Đức Sơn, Theo Aihami ANTĐ -
Chuyên gia Nga cho rằng, lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc không thể răn đe được Mỹ. Hoa Kỳ hiện đã phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa và xây dựng hệ thống tấn công chính xác chớp nhoáng toàn cầu, khiến Bắc Kinh không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng vũ khí hạt nhân chiến lược của mình.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A Trung Quốc
Chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga Vasiliy Kashin cho rằng, nếu như trước đây trình độ của Trung Quốc nằm ở mức độ trung bình như Anh và Pháp, thì sau này, nên nằm ở mức giữa Anh và Pháp với 2 siêu cường hạt nhân Nga - Mỹ.Theo vị chuyên gia này, Bắc Kinh từ trước tới nay, không theo đuổi vị trí ngang hàng với kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, họ chỉ cố gắng bảo đảm biện pháp răn đe chiến lược vừa phải, bảo đảm lực lượng hạt nhân của mình có thể sống sót và đủ để thực hiện một cuộc phản công một khi bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân.
Theo vị chuyên gia này, một khi xảy ra chiến tranh hạt nhân thực sự, Trung Quốc chỉ cầm cự được 1 giờ đồng hồ trước sự tấn công của Mỹ, đây là vấn đề thực tế.
Theo ước tính Trung Quốc hiện sở hữu khoảng 400 tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, chỉ có một vài chục quả tên lửa DF-5, DF-31A/B và DF-41 là có tầm bắn vươn tới Mỹ.
DF-5 trong một lần xuất hiện công khai giữa những năm 1980
Trung Quốc được cho là sở hữu khoảng 24 tên lửa DF-5 trong suốt 20 năm qua, nhưng chỉ vài tên lửa được đưa vào hoạt động, do các vấn đề về độ chính xác và bảo trì. Trái lại, Hoa Kỳ có khả năng đánh chặn gần như tất cả dòng tên lửa DF-5 được phóng từ Trung Quốc.
Hầu hết các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc là tên lửa chiến thuật dòng DF-21, có khả năng đánh trúng các mục tiêu ở gần như Nga hoặc Ấn Độ.
Trong khi DF-26C đang được phát triển để thay thế cho DF-21 cũ, Trung Quốc cũng đang thiết kế tên lửa mới như DF-31A/B và DF-41 để thay thế vai trò của DF-5.
Năng lực của DF-41 được đánh giá tương đương tên lửa Minuteman III 36 tấn của Mỹ. Tuy nhiên, DF-41 đang trong giai đoạn phát triển, vẫn chưa thể đưa vào sử dụng chính thức trong quân đội Trung Quốc.
Theo ông Vasiliy Kashin, hiện nay, Bắc Kinh chỉ có tên lửa DF-31A đủ khả năng ngăn chặn được một cuộc tấn công hạt nhân, cũng là thứ vũ khí duy nhất hy vọng chịu được các đòn tấn công hạt nhân đầu tiên, cũng như phá hủy được tên lửa của Mỹ bố trí ở các thành phố ven bờ Tây Thái Bình Dương. Nhưng loại tên lửa này của Trung Quốc không nhiều, còn Washington thì lại có gần 2.000 quả tên lửa đủ khả năng tấn công ở mọi nơi trên lãnh thổ Trung Quốc.
http://www.anninhthudo.vn/quan-su/neu-chien-tranh-hat-nhan-xay-ra-trung-quoc-chi-cam-cu-duoc-1-gio-dong-ho/585535.antd
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét