1. Nếu ai hỏi Einstein “phòng thí nghiệm của ông ở đâu?” thì ông sẽ lấy ra cây bút và tờ giấy và trả lời “Đây”. Có nghĩa là các lý thuyết của ông đều do tư biện mà ra. Và nói chung, các “thuyết” như thuyết tương đối, thuyết nhật tâm… đầu tiên hình thành đều là do tư biện. Từ các thuyết này, chỉ những hiện tượng vật lý nào được tiến hành thí nghiệm làm sáng tỏ, chúng mới có thể trở thành những định luật. Có 2 câu hỏi được đặt ra:
2. Đã có một thời gian dài, người ta đặt câu hỏi “ánh sáng là sóng hay là hạt?” Hai bên tranh luận cho tới khi Einstein tuyên bố “ánh sáng vừa là sóng vừa là hạt”. Tiếp theo, người ta phát hiện ra không chỉ photon, mà tất cả các hạt vi mô (dưới mức nguyên tử) đều có tính nhị nguyên. Ở trong thế giới lượng tử này, các hạt (thật ra phải dùng từ “các đối tượng lượng tử” - bởi vì chúng không hẳn là “hạt”) vừa là sóng, vừa là hạt; hoặc kỳ diệu hơn – có thể xem chúng chẳng là sóng cũng chẳng là hạt. Nếu chúng là hạt thuần túy, thì chủ nghĩa duy vật đúng; ngược lại thì chủ nghĩa duy tâm đúng. Với tính chất “vừa là cái này, vừa là cái kia” đó, hiện nay, người ta có thể nói cả “duy vật” và “duy tâm” đều sai ở chữ “duy”. Bản chất thế giới vốn – ít nhất là nhị nguyên: không có vật chất phi ý thức và cũng không có ý thức nằm ngoài vật chất.
3. Không chỉ nhị nguyên mà thế giới còn đa nguyên. Chúng ta trở lại cơ học lượng tử. Vật chất vốn vừa là sóng, vừa là hạt rồi; nhưng khi nào chúng là sóng và khi nào chúng là hạt? Tính đa nguyên của thế giới được chứng tỏ. Một đối tượng lượng tử trong một thời điểm là một sự chồng chập các trạnh thái; có thể là “3 phần sóng + 7 phần hạt”, hoặc “2 sóng + 8 hạt”, “65 sóng + 3.5 hạt” v.v.. Nói tóm lại, có thể có vô số trạng thái. Ở đây, lại tiếp tục một cuộc tranh cãi giữa hai thiên tài. Bohr thì cho rằng “thế giới bất định – ta không thể biết trước khi nào chúng là sóng và khi nào chúng là hạt!” Einstein không chấp nhận điều đó với lời châm biếm “tôi không thể hình dung được việc mặt trăng tồn tại vì ta nhìn thấy nó!” Cho tới nay Bohr có lý hơn (chỉ có lý thôi vì chưa có thí nghiệm nào chứng tỏ được). Điều quan trọng là Einstein và Bohr vẫn là đôi bạn thân. Không vì “khác biệt quan điểm” mà chửi nhau, xâu xé nhau.
4. Trở lại hai câu hỏi ở đoạn 1. Rõ ràng là khi còn ở dạng “thuyết”, thì không có “thuyết” nào sai hay đúng cả. Vấn đề là, nếu chưa có các thí nghiệm làm sáng tỏ thì mọi thuyết phải được tôn trọng. Có như thế mới tránh được những thảm họa dành cho Giordano Bruno (người bị thiêu chết vì thuyết nhật tâm). Điều này càng đúng trong khoa học xã hội, bởi vì không thể làm thí nghiệm trên con người được. Các xã hội nhất nguyên như phát-xít vv – để chứng tỏ tính ưu việt, đã tiến hành những cuộc thí nghiệm kinh hoàng: diệt chủng Do Thái, đại nhảy vọt và cách mạng văn hóa, cải cách ruộng đất và đánh tư sản, diệt chủng của Khmer đỏ v.vv.. Càng sai càng điên cuồng tiến hành các thí ngiệm tiếp theo. Và khi đã thất bại hoàn toàn thì tất yếu phải chuyển sang báo cáo láo, dối trá, chộp giật – cũng là chuyện dễ hiểu.
5. Như vậy, ta có thể nói đa nguyên là bản chất khách quan của thế giới. Nó là một quy luật – không phụ thuộc vào nhu cầu của bất kỳ ai, bất kỳ quốc gia nào và thậm chí bất kỳ hành tinh nào. Chúng ta chỉ tuân thủ hay không tuân thủ mà thôi. Tuân thủ nó – tức là thuận theo quy luật khách quan thì mọi việc hanh thông, dễ dàng. Chống đối nó là trái quy luật thì quanh năm suốt tháng vật lộn với những “đổi mới”, “cởi trói”, “mở cửa”… Đừng đặt ra vấn đề “có nhu cầu đa nguyên hay không có nhu cầu đa nguyên”. Cách đặt vấn đề như thế - là sa vào tranh luận - là sai căn bản. Xin nhắc lại “đa nguyên” là quy luật khách quan, chấm hết.
Nguyễn Đại (tháng 7/2015)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nhà bác học Albert Einstein.
- Như vậy, khi các “thuyết” chưa được thí nghiệm, thì ai có quyền cho rằng chúng đúng hay sai? - Với khoa học tự nhiên thì còn có thể làm thí nghiệm, chứ làm sao có thể thí nghiệm (trên con người) với các thuyết khoa học xã hội?2. Đã có một thời gian dài, người ta đặt câu hỏi “ánh sáng là sóng hay là hạt?” Hai bên tranh luận cho tới khi Einstein tuyên bố “ánh sáng vừa là sóng vừa là hạt”. Tiếp theo, người ta phát hiện ra không chỉ photon, mà tất cả các hạt vi mô (dưới mức nguyên tử) đều có tính nhị nguyên. Ở trong thế giới lượng tử này, các hạt (thật ra phải dùng từ “các đối tượng lượng tử” - bởi vì chúng không hẳn là “hạt”) vừa là sóng, vừa là hạt; hoặc kỳ diệu hơn – có thể xem chúng chẳng là sóng cũng chẳng là hạt. Nếu chúng là hạt thuần túy, thì chủ nghĩa duy vật đúng; ngược lại thì chủ nghĩa duy tâm đúng. Với tính chất “vừa là cái này, vừa là cái kia” đó, hiện nay, người ta có thể nói cả “duy vật” và “duy tâm” đều sai ở chữ “duy”. Bản chất thế giới vốn – ít nhất là nhị nguyên: không có vật chất phi ý thức và cũng không có ý thức nằm ngoài vật chất.
3. Không chỉ nhị nguyên mà thế giới còn đa nguyên. Chúng ta trở lại cơ học lượng tử. Vật chất vốn vừa là sóng, vừa là hạt rồi; nhưng khi nào chúng là sóng và khi nào chúng là hạt? Tính đa nguyên của thế giới được chứng tỏ. Một đối tượng lượng tử trong một thời điểm là một sự chồng chập các trạnh thái; có thể là “3 phần sóng + 7 phần hạt”, hoặc “2 sóng + 8 hạt”, “65 sóng + 3.5 hạt” v.v.. Nói tóm lại, có thể có vô số trạng thái. Ở đây, lại tiếp tục một cuộc tranh cãi giữa hai thiên tài. Bohr thì cho rằng “thế giới bất định – ta không thể biết trước khi nào chúng là sóng và khi nào chúng là hạt!” Einstein không chấp nhận điều đó với lời châm biếm “tôi không thể hình dung được việc mặt trăng tồn tại vì ta nhìn thấy nó!” Cho tới nay Bohr có lý hơn (chỉ có lý thôi vì chưa có thí nghiệm nào chứng tỏ được). Điều quan trọng là Einstein và Bohr vẫn là đôi bạn thân. Không vì “khác biệt quan điểm” mà chửi nhau, xâu xé nhau.
4. Trở lại hai câu hỏi ở đoạn 1. Rõ ràng là khi còn ở dạng “thuyết”, thì không có “thuyết” nào sai hay đúng cả. Vấn đề là, nếu chưa có các thí nghiệm làm sáng tỏ thì mọi thuyết phải được tôn trọng. Có như thế mới tránh được những thảm họa dành cho Giordano Bruno (người bị thiêu chết vì thuyết nhật tâm). Điều này càng đúng trong khoa học xã hội, bởi vì không thể làm thí nghiệm trên con người được. Các xã hội nhất nguyên như phát-xít vv – để chứng tỏ tính ưu việt, đã tiến hành những cuộc thí nghiệm kinh hoàng: diệt chủng Do Thái, đại nhảy vọt và cách mạng văn hóa, cải cách ruộng đất và đánh tư sản, diệt chủng của Khmer đỏ v.vv.. Càng sai càng điên cuồng tiến hành các thí ngiệm tiếp theo. Và khi đã thất bại hoàn toàn thì tất yếu phải chuyển sang báo cáo láo, dối trá, chộp giật – cũng là chuyện dễ hiểu.
5. Như vậy, ta có thể nói đa nguyên là bản chất khách quan của thế giới. Nó là một quy luật – không phụ thuộc vào nhu cầu của bất kỳ ai, bất kỳ quốc gia nào và thậm chí bất kỳ hành tinh nào. Chúng ta chỉ tuân thủ hay không tuân thủ mà thôi. Tuân thủ nó – tức là thuận theo quy luật khách quan thì mọi việc hanh thông, dễ dàng. Chống đối nó là trái quy luật thì quanh năm suốt tháng vật lộn với những “đổi mới”, “cởi trói”, “mở cửa”… Đừng đặt ra vấn đề “có nhu cầu đa nguyên hay không có nhu cầu đa nguyên”. Cách đặt vấn đề như thế - là sa vào tranh luận - là sai căn bản. Xin nhắc lại “đa nguyên” là quy luật khách quan, chấm hết.
Nguyễn Đại (tháng 7/2015)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét