Việt Nam trong họa phẩm
Thật đáng buồn vì ở Việt Nam xưa nay không có nền mĩ thuật nghiêm chỉnh để lưu giữ hình ảnh đất nước – con người qua mỗi thời kỳ ; chưa kể đến nỗi phiền muộn về sự phá hoại di sản tiền nhân một cách vô ý thức của chính người Việt Nam. Trong bài viết này, BBT kỳ vọng sẽ cung cấp cho quý độc giả cái nhìn chân thực, đa chiều chưa từng có về đời sống tiền nhân. Mọi quan điểm khác biệt, mong quý độc giả vui lòng comment lịch thiệp dưới bài viết !
Họa phẩm Hiếu ức quốc (孝億國) do Lý Công Luân (1049 – 1106) vẽ năm 1078. Tranh mô tả ba sứ thần Đại Việt sang Trung Hoa triều cống và nối lại bang giao sau chiến tranh Việt-Tống (1075 – 1077), Đại Việt sử ký toàn thư chép : “Mậu Ngọ, [Anh Vũ Chiêu Thắng] năm thứ ba [1078], (Tống Nguyên Phong năm thứ nhất). Mùa xuân, tháng giêng, sửa lại thành Đại La, sai Đào Tống Nguyên đem biếu nhà Tống năm con voi thuần, xin trả lại các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu và những người các châu ấy bị bắt đi“.
Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ (竹林大士出山图) do họa gia Trần Giám Như (陳鑑如) vẽ năm 1363. Tranh mô tả thượng hoàng Trần Nhân Tông (Trúc Lâm đại sĩ) xuất du từ động Vũ Lâm, giữa đường có hoàng đế Trần Anh Tông và bá quan nghênh đón.
Một phần bức Cừu Anh chức cống đồ (仇英职贡图) do họa gia Cừu Anh vẽ vào khoảng đầu thế kỷ XVI. Tranh mô tả các sứ đoàn sang Trung Hoa triều cống ; sứ đoàn Đại Việt (triều Lý) cầm lệnh kỳ đỏ, đem theo hai con voi trắng và một con voi đen để chở cống phẩm.
Chân dung Nguyễn Trãi (阮廌, 1380 – 1442). Hiện chưa rõ năm bức tranh ra đời, tuy nhiên, qua tranh thì thấy rằng Nguyễn Trãi có thói quen nhai trầu.
Họa phẩm được in trong cuốn An Nam lai uy đồ sách (安南來威圖冊), xuất bản dưới triều Minh Mục Tông (1567 – 1572). Tranh thể hiện rất rõ chính sách ngoại giao “dĩ nhu địch cương, dĩ cương địch nhu” của triều Mạc : Người đứng trong chính điện là sứ thần triều Minh, người lạy chào là Thượng hoàng Mạc Đăng Dung (dòng chữ : Ngụy vương Mạc Đăng Dung / 偽王莫登庸) ; địa điểm này là trấn Nam Giao quan, năm 1540. Đại Việt sử ký toàn thư chép : “Canh Tý, [Nguyên Hòa] năm thứ 8 [1540] , (Mạc Đại Chính năm thứ 11 ; Minh Gia Tĩnh năm thứ 19). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 15, Mạc Đăng Doanh chết. Con trưởng là Phúc Hải lên ngôi, lấy năm sau làm Quảng Hòa năm thứ nhất. Mùa đông, tháng 11, Mạc Đăng Dung cùng với cháu là Văn Minh và bề tôi là bọn Nguyễn Như Quế, Đỗ Chế Khanh, Đặng Văn Tri, Lê Thuyên, Nguyễn Tổng, Tô Văn Tốc, Nguyễn Kinh Tế, Dương Duy Nhất, Bùi Trí Vĩnh, qua trấn Nam Quan, mỗi người đều cầm thước, buộc dây ở cổ, đi chân không đến phủ phục trước mạc phủ của quân Minh quỳ gối, cúi đầu dâng tờ biểu đầu hàng, nộp hết sổ sách về đất đai, quân dân và quan chức cả nước để chờ phân xử, dâng các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù của châu Vĩnh An trấn Yên Quảng, xin cho nội thuộc vào Khâm Châu. Lại xin ban chính sóc, cho ấn chương, để kính cẩn coi giữ việc nước và chờ lệnh thay đổi hay quyết định khác. Lại sai bọn Văn Minh và Nguyễn Văn Thái, Hứa Tam Tỉnh mang biểu đầu hàng sang Yên Kinh“.
Hoàng tử Nguyễn Phước Ánh (1762 – 1820), tranh vẽ năm 1783 khi ông lưu trú tại Bangkok (kinh đô Xiêm). Ông bận trang phục như một thương gia Hoa kiều.
Một phần bức tranh Càn Long bát tuần vạn thọ khánh điển đồ (乾隆八旬萬壽慶典圖), vẽ năm 1790. Đoàn kiệu rước hoàng đế Càn Long (1711 – 1799), bá quan lạy chào. Người mặc Bổ phục màu tía là Nguyễn Quang Hiển (阮光显) – cháu gọi bằng cậu của hoàng đế Quang Trung (1753 – 1792).
Nguyễn Quang Hiển mang danh nghĩa hoàng đế Quang Trung để giao tiếp với triều Thanh, cho nên đề tựa trong họa phẩm vẫn gọi ông là An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (安南國王阮光平).
Đoàn tùy tùng (gồm nam và nữ) của Nguyễn Quang Hiển dâng cống phẩm mừng thọ hoàng đế Càn Long.
Một họa phẩm khác : Sứ thần Nguyễn Quang Hiển dâng biểu cầu hòa lên hoàng đế Càn Long.
Chân dung Lễ Bộ Thượng thư Phan Huy Ích (潘輝益 ; 1751 – 1822) năm 1790.
Hoàng đế Napoléon Đệ Tam (1808 – 1873) và hoàng hậu Eugénie de Montijo (1853 – 1871) tiếp sứ đoàn Đại Nam tại cung điện Tuileries (Paris), ngày 5 tháng 11 năm 1863.
Sứ đoàn Đại Nam.
Lính khố đỏ (milicien à ceinture rouge) Bắc Kỳ năm 1885.
Bức ký họa hoàng đế Thành Thái (1879 – 1954) trong chuyến công du Nam Kỳ, ngày 22 tháng 11 năm 1898.
Lính khố đỏ hành quân.
Lính khố đỏ tấn công một căn cứ của quân khởi nghĩa, 1902.
Hoàng đế Thành Thái xem voi đấu hổ, 1904.
Lính khố đỏ bắt giữ một nhóm cách mạng quân Trung Hoa ở biên giới Trung-Việt, 19 tháng 7 năm 1908.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét