Loàingười thành hình sau một thời gian dài phát triển lệ thuộc vào tự nhiên đã học hỏi lẫn nhau và có nhiều hiểu biết. Xã hội loài người phát triển, dân số ngày một đông đúc.
Tuy nhiên, sự tiến bộ của loài người trong thời kì này chỉ là hình thái xã hội nguyên thủy với các bộ lạc, bộ tộc.
Sự phân biệt giai cấp, thành phần xã hội ngày càng trở nên rõ ràng và con người phát sinh lòng tham, dẫn đến tranh đoạt giết hại lẫn nhau.
Con người đã làm nhiều việc xấu ác khiến nội tâm bấn loạn. Một số người có hiểu biết đã từ bỏ cuộc sống bon chen, tranh đoạt vào sống ẩn dật trong hang động, hốc đá.
Sau thời gian sống ẩn dật, sự dừng lặng giúp họ nhận ra dường như có sự tồn tại thế giới người đã khuất. Từ đó họ đặt vấn đề truy tìm nguồn gốc sinh ra con người và những vấn đề chi phối đời sống con người.
Tùy theo sự hiểu biết mà mỗi người có những nhận định khác nhau.
Xã hội bên ngoài vẫn chém giết nhau, khiến con người sống trong thù hận. Thêm nhiều người từ bỏ xã hội loài người quay về đời sống ẩn dật. Họ tìm gặp những người đi trước chỉ bày cách thức tồn tại trong rừng sâu, núi vắng,... Họ còn được chỉ bày thêm về thế giới người đã khuất.
Đến khi xã hội bên ngoài thưa người vì việc chém giết, tranh đoạt. Những người còn sống sót mới tìm gặp những người sống ẩn dật về xây dựng lại xã hội loài người.
Loài người lúc bấy giờ mới nhìn nhận sự tồn tại của loài người chịu sự chi phối của thế giới vô hình. Những người quay về với xã hội loài người chủ yếu là những người chưa thật sự hiểu rõ về thế giới người đã khuất. Họ thừa nhận đó là thế giới tâm linh gồm có các Đấng quyền năng và cả linh hồn của những người chết. Thế nên con người muốn sống an ổn thì phải tôn trọng thế giới tâm linh - Các vị thần thánh.
Mãi về sau, tư dục của những người thầy cúng, thầy tế lễ khiến con người sống xa rời thực tế, mãi lo cúng bái nguyện cầu, làm cho cuộc sống loài người ngày một xấu thêm.
Một thành phần người có tư tưởng tiến bộ, họ tin rằng cái ăn, cái mặc của con người chính do tự thân lao động mà có. Họ dựa vào niềm tin đó mà có cuộc sống sung túc.
Bấy giờ, những người có đời sống nghèo khó do mải lo cầu nguyện thần linh ban cho cuộc sống ấm no, sung túc mới không tin vào thầy cúng, thầy tế lễ,… Họ quay sang nhờ những người không tin vào thần thánh chỉ bày cách có cơm no, áo ấm.
Những người có sự hiểu biết đã chỉ họ cách thức lao động đồng thời trách họ sao quá ngây thơ tin vào những kẻ ăn bám xã hội mà lâm vào cuộc sống nghèo khó. Những người dân được chỉ cách thức lao động. Họ siêng năng, cần mẫn làm việc chẳng mấy chốc ổn định cuộc sống. Thế nên họ tin rằng chẳng có Đấng quyền năng nào giúp họ có cuộc sống tốt ngoài bản thân họ.
Những người thiếu hiểu biết về thế giới vô hình vì lẽ họ không nhìn thấy được phần còn lại của thế giới vật chất đã vội vàng khẳng định thế giới tâm linh là không thật có.
Chủ nghĩa duy vật cũng dùng chính cách thức này để triệt tiêu, xóa bỏ chủ nghĩa duy tâm.
Về sau xã hội phát triển ở hình thái xã hội phong kiến là hình thái xã hội tiến bộ hơn hình thái xã hội chiếm hữu nô lệ. Lòng tham của các thành phần trong xã hội từ vua chúa, quan lại, địa chủ,… đã đưa con người vào cuộc tranh giành, chém giết khác với mức độ tàn khốc hơn. Lại có nhiều người lẩn trốn vào rừng sâu sinh sống.
Trên thực tế, niềm tin thế giới tâm linh chưa bao giờ diệt mất hẳn trong con người. Trong tận cùng mất mát, đau thương loài người đã khôi phục lại niềm tin về các Đấng quyền năng. Một số tôn giáo hình thành trong hoàn cảnh đó nhằm khuyên răn con người nên sống lương thiện, không làm điều xấu ác góp phần làm xã hội ổn định lại.
Một số tôn giáo khác hình thành do những người lãnh đạo yêu nước nhưng cô thế, lực lượng không đủ mạnh để đối đầu với quân đội chính quyền cai trị bạo ngược. Họ đã dùng thế giới tâm linh khiến nhiều người tin họ là người của các Đấng quyền năng. Việc làm của họ được Đấng quyền năng gia hộ. Kết quả một số người đã thành công trong việc dùng thế giới tâm linh giành lấy quyền thống trị.
Xã hội lại được xây dựng, phát triển. Tư dục của con người lại xua con người vào cuộc tranh giành. Kẻ được, người mất đau khổ triền miên.
Một số người nhu nhược, yếu đuối bị các tôn giáo không chân chính lường gạt, khuyến dụ nên cầu nguyện, cúng bái các thần linh nhằm thoát khỏi những khổ đau trong cuộc sống. Những cuộc tranh đoạt ngoài xã hội không ngừng dứt. Số người quay về cuộc sống cầu nguyện không ngừng tăng lên.
Lượng vật chất đảm bảo cho xã hội lại bị thiếu hụt do số lượng người lao động thì ít. Số lượng người sống bám xã hội thời nhiều.
Một số nhà tư tưởng cấp tiến nhìn thấy nguy cơ tan rã xã hội loài người đã lên tiếng kêu gọi mọi người quay về lao động sản xuất. Đừng tin lời các giáo chủ tôn giáo, các nhà truyền đạo bởi vì theo nhìn nhận của họ - Đó chỉ là những kẻ ăn bám xã hội.
Vì bởi thế giới tâm linh là thế giới vô hình chúng sẽ tác động con người chủ yếu ở phần tinh thần. Thế nên việc chối bỏ đã khiến cho lòng người rối loạn gián tiếp làm bất ổn xã hội.
Và con người cứ phạm phải những sai lầm xưa cũ. Khi chủ nghĩa duy vật gần như chiếm lĩnh ý thức con người thì lại chính là lúc con người có những hụt hẫng, những rối loạn nội tâm và họ tin rằng thế giới tâm linh thực sự có tồn tại.
Chủ nghĩa duy vật, khoa học gần như không thể chối bỏ thế giới tâm linh và lòng họ cũng đang nhiều động loạn.
Nhiều tôn giáo cơ hội, gian trá ra đời, nhân loại rồi sẽ đi về đâu?
Ở góc nhìn hạn hẹp, không khách quan và thiếu hiểu biết, nhân loại sẽ dùng chủ nghĩa duy vật xóa bỏ chủ nghĩa duy tâm. Sau đó lại dùng chủ nghĩa duy tâm xóa bỏ chủ nghĩa duy vật. Quá trình này cứ diễn ra trùng lấp trong suốt quá trình phát triển của loài người.
Kết quả gần như không được gì ngoài việc khiến con người tiến đến sự diệt vong. Có lẽ nhân loại nên thừa nhận việc tồn tại thế giới tâm linh song hành với thế giới vật chất với một tinh thần khách quan, có hiểu biết.
Từ đó, có những tìm hiểu, nhìn nhận, đánh giá về bản chất của thế giới tâm linh một cách có hiểu biết, có khoa học nhằm giúp nhân loại có cái nhìn sáng rõ về thế giới vô hình, tránh cho con người không bị các tôn giáo cơ hội, phản động lợi dụng và tránh rơi vào mê tín, dị đoan.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét