Một lần ngồi trò chuyện với nhà thơ Phan Vũ, ông than thở: Bây giờ Hà Nội khác quá, mỗi lần ông muốn trở về để tìm lại Hà Nội của mình thì lại thấy Hà Nội ngày một xa lạ hơn.
Tôi không biết nhiều về Hà Nội lãng đãng thời của thi sĩ “Em ơi Hà Nội phố”. Hơn nữa, tôi là người cổ súy cho cái mới, cho sự phát triển nhưng quả thực mỗi lần đi xa về, tôi cũng có chung tâm trạng với ông, thấy Hà Nội ngày càng xa lạ.
Hà Nội nhanh, Hà Nội chậm
Tôi không phải là người lơ đễnh khi chạy xe trên đường. Thế nhưng, câu hỏi “Hà Nội đang sống nhanh hay sống chậm?" lại đột nhiên xuất hiện trong đầu khi tôi bị tiếng còi xe trên đường làm cho giật mình.
Từng có cơ hội được đến nhiều thành phố khác nhau, kể cả những thành phố kém phát triển hơn Hà Nội nhưng tôi không thấy ở đâu người tham gia giao thông lại dùng còi xe nhiều như Hà Nội. Khách phương xa lần đầu đến thành phố này hẳn sẽ có chung suy nghĩ: Chắc người Hà Nội bận rộn lắm! Thế nên họ mới tranh thủ từng phút từng giây, đi thật nhanh trên đường để tới được nơi cần đến trong khoảng thời gian ngắn nhất. Vậy hẳn nhiên, người Hà Nội đang sống rất nhanh rồi.
Nếu thế, cảm giác chung của thi sĩ Phan Vũ và tôi về Hà Nội không sai. Trong văn chương, trong những câu chuyện của một lớp người lớn tuổi, Hà Nội rất chậm dãi và sâu sắc. Đã quen với một Hà Nội chậm, Hà Nội nhanh sẽ khiến cho không ít người tiếc nuối.
Từ một góc nhìn khác, sự thay đổi của Hà Nội cũng là một tín hiệu vui bởi sống nhanh, cũng đồng nghĩa với việc Hà Nội đang phát triển, đang bắt nhịp với đời sống của thế giới hiện đại bên ngoài.
Tôi đem suy nghĩ của mình chia sẻ với một người bạn, anh cười lớn và bảo tôi: “Họ không bận như cậu nghĩ đâu. Nhiều người Hà Nội tiết kiệm 5 giây chờ đèn đỏ để kịp đến ngồi trà tranh “chém gió” với bạn bè trong vòng ba tiếng”.
Anh bạn tôi kết luận: “Hà Nội đang không sống nhanh, chẳng sống chậm, mà là sống phí”. Ngẫm ngược ngẫm xuôi, có lẽ chính chiều đó tạo nên cảm giác hụt hẫng của thi sĩ Phan Vũ cũng như của nhiều người con Hà Nội sau một thời gian đi xa trở về. Cái cảm giác xa lạ bắt nguồn từ những việc rất nhỏ như thế.
Một người bạn nước ngoài từng hỏi tôi: “Tại sao người Hà Nội ra đường nhiều thế? Sau một ngày làm việc mệt mỏi, sao không về nhà đoàn tụ với gia đình, về nhà nghỉ ngơi nạp năng lượng cho một ngày làm việc mới ?”
Có lẽ những người đang sống ở Hà Nội cũng ít khi để ý điều này, bởi họ thấy những điều đó quá quen thuộc. Bản thân tôi cũng khá bất ngờ trước câu hỏi của bạn, bởi tôi cũng chưa bao giờ băn khoăn điều hiển nhiên ấy.
Dù buồn và cảm giác tiếc nuối tăng lên gấp bội thì tôi vẫn phải thừa nhận ý kiến của bạn mình: Một bộ phận không nhỏ người Hà Nội không sống nhanh, không sống chậm mà đang sống phí.
Nhưng tôi không nghĩ nữa đâu, bởi tôi còn phải ngồi trà chanh với bạn bè ngay bây giờ. Ba tiếng bận rộn ấy, hẳn sẽ còn không ít những điều vô vị đầy thú vị mà tôi không thể bỏ lỡ!
Tuấn Ngọc
Tôi không biết nhiều về Hà Nội lãng đãng thời của thi sĩ “Em ơi Hà Nội phố”. Hơn nữa, tôi là người cổ súy cho cái mới, cho sự phát triển nhưng quả thực mỗi lần đi xa về, tôi cũng có chung tâm trạng với ông, thấy Hà Nội ngày càng xa lạ.
Tôi không phải là người lơ đễnh khi chạy xe trên đường. Thế nhưng, câu hỏi “Hà Nội đang sống nhanh hay sống chậm?" lại đột nhiên xuất hiện trong đầu khi tôi bị tiếng còi xe trên đường làm cho giật mình.
Từng có cơ hội được đến nhiều thành phố khác nhau, kể cả những thành phố kém phát triển hơn Hà Nội nhưng tôi không thấy ở đâu người tham gia giao thông lại dùng còi xe nhiều như Hà Nội. Khách phương xa lần đầu đến thành phố này hẳn sẽ có chung suy nghĩ: Chắc người Hà Nội bận rộn lắm! Thế nên họ mới tranh thủ từng phút từng giây, đi thật nhanh trên đường để tới được nơi cần đến trong khoảng thời gian ngắn nhất. Vậy hẳn nhiên, người Hà Nội đang sống rất nhanh rồi.
Nếu thế, cảm giác chung của thi sĩ Phan Vũ và tôi về Hà Nội không sai. Trong văn chương, trong những câu chuyện của một lớp người lớn tuổi, Hà Nội rất chậm dãi và sâu sắc. Đã quen với một Hà Nội chậm, Hà Nội nhanh sẽ khiến cho không ít người tiếc nuối.
Từ một góc nhìn khác, sự thay đổi của Hà Nội cũng là một tín hiệu vui bởi sống nhanh, cũng đồng nghĩa với việc Hà Nội đang phát triển, đang bắt nhịp với đời sống của thế giới hiện đại bên ngoài.
Tôi đem suy nghĩ của mình chia sẻ với một người bạn, anh cười lớn và bảo tôi: “Họ không bận như cậu nghĩ đâu. Nhiều người Hà Nội tiết kiệm 5 giây chờ đèn đỏ để kịp đến ngồi trà tranh “chém gió” với bạn bè trong vòng ba tiếng”.
Nhiều người trẻ Hà Nội đang lãng phí thời gian, chứ không phải là "sống chậm"
Hà Nội đang sống phí ?Anh bạn tôi kết luận: “Hà Nội đang không sống nhanh, chẳng sống chậm, mà là sống phí”. Ngẫm ngược ngẫm xuôi, có lẽ chính chiều đó tạo nên cảm giác hụt hẫng của thi sĩ Phan Vũ cũng như của nhiều người con Hà Nội sau một thời gian đi xa trở về. Cái cảm giác xa lạ bắt nguồn từ những việc rất nhỏ như thế.
Một người bạn nước ngoài từng hỏi tôi: “Tại sao người Hà Nội ra đường nhiều thế? Sau một ngày làm việc mệt mỏi, sao không về nhà đoàn tụ với gia đình, về nhà nghỉ ngơi nạp năng lượng cho một ngày làm việc mới ?”
Có lẽ những người đang sống ở Hà Nội cũng ít khi để ý điều này, bởi họ thấy những điều đó quá quen thuộc. Bản thân tôi cũng khá bất ngờ trước câu hỏi của bạn, bởi tôi cũng chưa bao giờ băn khoăn điều hiển nhiên ấy.
Dù buồn và cảm giác tiếc nuối tăng lên gấp bội thì tôi vẫn phải thừa nhận ý kiến của bạn mình: Một bộ phận không nhỏ người Hà Nội không sống nhanh, không sống chậm mà đang sống phí.
Nhưng tôi không nghĩ nữa đâu, bởi tôi còn phải ngồi trà chanh với bạn bè ngay bây giờ. Ba tiếng bận rộn ấy, hẳn sẽ còn không ít những điều vô vị đầy thú vị mà tôi không thể bỏ lỡ!
Tuấn Ngọc
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét