Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

TRUNG QUỐC nói gì?

VU HOANG SON  


Trong khi TQ đang tìm cách tăng cường sự hiện diện của vũ khí do mình sản xuất trên thị trường thế giới, thì với chương trình phát triển quốc phòng của Việt Nam, TQ lại cho rằng Việt Nam dựa Nga để đối phó Trung Quốc.

Việt Nam không bao giờ mua vũ khí TQ

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, dù hiện nay Myanmar đã mua máy bay huấn luyện K-8, xe bọc thép, tàu hộ tống và tàu khu trục nhỏ trang bị tên lửa hành trình chống hạm. Campuchia và Malaysia đã mua tên lửa SAM. Lào mua máy bay trực thăng và máy bay vận tải hạng nhẹ.

Mới đây, Thái Lan đã mua 2 tàu khu trục nhỏ còn Indonesia không chỉ mua tên lửa SAM, tên lửa hành trình chống hạm mà còn hợp tác với Trung Quốc để phát triển lĩnh vực tên lửa của mình.

Mặc dù vẫn chỉ là các hợp đồng nhỏ lẻ, song các nước ASEAN có thể đang cảm thấy áp lực gia tăng phải mua thêm vũ khí của Bắc Kinh trong bối cảnh Mỹ vẫn chưa kịp “xoay trục sang châu Á”. 
Máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc
Vì thế, với nhiều nước Đông Nam Á, việc mua vũ khí Trung Quốc mang tính chính trị nhiều hơn là xuất phát từ nhu cầu thực sự. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, duy chỉ có Việt Nam và Singapore là những nước có vẻ như sẽ không bao giờ mua vũ khí Trung Quốc.

Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc nổi dần lên với tư thế là nhà xuất khẩu vũ khí sẽ tác động rất nhiều đến Đông Nam Á, có nguy cơ làm thay đổi cán cân quân sự. Ngoài ra, việc Trung Quốc sẵn sàng bán tất cả những loại vũ khí có thể sẽ khiến thị trường Đông Nam Á trở nên khó đoán định và có thể sẽ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang.

Theo nhà nghiên cứu Richard Bitzinger thuộc Khoa nghiên cứu quốc tế (RSIS) của ĐH Nanyang (Singapore), có thể còn quá sớm nếu dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành nhà xuất khẩu vũ khí hiện đại lớn bởi Bắc Kinh vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức đáng kể trong việc đưa sản phẩm này vào thị trường.

Tuy nhiên, có thể dù sớm hay muộn thì Trung Quốc vẫn sẽ thu được những thành công trong việc mở rộng doanh số bán vũ khí trên toàn cầu.

Hồi cuối tháng 10/2013 vừa qua, tờ New York Times của Mỹ cho rằng hiện nay Trung Quốc đã nổi lên như là một nhà xuất khẩu vũ khí hiện đại lớn. Theo truyền thống, thị trường vũ khí toàn cầu thường do một nhóm các nhà cung cấp chủ yếu là ở phương Tây thống trị như: Mỹ, Nga, Anh, Pháp và gần đây là Israel.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang tỏ ra rất nghiêm túc trong cuộc chiến cạnh tranh nhằm phá vỡ thế độc quyền này bằng việc đưa ra những giá chào bán cực thấp. Kết quả là Trung Quốc đã chính thức trở thành 1 trong 5 nhà xuất khẩu vũ khí lớn toàn cầu với doanh thu trung bình khoảng 2 tỷ USD/năm.

Họ đang mở rộng nhóm khách hàng truyền thống ở Nam Á, châu Phi và cũng bắt đầu thâm nhập thị trường Mỹ Latinh, Trung Đông.

Hoàn Cầu: "Việt Nam dựa hơi Nga để đối phó Trung Quốc"
Hệ thống phòng không S-300 của Việt Nam mua từ Nga
Trong chiến lược phát triển quốc phòng của Việt Nam, hôm đầu tháng 11/2013 vừa qua, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đã có bài viết cho rằng: “Putin thăm Việt Nam bàn hợp tác quân sự nhạy cảm. Truyền thông cho rằng Việt Nam muốn dựa vào Nga đối đầu với Trung Quốc”.

Nguồn tin trên cho biết thêm, hiện nay trọng điểm chính sách đối ngoại của Nga đã chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tờ Quan điểm Nga cho rằng, ông Putin đã thảo luận với phía Việt Nam về hợp tác quân sự, công nghệ cao. Ông Putin đề cập đến nội dung hợp tác kỹ thuật quân sự “rất nhạy cảm” với Việt Nam, còn lãnh đạo khẳng định Nga là người bạn “thân thiết nhất”. Hai bên đã ra Tuyên bố chung tăng cường quan hệ hợp tác.

Theo tuyên truyền của bài viết, "Việt Nam là một trong những khách hàng vũ khí chính của Nga. Tình hữu nghị hai bên có từ thời kỳ Liên Xô. Năm 2012, hai nước đạt được thỏa thuận, quân nhân Nga “quay trở lại căn cứ vịnh Cam Ranh”, Việt Nam sẽ cung cấp bảo đảm hậu cần cho Hải quân Nga".

Bài viết dẫn lời chuyên gia cho rằng, do Việt Nam duy trì quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Mỹ, Hải quân Nga xuất hiện ở cảng biển này sẽ không đe dọa an ninh của Trung Quốc và Mỹ, nhưng sẽ tăng “sức nặng” cho Việt Nam.

Tờ Đại công báo ngày 15/11 cũng có bài viết cho rằng, trong chuyến thăm Việt Nam của ông Putin, hai bên đã ra Tuyên bố chung tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đã ký kết 18 thỏa thuận hợp tác, liên quan đến hợp tác trên các lĩnh vực như quân sự, năng lượng, giáo dục, khoa học kỹ thuật...

Theo bài báo, thông qua tăng cường hợp tác với các nước châu Á, Nga đã tăng cường vai trò ảnh hưởng của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã phản ánh rõ chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của họ.

Bài báo cho rằng, Việt Nam có quan hệ quân sự, thượng mật thiết với Nga. Đối với Nga, Việt Nam là cửa ngõ để Nga đi vào ASEAN và Đông Nam Á, đồng thời là đối tác hợp tác năng lượng quan trọng của Nga. Việt Nam và Hàn Quốc đều đã cung cấp không gian lớn hơn cho ngoại giao Đông Á của Nga. Putin thăm Việt Nam và Hàn Quốc đã cho thấy, chính sách ngoại giao Nga tăng cường nghiêng về châu Á-Thái Bình Dương.

T.Thành (Tổng hợp Infonet)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: