Phát triển bùng nổ của năng lượng mặt trời: Đầu tư trị giá 109 Tỷ USD ở Ả Rập Saudi ( Saudi Arabia)
(GNA: Nước có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới biết trân trọng tài nguyên và có tầm nhìn xa để không bán hết tài sản quốc gia nhanh chóng (dù Saudi vẫn là một chế độ phong kiến quân chủ). Trong khi đó, quốc gia cấp tiến, hạnh phúc và dân chủ nhất thế giới (Việt Nam) lại gắng tiêu xài “tiền rừng bạc biển” cho thật nhanh = chỉ cần thêm chục năm là mọi thứ sẽ “cuốn theo chiều gió”).
Adam Galas – Motley Fool – ngày 19 tháng 10 năm 2014
Người dịch: Kevin Bùi
Ả Rập Saudi, trước đây từng dẫn đầu thế giới về sản xuất dầu, gặp phải một số vấn đề lớn. Nguồn thu từ dầu, đạt 274 tỷ USD vào năm 2013, chiếm 80% doanh thu của chính phủ, và đạt tới 38.1% GDP. Nói rằng đất nước này phụ thuộc vào dầu lửa vẫn còn là cách nói giảm bớt. Tuy nhiên, các rắc rối của Ả Rập Saudi còn vượt quá cả thực tế rằng dòng dầu nuôi sống nền kinh tế nước này, một ngày nào đó sẽ cạn kiệt.
Vương quốc cũng đang đối mặt với một sự bùng nổ dân số, với 47% dân số có độ tuổi 24 hoặc trẻ hơn.
Nhân khẩu của nước này đã tăng 3.23% mỗi năm kể từ năm 1980 và dự kiến tăng thêm 35.1% vào năm 2050.
Tại sao điều này lại là rắc rối? Hai lý do: Đầu tiên là nền kinh tế Ả rập Saudi đã bùng nổ cùng nhịp với tăng dân số trong những năm gần đây. Chẳng hạn, từ năm 2011 tới 2013, tăng trưởng kinh tế dao động từ giữa 3.6% và 8.6%, và đạt 4.7% trong quý 1 năm 2014.
Sự kết hợp của dân số ngày càng tăng nhanh và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã dẫn đến sự gia tăng đều đặn về nhu cầu cả dầu lẫn điện.
Theo Cục Quản lý Thông tin Năng lượng, Ả rập Saudi là nước sử dụng các máy điện chạy dầu nhiều nhất thế giới. Điều này đặc biệt đúng trong mùa hè, khi nhu cầu cao điểm do sử dụng máy điều hòa không khí khiến vương quốc này đốt một lượng trung bình 700,000 thùng dầu/ngày để tạo ra điện trong những tháng mùa hè 2009-2013.
Điều đó có nghĩa là Ả rập Saudi đốt tới 8.5% sản lượng dầu hàng ngày của mình chỉ để thắp sáng và chạy máy điều hòa. Thực tế là, máy điều hòa không khí tiêu thụ lên đến 50% năng lượng của quốc gia trong mùa hè. Với nhu cầu dầu mỏ trong nước đang tăng lên, một thực tế đơn giản là Ả rập Saudi không thể có khả năng tiếp tục lãng phí sản phẩm kinh tế chủ yếu của họ, một nguồn tài nguyên hữu hạn, để tạo ra điện tiêu dùng.
Vậy giải pháp của Ả rập Saudi là gì? Là chuyển sang những sa mạc nhằm khai thác sức mạnh của mặt trời mà trước giờ chưa dùng tới.
Cú đặt cược 109 tỷ USD của Ả rập Saudi vào năng lượng mặt trời.
Ả rập Saudi gần đây công bố kế hoạch đầu tư 109 tỷ USD để xây dựng mạng lưới máy phát điện dùng năng lượng mặt trời với tổng công suất 41 GW , hoàn thành vào năm 2032, dự kiến sẽ cung cấp 30% sản lượng điện của quốc gia vào thời điểm đó.
Theo Khalid Al Sulaiman, phó chủ tịch phụ trách năng lượng tái tạo tại thành phố Nhà vua Abdullah về Nguyên tử và năng lượng tái tạo (King Abdullah City for Atomic and Renewable Energy), chương trình đầy tham vọng này, một phần của mục tiêu quốc gia đạt tới 52GW năng lượng tái tạo vào năm 2032, được thiết kế nhằm cho phép Ả rập Saudi xuất khẩu tới 10GW năng lượng sang châu Âu trong những tháng mùa đông khi nhu cầu năng lượng xuống thấp nhất.
Nếu vương quốc có thể thực hiện kế hoạch này, nó sẽ làm cho Ả rập Saudi trở thành một trong những nước dẫn đầu về năng lượng tái tạo, hẳn sẽ là một thực tế mỉa mai khi hiện giờ quốc gia này đang dẫn đầu các nước đòi tăng sản lượng dầu của OPEC trong một nỗ lực nhằm giành lấy thị phần khỏi sản lượng dầu đá phiến của Mỹ (US shale production)
Lợi thế cạnh tranh của Ả rập Saudi về năng lượng mặt trời.
Một trong những lý do chính khiến Ả rập Saudi có kế hoạch đẩy mạnh năng lượng mặt trời là bởi họ có thể làm điều đó với giá rẻ. Chẳng hạn, bằng cách sử dụng chi phí cào bằng của số liệu năng lượng (được sử dụng để so sánh việc xây dựng, duy trì và phát điện của các phương pháp sản xuất điện khác nhau), Ả rập Saudi đã có thể xây dựng các dự án nhà máy điện mặt trời chỉ với mức chi phí 70USD tới 100 USD cho mỗi MWh, so với mức 130-243USD/ MWh ở Mỹ.
Theo Thierr Lepercq, người sáng lập và là chủ tịch của Solairedirect, một nhà lắp đặt năng lượng mặt trời của Pháp, tới năm 2020 ông dự đoán rằng chi phí sẽ giảm tiếp khoảng 29% tới 50%,xuống còn 50USD-70USD/MWh. Với thực tế là chi phí lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời ở vương quốc này đã giảm 75% kể từ năm 2009, thì việc giảm thêm chi phí sẽ là tin tốt lành cho những người theo đuổi năng lượng tái tạo. Đó là bởi vì nó sẽ khiến năng lượng mặt trời trở thành dạng năng lượng rẻ nhất trong quốc gia và hỗ trợ quốc gia đối mặt với một trong những vấn đề khó khăn nhất.
Năng lượng mặt trời: câu trả lời cho khủng hoảng nước của Ả Rập Saudi
Ả rập Saudi hầu như không có mưa, không có sông hay hồ, và có lượng nước ngầm rất hạn chế. Tuy nhiên, theo Abdullah Al-Hussayen, bộ trưởng bộ Điện- Nước, quốc gia này tiêu thụ lượng nước bình quân đầu người gấp đôi mức bình quân của phần còn lại của thế giới, ở mức 70 lít/ ngày.
Với dân số ngày càng tăng, thiếu nước là mối quan ngại lớn của quốc gia, nhưng năng lượng mặt trời, hứa hẹn điện năng giá rẻ, dồi dào có thể là câu trả lời cho tình trạng khó khăn về nước bằng cách cung cấp điện cho các nhà máy khử muối.
Hiện giờ vương quốc đã đầu tư mạnh vào việc tạo ra nước uống từ nước biển, đã cam kết 7.2 tỷ USD vào nhà máy lọc nước biển mới công bố Ras al- Khair, có công suất tạo ra 264 triệu gallon nước sạch mỗi ngày. Nhà máy này, sẽ là nhà máy lọc nước biển lớn nhất trên thế giới khi hoàn thành, cũng tham gia vào một nhà máy lọc nước biển khác nữa, với công suất 158 triệu gallon mỗi ngày, sẽ được đưa vào khai thác năm 2017.
Tóm lại,
Ả rập Saudi có thể nổi tiếng về dầu, nhưng quốc gia đang phát triển nhanh này đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, trong đó có nhu cầu bùng nổ về dầu lửa, điện và nước uống. Để đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế tương lai, quốc gia này đang đầu tư ồ ạt vào năng lượng mặt trời, nơi mà các sa mạc đầy nắng và chi phí thấp khiến điều này là giải pháp lý tưởng cho nhiều vấn đề của họ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét