam trên bản đồ lâm sinh. Hiện huyện Tây Giang, Quảng Nam đang khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt rừng pơ mu nguyên sinh này phục vụ công tác nghiên cứu và bảo tồn nguồn gien quí hiếm của loài gỗ quí này.
Một tuần lễ đi xuyên rừng mới đến được “vương quốc” pơ mu nằm dọc biên giới Việt Nam-Lào.
|
Choáng ngợp trước một “cụ” cây pơ mu giữa rừng.
|
Cận cảnh một “cụ” pơ mu đường kính trên 2m giữa rừng Tây Giang.
|
Một “cụ” pơ mu khác đang mọc giữa đỉnh núi cao 1.500m
|
Gốc cây Pơmu mẹ (mẫu), mang số hiệu cây 168. Cây có dáng thế rất lạ, giống hình đầu con voi rừng.
|
Nhiều “cụ” pơ mu vẫn hiên ngang sừng sững mọc giữa rừng trên đỉnh núi Zi'liêng.
|
Một nhánh của “cụ” cây pơ mu có đường kính gần 1m trên đỉnh Zi'liêng.
|
Phần ngọn của “cụ” pơ mu xanh tốt mọc trên đỉnh Zi'liêng, thuộc địa bàn xã A Xan, huyện Tây Giang, Quảng Nam.
|
Cành lá pơ mu
|
Vài nét về cây Pơ mu
Tên thông dụng: Pơ mu
Tên thông dụng khác: Hòng he
Mây long lanh
Mây vac
Tên khoa học: Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas, 1911
Tên khoa học khác: Cupressus hodginss Dunn, 1908
Phân loại học
Giới: Thực vật
Ngành: Ngành Thông
Lớp: Không rõ (thuộc Ngành Thông)
Bộ: Không rõ (thuộc Ngành Thông)
Họ: Họ Hoàng đàn
Mô tả chi tiết
Mô tả: Cây gỗ to, có tán hình tháp, thường xanh, cao 25 -30 m hay hơn, đường kính thân tới hơn 1m. Thân thẳng, không có bạnh gốc. Vỏ thân màu xám nâu, bong thành mảng khi non, sau nứt dọc, mùi thơm. Lá hình vảy, xếp thành 4 dãy. Ở cành non hoặc cành dinh dưỡng, lá lưng bụng ngắn và hẹp hơn hai lá bên, dài đến 7mm, rộng đến 4mm, có đầu nhọn dựng đứng; ở cành già hay cành mang nón, lá hình vảy nhỏ hơn (dưới 1mm), có mũi nhọn cong vào trong. Nón đơn tính cùng gốc; nón đực hình trứng hay hình bầu dục, dài 1cm, mọc ở nách lá; nón cái gần hình cầu, đường kính 1,6 - 2,2 cm, mọc ở đỉnh một cành ngắn, khi chín tách thành 5 - 8 đôi vảy màu nâu đỏ, hoá gỗ, hình khiên, đỉnh hình tam giác, lõm giữa và có mũi nhọn. Mỗi vảy hữu thụ mang 2 hạt có 2 cánh không bằng nhau
Đặc tính sinh học/td>
TG sinh sản:
HT Sinh sản: Cây tái sinh ít bằng hạt trong bóng râm có lớp đất mặt sâu, ẩm, không có khả năng tái sinh bằng chồi
TG phát triển:
Đặc tính sinh học khác:
Đặc điểm nơi sống và sinh thái
Sinh cảnh: Đất liền / Rừng (Đất liền)
Đặc điểm sinh thái: Cây mọc ở độ cao 900 – 2500 m, tập trung nhiều ở 950 – 1500 m, trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên sườn núi, thường hỗn giao với một số loài cây lá rộng, lá kim khác như sồi cau (Lithocarpus fenestrata), hồi núi (Illicium griffithii), đỗ quyên (Rhododendron simsii), kim giao (Nageia fleuryi), thông nàng (Podocarpus imbricatus), …, trên đất mùn màu vàng xám, phong hoá từ đá granít có tầng dày thay đổi, thành phần cơ giới nhẹ. Trên các dông núi thường gặp các giải rừng hẹp thuần loại pơ mu
Phân bố
Địa danh Việt Nam: Vùng Bắc Trung bộ: Hương Sơn (Hà Tĩnh); Quế Phong (Nghệ An); Quỳ Châu (Nghệ An); Thanh Chương (Nghệ An); Thừa Thiên Huế
Vùng Đông Bắc: Đồng Văn (Hà Giang); Hoàng Su Phì (Hà Giang); Mường Khương (Lào Cai); Sapa (Lào Cai)
Vùng Đông Nam bộ: Lạc Dương (Lâm Đồng)
Vùng duyên hải Nam Trung bộ: Nha Trang (Khánh Hoà)
Vùng Tây Bắc: Bắc Yên (Sơn La); Mai Châu (Hoà Bình); Phong Thổ (Lai Châu); Tủa Chùa (Lai Châu); Tuần Giáo (Lai Châu)
Vùng Tây Nguyên: Gia Lai; Kon Plông (Kon Tum); Krông Bông (Đắk Lắk)
Khu bảo tồn: Du Già; Phong Quang; Pù Hoạt; Tây Côn Lĩnh I; Tây Côn Lĩnh II; VQG Chư Yang Sin; VQG Hoàng Liên; VQG Kon Ka Kinh; VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; VQG Tam Ðảo; VQG Vụ Quang; Xuân Liên
Địa danh quốc tế: Lào; Trung Quốc
Giá trị
Giá trị: Gỗ tốt, có thớ mịn, thơm và không bị mối mọt. Trước kia gỗ pơ mu thường được dùng đóng quan tài. Người Lào, Dao và Mông thường xẻ ván lợp nhà, làm vách. Than pơ mu cho nhiệt lượng cao. Gỗ rễ dùng chưng cất tinh dầu để làm hương liệu và làm thuốc
Tình trạng
Tình trạng hiện nay: Biết không chính xác (K). Do gỗ quí và rễ có tinh dầu giá trị cao nên cây bị khai thác mạnh. Hiện nay chỉ còn gặp rải rác ở nơi xa dân hoặc trên đỉnh và đường đỉnh núi hiểm trở. Tái sinh kém, sinh trưởng chậm nên số lượng giảm nhanh chóng
Pơ mu thuộc chi gỗ lành , khong gây tac hại cho người cũng như động vật .
Theo: Slna-fc
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét