Ném đá trên mạng thành "phong trào"
Nhịp sống trẻ Diễn đàn “Đâu rồi, chuyện tử tế?”
05/12/2014 12:07 GMT+7
TT - Dựa trên thực tế hành xử hiện nay trong một bộ phận người trẻ: cái chưa đẹp, thậm chí cái xấu trở nên phổ biến, điều tử tế thành hiếm hoi, đôi khi làm việc tốt lại hóa lố bịch giữa cộng đồng...
Không khó để điểm lại một số sự vụ ăn nhiều gạch đá của cộng đồng mạng thời gian gần đây như sự nổi lên của “ca sĩ nhà vườn” Lệ Rơi, phát ngôn gây sốc của Kenny Sang, Sơn Tùng M-TP ra ca khúc mới...
Gõ từ khóa “ném đá”, Google lập tức trả ra 725.000 kết quả với đủ loại tiêu đề buồn cười. “Sao nam Việt bị ném đá vì nữ tính quá đà”, “Vì sao T. làm gì cũng bị ném đá?”, “Sao Việt nào bị ném đá nhiều nhất tuần?”, “Tâm sự của một ông bố bị ném đá vì quá chăm con”...
Có thể thấy nhất cử nhất động của bất cứ người nào, dù nổi tiếng hay chưa, khi đưa lên mạng đều dễ dàng, nhanh chóng trở thành đối tượng bị “ném đá”.
Và diễn tiến tiếp theo là xuất hiện những thành phần... ném đá lại những người ném đá! Một hòn đá ném đi có thể có hàng chục, thậm chí hàng trăm hòn đá khác ném lại.
Không thể dẫn lại một lời bình luận nào ở những đề tài thu hút nhiều gạch đá vì tất cả đều đặc nghẹt những từ ngữ thô tục nhất mà người chơi Facebook có thể nghĩ ra để ném vào nhau.
“Sao chuyện gì dân mạng cũng có thể chửi um lên được!” là cảm thán của bạn Cẩm Sinh (sinh viên năm 1 Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM).
Sinh cho biết bạn thường xem phim trên trang hay...vn và có thói quen chọn phim bằng cách đọc trước phần bình luận.
Cô bạn than thở: “Cứ đọc được vài bình luận đàng hoàng thì có bình luận chửi phim bị giật, đứng bằng lời lẽ cực kỳ vô văn hóa.
Phim online miễn phí, nhiều người xem một lúc thì đường truyền không ổn là bình thường, nhưng rất nhiều bạn chửi tục, chửi thề khiến nhiều phần bình luận “nát” như một bãi rác!”.
Thử truy cập vào trang này, chọn phim Giải mã mê cung và kéo xuống phần bình luận sẽ bắt gặp những câu chữ chợ búa được đăng bởi các nam thanh nữ tú có ảnh đại diện lung linh: “Phim giật tung l. Con mẹ nó xem phát bực”, “Xóa con mẹ phim này đi”...
Không chỉ ném đá lẻ tẻ, những “anh hùng bàn phím” còn hiệu triệu tụ tập lại để cùng ném hội đồng.
Gõ “Hội những người thích ném đá” vào ô tìm kiếm trên Facebook sẽ hiện ra một danh sách dài dằng dặc có thể kéo xuống mãi.
Một hội có tên “Hội những người thích ném đá vào mặt hồ đang yên ả” tự giới thiệu: “Là một trong những con người của ồn ào, năng nổ. Dễ hùng hổ trước sự im lặng và sống cá biệt của người khác. Và hành động thể hiện là ném đá một cách nhiệt tình”.
Ngoài ra việc tạo tài khoản, tạo trang dễ dàng trên Facebook cũng tạo điều kiện để các hội anti (chống) thành lập và hoạt động rầm rộ.
Bên cạnh các trang anti nhân vật công chúng, trang... anti lại các trang anti nhân vật công chúng, cộng đồng người chơi Facebook còn lập ra các trang chuyên nói xấu, chửi bới một người cụ thể, là thầy cô, là bạn học hoặc là một người nào đó chỉ thấy trên mạng.
Như “Hội những người thích lấy C. Chó ra làm trò đùa” hoặc “Hội những người ghét... lục cặp và chém gió” là những trang công khai để học sinh nói xấu, chế truyện và ảnh hài về một thầy giáo tại Hà Nội.
“Hội những người anti hai con đ. Q. và V. lớp 8A3”... lại là nơi học sinh của ngôi trường này tụ tập cạnh khóe, xúc phạm hai nạn nhân vì những lý do “hai em ý cũng đòi làm văn nghệ làm xấu mặt trường, hát đ. ai nghe, như chó rống”, hoặc “đã xấu còn trông bẩn bẩn”, hoặc chẳng vì lý do nào cả!
Không những trên Facebook, từ ngày có phong trào ném đá, các diễn đàn dành cho giới trẻ cũng sôi nổi những chủ đề chuyên mắng mỏ, mạt sát nhau. Đây cũng là những chủ đề hút nhiều lượt xem và bình luận nhất.
Trên trang vozforums.com, tiêu đề “Mới chửi nhau với con điên trên fb kỳ thị vùng miền” hút tới 47.003 lượt xem và trên 500 bình luận. Mọi việc chỉ bắt nguồn từ việc “chủ thớt” (người nêu chủ đề) chửi nhau với một bạn nữ vì lý do bạn đó chê một khu ăn uống “bán mắc, dở, với ở đây người Bắc bán không à, khó chịu lắm, mình không thích”.
Cho rằng bạn nữ nọ phân biệt vùng miền, bạn nam có biệt danh unicorn9x đã có màn đấu khẩu kịch liệt.
Sau khi bị “đối thủ” khóa Facebook, anh chàng chưa hả giận nên lên diễn đàn, lập topic để... chửi tiếp. Tuy nhiên, ngược với dự tính tìm đồng minh ban đầu, anh bạn lại hứng số gạch đá từ các thành viên diễn đàn vì lý do “tính đàn bà”, “trẻ trâu” kéo dài suốt 13 trang!
Một người chơi Facebook thừa nhận sở thích hiện tại của bạn là mỗi ngày vào trang cá nhân của Kenny Sang đọc bình luận, xem ảnh chế của cộng đồng mạng dành cho anh chàng.
“Những bình luận, hình ảnh rất tục tĩu nhưng rất mắc cười. Mình thích đọc bài đăng của Kenny Sang một thì thích phần bình luận mười”, anh bạn vô tư chia sẻ. Không ít bạn trẻ có cùng cảm giác hứng thú khi quan sát cách một người bị “cho lên thớt”, thể hiện ở một bình luận chửi luôn có mấy trăm lượt like!
Chỉ một số ít cảm thấy quá đáng và kêu gọi dừng lại. Số ít này nếu không may sẽ tiếp tục nhận lại những lời lẽ thô tục, vô văn hóa vì “tội” xuất hiện giữa cơn bão đá.
Bên cạnh số đông “chửi cho vui”, với nhiều người khác việc miệt thị một người là... cần thiết! “Chỉ có xác chết mới im lặng”, một sinh viên đăng trên trang confession trường mình phân trần cho việc một nhóm sinh viên không tiếc lời chửi bới ban giám hiệu nhà trường vì những quy định cắt giảm điện trong thời gian gần đây.
Bạn cho rằng cái xấu cần được lên án để bị bài trừ và xem “phím chiến” cũng là một hình thức đấu tranh. Tuy nhiên, các bạn không nhận ra rằng chính những lời nói, câu chữ, hành vi kém văn hóa, hung hăng không điểm dừng cũng đang biến chính mình thành kẻ xấu.
Từ bức xúc với cái xấu, nhiều người đã vô tình tự đồng hóa mình với cái xấu. Có lẽ vì vậy mà thế giới ảo tạo cảm giác sự ý nhị, tử tế héo úa dần trong khi tính thô bạo, hung dữ, thậm chí độc ác không ngừng sinh sôi.
05/12/2014 12:07 GMT+7
TT - Dựa trên thực tế hành xử hiện nay trong một bộ phận người trẻ: cái chưa đẹp, thậm chí cái xấu trở nên phổ biến, điều tử tế thành hiếm hoi, đôi khi làm việc tốt lại hóa lố bịch giữa cộng đồng...
Không khó để điểm lại một số sự vụ ăn nhiều gạch đá của cộng đồng mạng thời gian gần đây như sự nổi lên của “ca sĩ nhà vườn” Lệ Rơi, phát ngôn gây sốc của Kenny Sang, Sơn Tùng M-TP ra ca khúc mới...
Ai cũng ném, việc gì cũng ném!
* Thiếu ý thức là bệnh trầm kha
Đừng vội đổ thừa việc cư xử thiếu tử tế với nhau là do trình độ dân trí thấp, nhận thức còn hạn chế... khi nhiều người học thức đầy mình, nào là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ... nhưng cư xử không khác gì kẻ vô học. Thiếu ý thức đang là căn bệnh trầm kha. Đã đến lúc nhà nước phải ban hành luật, chế tài nghiêm khắc về hành vi, ý thức, cách cư xử nơi công cộng, thẳng tay trừng trị những người vi phạm để lấy đó làm gương.
* Đã thành cái lệ xấu!
Giành giật nhau mà sống đã thành cái lệ xấu của người dân mình. Tôi đi máy bay hay mua vé ở rạp phim lúc nào cũng gặp cảnh giành giật, chen lấn. Đáng buồn là giới trẻ, vốn cuộc sống đã đầy đủ hơn những thế hệ cha ông rất nhiều, ăn mặc bảnh bao gấp bội lần nhưng cách hành xử thì ngày càng tệ. Họ sẵn sàng chen ngang, lấn người khác mà nhìn mặt cứ tỉnh bơ như chẳng có gì xảy ra. Tôi có đứa cháu nhỏ dắt theo đi xem phim phải luôn nhắc nó rằng: “Kệ họ, mình là người có giáo dục, không cần phải làm thế”.
* Phải sửa gấp, không thì xấu hổ với “hàng xóm” lắm!
Việt Nam ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới, tôi đề nghị nên hội nhập văn hóa xếp hàng, không xả rác, không ăn to nói lớn nơi công cộng... của các nước văn minh khác. Nhà nước cần đặc biệt quan tâm việc này để tăng uy danh cho quốc gia. Đài truyền hình nên tổ chức các chương trình tuyên truyền ngắn gọn, có hiệu quả cho nếp sống văn hóa để ta bớt xấu hổ với các nước hàng xóm láng giềng... |
Có thể thấy nhất cử nhất động của bất cứ người nào, dù nổi tiếng hay chưa, khi đưa lên mạng đều dễ dàng, nhanh chóng trở thành đối tượng bị “ném đá”.
Và diễn tiến tiếp theo là xuất hiện những thành phần... ném đá lại những người ném đá! Một hòn đá ném đi có thể có hàng chục, thậm chí hàng trăm hòn đá khác ném lại.
Không thể dẫn lại một lời bình luận nào ở những đề tài thu hút nhiều gạch đá vì tất cả đều đặc nghẹt những từ ngữ thô tục nhất mà người chơi Facebook có thể nghĩ ra để ném vào nhau.
“Sao chuyện gì dân mạng cũng có thể chửi um lên được!” là cảm thán của bạn Cẩm Sinh (sinh viên năm 1 Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM).
Sinh cho biết bạn thường xem phim trên trang hay...vn và có thói quen chọn phim bằng cách đọc trước phần bình luận.
Cô bạn than thở: “Cứ đọc được vài bình luận đàng hoàng thì có bình luận chửi phim bị giật, đứng bằng lời lẽ cực kỳ vô văn hóa.
Phim online miễn phí, nhiều người xem một lúc thì đường truyền không ổn là bình thường, nhưng rất nhiều bạn chửi tục, chửi thề khiến nhiều phần bình luận “nát” như một bãi rác!”.
Thử truy cập vào trang này, chọn phim Giải mã mê cung và kéo xuống phần bình luận sẽ bắt gặp những câu chữ chợ búa được đăng bởi các nam thanh nữ tú có ảnh đại diện lung linh: “Phim giật tung l. Con mẹ nó xem phát bực”, “Xóa con mẹ phim này đi”...
Không chỉ ném đá lẻ tẻ, những “anh hùng bàn phím” còn hiệu triệu tụ tập lại để cùng ném hội đồng.
Gõ “Hội những người thích ném đá” vào ô tìm kiếm trên Facebook sẽ hiện ra một danh sách dài dằng dặc có thể kéo xuống mãi.
Một hội có tên “Hội những người thích ném đá vào mặt hồ đang yên ả” tự giới thiệu: “Là một trong những con người của ồn ào, năng nổ. Dễ hùng hổ trước sự im lặng và sống cá biệt của người khác. Và hành động thể hiện là ném đá một cách nhiệt tình”.
Ngoài ra việc tạo tài khoản, tạo trang dễ dàng trên Facebook cũng tạo điều kiện để các hội anti (chống) thành lập và hoạt động rầm rộ.
Bên cạnh các trang anti nhân vật công chúng, trang... anti lại các trang anti nhân vật công chúng, cộng đồng người chơi Facebook còn lập ra các trang chuyên nói xấu, chửi bới một người cụ thể, là thầy cô, là bạn học hoặc là một người nào đó chỉ thấy trên mạng.
Như “Hội những người thích lấy C. Chó ra làm trò đùa” hoặc “Hội những người ghét... lục cặp và chém gió” là những trang công khai để học sinh nói xấu, chế truyện và ảnh hài về một thầy giáo tại Hà Nội.
“Hội những người anti hai con đ. Q. và V. lớp 8A3”... lại là nơi học sinh của ngôi trường này tụ tập cạnh khóe, xúc phạm hai nạn nhân vì những lý do “hai em ý cũng đòi làm văn nghệ làm xấu mặt trường, hát đ. ai nghe, như chó rống”, hoặc “đã xấu còn trông bẩn bẩn”, hoặc chẳng vì lý do nào cả!
Không những trên Facebook, từ ngày có phong trào ném đá, các diễn đàn dành cho giới trẻ cũng sôi nổi những chủ đề chuyên mắng mỏ, mạt sát nhau. Đây cũng là những chủ đề hút nhiều lượt xem và bình luận nhất.
Trên trang vozforums.com, tiêu đề “Mới chửi nhau với con điên trên fb kỳ thị vùng miền” hút tới 47.003 lượt xem và trên 500 bình luận. Mọi việc chỉ bắt nguồn từ việc “chủ thớt” (người nêu chủ đề) chửi nhau với một bạn nữ vì lý do bạn đó chê một khu ăn uống “bán mắc, dở, với ở đây người Bắc bán không à, khó chịu lắm, mình không thích”.
Cho rằng bạn nữ nọ phân biệt vùng miền, bạn nam có biệt danh unicorn9x đã có màn đấu khẩu kịch liệt.
Sau khi bị “đối thủ” khóa Facebook, anh chàng chưa hả giận nên lên diễn đàn, lập topic để... chửi tiếp. Tuy nhiên, ngược với dự tính tìm đồng minh ban đầu, anh bạn lại hứng số gạch đá từ các thành viên diễn đàn vì lý do “tính đàn bà”, “trẻ trâu” kéo dài suốt 13 trang!
Rác mà các bạn trẻ bỏ lại sau khi kết thúc live show của ca sĩ Mỹ Tâm tại sân vận động Quân khu 7, TP.HCM tối 10-11 - Ảnh: Quang Định |
Tự đồng hóa với cái xấu
Từ “ném đá” ban đầu chỉ xuất hiện như một cách để cộng đồng mạng phản ứng với những người, những việc chướng tai gai mắt, đến nay ném đá đã trở thành trào lưu, thậm chí là thú vui. Chưa hết, thế giới ảo còn sản sinh một thú vui khác là... hóng người khác bị ném đá.Một người chơi Facebook thừa nhận sở thích hiện tại của bạn là mỗi ngày vào trang cá nhân của Kenny Sang đọc bình luận, xem ảnh chế của cộng đồng mạng dành cho anh chàng.
“Những bình luận, hình ảnh rất tục tĩu nhưng rất mắc cười. Mình thích đọc bài đăng của Kenny Sang một thì thích phần bình luận mười”, anh bạn vô tư chia sẻ. Không ít bạn trẻ có cùng cảm giác hứng thú khi quan sát cách một người bị “cho lên thớt”, thể hiện ở một bình luận chửi luôn có mấy trăm lượt like!
Chỉ một số ít cảm thấy quá đáng và kêu gọi dừng lại. Số ít này nếu không may sẽ tiếp tục nhận lại những lời lẽ thô tục, vô văn hóa vì “tội” xuất hiện giữa cơn bão đá.
Bên cạnh số đông “chửi cho vui”, với nhiều người khác việc miệt thị một người là... cần thiết! “Chỉ có xác chết mới im lặng”, một sinh viên đăng trên trang confession trường mình phân trần cho việc một nhóm sinh viên không tiếc lời chửi bới ban giám hiệu nhà trường vì những quy định cắt giảm điện trong thời gian gần đây.
Bạn cho rằng cái xấu cần được lên án để bị bài trừ và xem “phím chiến” cũng là một hình thức đấu tranh. Tuy nhiên, các bạn không nhận ra rằng chính những lời nói, câu chữ, hành vi kém văn hóa, hung hăng không điểm dừng cũng đang biến chính mình thành kẻ xấu.
Từ bức xúc với cái xấu, nhiều người đã vô tình tự đồng hóa mình với cái xấu. Có lẽ vì vậy mà thế giới ảo tạo cảm giác sự ý nhị, tử tế héo úa dần trong khi tính thô bạo, hung dữ, thậm chí độc ác không ngừng sinh sôi.
Nhịp sống trẻ mở diễn đàn“Đâu rồi, chuyện tử tế?”, đón nhận ý kiến nhiều chiều của bạn đọc về chuyện cư xử giữa người và người hiện nay nhằm hướng tới việc xây dựng thói quen ứng xử có văn hóa, đậm chất nhân văn cho giới trẻ. |
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét