Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Thương cho Thị Nở - Chí Phèo ngày nay !



LÊ XUÂN QUANG
  
  (Nhân kỉ niệm 96 năm ngày sinh của nhà văn Nam Cao :29.10.1917 – 29.10.2013)
  

Trong cuốn Chân dung Nhà Văn (CDNV) của mình, Xuân Sách ‘’vẽ’’chân dung số 26 bằng 4 câu lục bát:
Anh còn Đôi Mắt ngây thơ
Sống Mòn mà vẫn đợi chờ tương lai
Thương cho Thị Nở ngày nay
Kiếm không đủ rựơu làm say Chí Phèo.
 Mới chỉ đọc mấy từ Đôi Mắt, Thị Nở, Chí Phèo - độc gỉa đã nhận ra ngay đó là chân dung của nhà văn NAM CAO. 
  
Ông còn có các tác phẩm nổi tiếng khác: Sống Mòn (tiểu thuyết). Nhật kí ở rừng. Ðặc biệt truyện Chí Phèo (truyện vừa) có cặp nhân vật Chí Phèo - Thị Nở đã đi vào đời sống thường ngày của người yêu văn học Việt!
Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1917, tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam, (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân). Cha ông - Trần Hữu Huệ, mẹ là bà Trần Thị Minh theo đạo Công giáo, đều là người lao động chăm chĩ nên kinh tế gia đình có phần dư dả. Bút danh Nam Cao được ghép từ hai chữ đầu - tên Huyện và Tổng của Trần Hữu Tri. 
Từ bé, Nam Cao học ở trường làng, lên tiểu học vào trung học, gia đình gửi xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi theo tập tục của làng quê thời đó, gia đình ’’bắt’’ cưới vợ (năm 18 tuổi). 
Cưới vợ xong ít lâu, ông quyết định vào Sài Gòn ’’thử sức’’: Xin vào làm thư ký cho một hiệu may. Từ đây Nam Cao bắt đầu viết. Các truyện ngắn Cảnh cuối cùngHai cái xác, NghèoĐui mùNhững cánh hoa tànMột bà hào hiệp - lần lượt in trên Tiểu thuyết thứ bẩy và báo Ích Hữu với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác của Nam Cao thời kỳ đầu là loại "tìm đường"… 
Sau một thời gian trải nghiệm với cuộc đời ở Sài Gòn, ông trở về quê quyết tâm tự học, ôn thì, đậu bằng Thành chung rồi ra Hà Nội dạy học, tiếp tục viết, công bố trên báo Hà Nội tân văn các sáng tác với các bút danh Xuân Du, Nguyệt. 
Năm 1941, truyện vừa Đôi lứa xứng đôi, (bản thảo gốc là Cái lò gạch cũ), được kí bút danh Nam Cao – ra đời. Nhà xuất bản Đời Mới vừa ấn hành, lập tức người đọc và giới văn sĩ đương thời đón nhận như đón một hiện tượng văn học. (Sau này khi in lại ĐLXĐ - cái Lò Gạch, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo)
Phát xít Nhật xâm chiếm nước ta… 
Nam Cao chuyển xuống dạy học ở Thái Bình, ít lậu sau quyết định trở về làng quê Đại Hoàng sinh sống và tiếp tục viết, cho ra đời nhiều tác phẩm:Truyện người hàng xóm (đăngTrung Bắc Chủ nhật), tiểu thuyết Chết mòn, (sau đổi là Sống mòn). Tháng 4/1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Cách mạng tháng 8/1945 nổ ra ông tham gia cướp chính quyền ở quê nhà, khi toàn quốc kháng chiến, ông lên đường đi kháng chiến chống Pháp…
Năm 1951 khi vào vùng địch hậu (Hà – Nam – Ninh) công tác địch vận, ông bị Pháp phục kích sát hại khi mới 34 tuổi. Tiếc thương cho con người tài hoa tràn đầy sức sống đã vội vã ra đi, bỏ lại phía sau khoảng trống văn chương của một tài năng, bầu trời Văn Chương Nước Việt - chính giữa thế kỉ 20 - đã mất đi vì Tinh Tú sáng chói!
Toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nam Cao mang tính hiện thực sâu đậm. 4 tác phẩm nổi tiếng miêu tả sinh động, chân thực về 4 tầng lớp nhân dân của xã hội Việt Nam đương đại: 
- Sống Mòn - viết về người trí thức, bị chính thể và xã hội toa rập bức bắch đến chết mòn trong suy nghĩ vụn vặt, bủn xỉn của cuộc đời nghèo đói, mạt kiếp…
- Chí Phèo – miêu tả sinh động qúa trình tha hóa của người nông dân bị bọn cường hào của chế độ phong kiến suy tàn toa rập với thực dân xâm lược nuôi dưỡng - cướp hết ruộng đất, quyền sống, khiến người nộng dân hiền lành, chất phác đi đến, tha hóa tận cùng, trở thành lưu manh rồi hành động tội ác… 
- Lão Hạc – Là tác phẩm mang đầy chất nhân văn, nội dung chứa đựng ẩn ý sâu sắc khiến người đọc cảm động... Người nông dân gìa hiền lành, lương thiện coi mảnh đất của  mình qúy hơn mạng sống. Khi cùng đường, ông đã chọn cái chết cùng ’’Cậu Vàng’’ chứ không chịu bán mảnh đất của tổ tiên để lại. Trước lúc ra đi còn cố nhờ người nhắc nhở, nói với con trai mình lời trối trăn, rằng, ông: ’’… thà chết chứ không chịu bán đi một sào’’ (1). 
Người đọc gấp sách lại suy tư trước hoàn cảnh đất nước đang mang trên mình hiểm hoạ bị ngoại bang xâm lăng… Tâm nguyện của lão Hạc đã khơi gợi cho người đọc những trăn trở… cũng chính là tâm nguyện của cả dân tộc Việt trước hiện tình đất nước.... 
- Đôi Mắt - viết về lớp Trí thức – Văn nghệ sĩ mới, ’’điều chỉnh’’ lại cách nhìn, cách nghị về người nhà quê - người nông dân Việt Nam có bề ngoài lam lũ, thất học, nghèo hèn… nhưng thực chất họ là đôi ’’quân chủ lực’’ của cuộc cách mạng ’’long trời, lở đất’’. Câu chuyện đưọc lồng trong khung cảnh – mà theo dư luận ông gặp nhà văn Vũ Bằng  lúc sắp ‚’’Dinh tê’’ về thành chọn cuộc sống yên bình, thay vì đi kháng chiến gian khổ (2). 
Các tác phẩm của Nam Cao - Đã và Sẽ tiếp tục in sâu đậm trong lòng người đọc Việt Nam ở mọi thời đại. Trong các phẩm của ông hầu như đều có nguyên mẫu ngoài đời: Bà Dì, ngay cả cô con gái đầu lòng Trần Thị Hồng cũng được người cha, người chắu viết, phản ảnh trong  những truyện ngắn rất xúc động trong: Dì Hảo, Bài học quyét nhà…
Chí Phèo thể hiện thật tài tình, diệu nghệ một câu chuyện hấp dẫn, rút tỉa từ bức tranh hiện thưc, bi thảm của dận tộc Việt trong thời điểm Chủ nghĩa phong kiến Việt Nam đang lụi tàn, chủ nghiã thực dân Pháp tràn vào đang phát triển. Chí Phèo  chỉ ra sự hình thành của một tầng lớp cặn bã của xã hội, do  bị chèn ép, dồn nén khiến con người cố sức vùng vẫy, cưỡng lại - đi từ lương thiện, cam chịu đến phản kháng rồi kết cục sau cùng là lưu manh, trở thành tội phạm. 
Hai nhân vật Chí Phèo - Thị Nở đều có nét chung: Đói nghèo, xấu xí, bất hạnh trong cuộc đời thường, nhưng họ vẫn sống hạnh phúc trong thế giới riêng của họ. Theo nhiều bài viết mới công bố: Hai nhân vật này, có nguyên mẫu là người địa phương  với Nam Cao. Nhưng dưới nhãn quan của nhà văn, họ được ngòi bút tài hoa nâng lên, trở thành dấu ấn của thời đại. Đến nỗi ngày nay - Chí Phèo và Thị Nở dường như ’’hiện diện’’ ở khắp nơi, tồn tại cho đến hôm nay và sẽ sống cho đến mai sau… 
Đôi Mắt – theo dư luận đồn đại – tác gỉa viết về chuyện của ông với nhà văn Vũ Bằng, nhân một lần đi công tác qua, ghé thăm bạn ở nơi tản cư, nghỉ lại ở nhà bạn một đêm trước khi ông Vũ Bằng ''không chịu được gian khổ của kháng chiến, dinh tê về thành với Pháp.'' (3). Người chủ nhà - nhân vật Hòang trong Đôi Mắt - (chính là Vũ Bằng) - đã tiếp đón tác giả... đọc truyện Tam Quốc Chí cho Nam Cao nghe... Đôi Mắt ra đời trong cái đêm ấy ! Độc gỉa rất thích thú khi đọc hết Đôi Mắt có câu Câu kết: ''...Hay ! hay thật !... Tiên sư anh Tào Tháo '' – Câu chửi này cứ vang vọng ở khắp nơi khi xung quanh xuất hiện những hậu duệ ”Tào tháo” ! Tắc phẩm có sự truyền cảm mạnh, đi vào cuộc sống của người đọc đến độ đây đó xung quanh ta - và chính ngay ta - thỉnh thoảng vẫn nhắc lạ lời chửi đổng của nhân vật Hoàngi: Hừ… hừ… tiên sư ‚’’thằng’’ Tào Tháo!  
Các từ ''Đôi mắt, Ngây thơ, Sống Mòn, đợi chờ tương lai.'' Trong thơ Xuân Sách cứ làm người đọc trăn trở. 
  
Chúng ta nhớ lại, trong suốt mấy chục năm, nhân dân Miền Bắc luôn phải nghe khẩu hiệu được các phương tiên thông tin đại chúng lặp đi lặp lại nhiều lần : ''Thắt lưng buộc bụng để xây dựng CNXH'' ! Hết năm này qua năm khác, chiếc giây lưng thắt ở bụng cứ thít dần dần... Mỗi năm thít một chặt hơn... Cho đến những năm đầu 1980, việc ''thắt, thít '' kia đã đến giới hạn cuối cùng. Sự thật đã phơi bầy một cách quá tàn nhẫn : Con đường XHCN mà nhân dân Việt Nam đang đi, hết năm này qua năm khác là con đường… cụt! ‚’’… đường rách tả tơi’’ (4), cứ đợi chờ... đợi chờ hoài mà chẳng thấy tương lai - giống như đợi chờ Chiếc Bắnh Vẽ của Chế Lan Viên (5). 
Khi hệ thống XHCN đông Âu xụp đổ, dân Việt thở phào, tạm thời thoát được ’’… một cung đường rách tả tơi’’ - như chân dung tự họa của Xuân Sách!
Hai câu cuối  khiến ta liên tưởng tới quá khứ... rồi so sánh với hiện tại :
 Thương cho Thị Nở ngày nay  
Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo ! 
 Thời Nam Cao viết truyện ngắn Chí Phèo, Anh ''Chí'' nghèo ''rớt mùng tơi''. Thế mà vẫn đủ sức say xỉn tối ngày... rồi làm tình với Thị Nở trong một cơn say, ỡ trên bờ sông, dưới ánh trăng, bên dưới gốc những cây chuối. Niềm hạnh phúc qua đi, Thị Nở nhìn xuống bụng mình... nghĩ tới ‘’cái lò gạch cũ’’ - nới bố ‘’cái bụng’’ cũng từng ra đời ở đây, Thị lo sợ... 
Còn ngày nay - hơn sắu mươi năm sau, Xuân Sách thương cho những ''Thị Nở thời mở cửa'', tất bật, tần tảo sớm khuya mà vẫn không kiếm đủ chút rượu cho ''Chí Phèo'' của mình... Say ! 
Chúng ta hãy nghe một đoạn đối thoại của ''Thị Nở Chị '', với ''Chí Phèo Em'' - Hai người - Chị là bà Nam Cao, em là nhà Văn Kim Lân, đàn em cùng thời với Nam Cao, còn sống tới hôm nay - được nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi ghi lại trong chuyện 101 nhà văn Việt Nam : 
Một lần, Bà Nam Cao được Hãng Phim Truyện Hà Nội mời lên nhận nhuận bút tác phẩm của ông nhà được họ chuyển thể, dựng phim. Làng Vũ Ðại Ngày Ấy. Có lẽ số tiền nhuận bút qúa ít không bõ bèn khiến bà phải lặn lội lên nhận, Bà bảo Kim Lân:
... Chú thì làm gì mà chẳng bênh chúng nó! Chúng nó mua chú bằng một xuất đóng Phim, cho chú được nốc rượu tỳ tỳ, nhai thịt gà rău rắu... tôi còn lạ gì nữa !  
‘’Chí Phèo Em’’, sợ bị bà ‘’Thị Nở Chị’’ hiểu lầm, vội hốt hoảng phân trần: Oan em lắm chị ơi ! Có hương hồn anh chứng giám - Cái chai nước trắng trong vắt mà em ''nốc tì tì'', đó chính là chai nước máy (nước lã). Đĩa thịt gà, em làm bộ nhai ''rau rắu'', là do Chủ nhiệm phim, sợ tốn tiền, sai bộ phận đạo cụ mượn của lão hàng Phở về để đóng phim. Đóng xong phải đem trả, không được suy xuyển một miếng. 
Nước máy cứ việc tu tự do. 
Thịt gà chỉ được nhai gỉa vờ, rồi nuốt nước bọt chị ạ !...
- Có thật thế không ?
- Thật ! Em nói thật 100% ! Họ thuê con chó của lão hàng Phở, để đóng làm ‘’Cậu vàng’’ của lão Hạc - trả 3000.dồng/ngày, còn em đóng Lão Hạc - chủ của con chó -  tiền thuê chỉ có 2000 đồng/ ngày thôi, đau lắm chị ơi !
...
Còn đây là lời của nhà văn, nhạc sỹ Nguyễn Mạnh Thường, nói với bà Nam Cao : 
 ''Cô ạ, chắu đọc truyện ngắn của chú thấy thuơng chú qúa. Chắc ngày xưa cô chú sống khổ lắm ?
Bà Nam Cao rành rọt : ''Thằng'' gíao Thứ là gíao khổ trường tư thục cấp một, lương mỗi tháng 8 đồng mà gạo thì hai đồng một tạ. Còn lương nhà thơ của mày bây giờ mua được mấy tạ ?
(Thời ký đó, cán bộ nhân viên hành chính, VNS... chỉ được phép mua mỗi tháng 13, 5 Kg gạo bán cung cấp. Còn theo thời gía thị trường tự do, lương tháng của Nguyễn Mạnh Thường, chỉ mua được khoảng 50 Kg). 
Cứ ''ngây thơ'' để ''vẫn đợi chờ tương lai''', trong khi cái tương lai đó không có - là một việc làm vô ích. Phải chăng: Lời cảnh báo của Xuân Sách, và của những người dân Việt Nam tỉnh táo, bức xúc - thật kịp thời, đã góp phần thức tỉnh được những bộ óc lãnh đạo xơ cứng, bảo thủ - thay đổi cách nghĩ, cách làm và kết qủa cuối cùng họ đã dũng cảm ‘’xé rào’’. Vì vậy: Việt Nam vượt thoát khỏi giai đoạn ''Ngàn cân treo sợi tóc'' (tại thời điểm 1986). Trước bước đường cùng của dân tộc, sợ có biến, sợ mất vị thế”độc quyến”, những người lãnh đạo nhớ lại “bài học thực nghiệm của Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phú - Kim Ngọc” họ vội vã thay đổi chính sách bằng đường lối kinh tế uyển chuyển trong Nông nghiệp, đặc biệt ra nghị quyết BCHTW số 10 (khoán 10), đã tạm thời đưa cả dân tộc thoát khỏi thảm họa : 
‘’ Đói truyền đời 
Điệu múa cổ cũng chậm buồn như đói’’ (Thơ Nguyễn Duy)!
 
  
3.10..2013
  
LXQ
  

 (1). Nguyên văn đoạn câu kết của truyên ngắn Lão Hạc.
(2). Mới đây nhà văn Vũ Bằng đã được chính thể CHXHCN Việt Nam vinh danh... vì nhận lệnh về thành (Dinh tê) rồi vào Nam hoạt động tình báo cho ĐCS...
(3). Gần giống danh từ ‘’B – quay’’ nói về những người phản chiến không chịu đi bộ đội vào chiến đấu ở miền Nam - thời kháng chiến chống Mỹ...
(4) – Thơ chân dung tự hoạ của Xuân Sách:’’… Ở một cung đường rách tả tơi!’’    
(5) – Bánh vẽ : Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ…” - Thơ Chế Lan Viên
  

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: