Ông Vương tiết lộ gì với Mỹ?
tranhuythuan
Hồ sơ vụ án doanh nhân Anh bị đầu độc và bí mật nghiệp vụ Công an Trung Quốc có thể đã lọt vào tay người Mỹ
Vài giờ trước khi lái xe suốt quãng đường 300 km từ Trùng Khánh đến Thành Đô – Trung Quốc để “ghé thăm” lãnh sự quán Mỹ, ông Vương Lập Quân đã gọi điện thoại hẹn gặp “khẩn cấp” các quan chức lãnh sự quán Anh ở Trùng Khánh. Dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Anh, đài BBC cho biết không rõ vì lý do gì mà ông Vương không đến lãnh sự quán Anh mà lại đến lãnh sự quán Mỹ.
Giương Đông kích Tây
Theo những thông tin mới nhất, lúc đó ông Vương là người điều tra cái chết bất thường của doanh nhân người Anh Neil Heywood, 41 tuổi, là đối tác làm ăn với bà Cốc Khai Lai, vợ bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Cũng vì vụ này, ông Vương – người từng là cánh tay mặt của ông Bạc Hy Lai – và ông Bạc mâu thuẫn với nhau do ông Bạc muốn ém nhẹm vụ việc hòng bảo vệ vợ và lợi ích chính trị, kinh tế của gia đình. Cảm thấy nguy hiểm, ông Vương tìm cách chạy trốn.
Nhật báo Anh The Telegraph nhận định rằng có thể ông Vương muốn gặp quan chức Anh để thông báo những thông tin mật về cái chết của ông Heywood. Có thể đó cũng là một chiêu “giương Đông kích Tây” đánh lạc hướng những người giám sát ông theo lệnh ông Bạc Hy Lai. Ông Vương muốn tiết lộ những gì ông biết với người Mỹ để đổi lại, ông được hưởng quy chế tị nạn chính trị.
Trong khi đó, tuần báo Pháp Le Point có một nhận định khác: Ông Vương đến lãnh sự quán Mỹ không phải với mục đích xin tị nạn. Chiến thuật của ông Vương táo bạo nhưng có toan tính rõ ràng. Ông không thể đến Bắc Kinh để báo cáo những gì mình biết về cái chết của doanh nhân người Anh và những bí mật động trời khác của vợ chồng ông Bạc Hy Lai.
Quả đúng như thế, sau khi nói chuyện với lãnh sự Mỹ suốt 10 giờ, ông Vương liên lạc với Bắc Kinh yêu cầu Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật đảng trung ương, chứ không phải Bộ Công an, cho người đến đón mình. Vẫn theo tờ Le Point, các quan sát viên ở Bắc Kinh thừa nhận rằng chiến thuật của ông Vương tỏ ra có hiệu quả bởi nhờ đó mà thoát khỏi cuộc truy sát của ông Bạc Hy Lai. Tuy nhiên, ông Vương có thể bị khép tội phản quốc vì tiết lộ bí mật quốc gia cho nước ngoài. Tội này có thể bị xử tử hình. Cho đến nay, số phận cựu phó thị trưởng và giám đốc Công an Trùng Khánh ra sao, vẫn không ai biết.
Nhà Trắng lúng túng
Theo tờ The New York Times, ông Vương đến lãnh sự quán Mỹ trong “trạng thái kích động”. Ông này mang theo những tài liệu tố giác tội lỗi của ông Bạc Hy Lai và bà Cốc Khai Lai, trong đó có vụ hạ độc doanh nhân người Anh hồi tháng 11-2011. Hai bên đã trò chuyện với nhau 10 giờ “nhưng ông Vương không trao tài liệu cho người Mỹ”, theo tiết lộ của các quan chức Mỹ hôm 16-4.
Cũng theo nguồn tin này, một quan chức Mỹ cho biết trong cuộc trò chuyện, ông Vương có trao đổi về nghiệp vụ điều tra của Công an thành phố Trùng Khánh mà ông làm giám đốc từ tháng 6-2008 đến tháng 2-2012. Họ Vương cũng cung cấp một số thông tin xung quanh mối quan hệ phức tạp và mờ ám giữa quyền lực, chính trị và tham nhũng ở Trung Quốc.
Theo The New York Times, mục đích ban đầu của ông Vương là cung cấp tài liệu để xin tị nạn. Lời yêu cầu này đã được chuyển đến Washington. Các quan chức Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ đã tranh luận xem có nên cho ông Vương tị nạn hay không. Cuối cùng, Bộ Ngoại giao Mỹ quyết định bác bỏ lời yêu cầu của ông Vương với hai lý do: Một, ông Vương là một nhân vật tai tiếng, đang bị trung ương điều tra về tội tham nhũng khi làm giám đốc Công an thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh, chứ không phải là nhân vật bất đồng chính kiến. Hai, Mỹ muốn tránh một xì-căng-đan quốc tế trong bối cảnh ông Tập Cận Bình, người được cho là sẽ giữ ghế chủ tịch đảng, sắp sửa viếng thăm chính thức Mỹ.
Không cho tị nạn nhưng Washington cho phép họ Vương liên lạc với Bắc Kinh bằng điện thoại và lưu trú trong lãnh sự quán 36 giờ khi chờ đợi người của Bắc Kinh đến đón. Người đó là Thứ trưởng Bộ An ninh quốc gia Khâu Tiên, 57 tuổi. Cùng đi với ông có lực lượng của bộ. Đã xảy ra một cuộc đấu khẩu giữa ông Khâu với chỉ huy lực lượng Công an Trùng Khánh và tỉnh Tứ Xuyên gồm 70 xe cảnh sát, theo truyền thông địa phương.
Tuy nhiên, đã không có chuyện đáng tiếc xảy ra. Ông Vương đã theo ông Khâu trở về Bắc Kinh trên chuyến bay CA4113 của hãng Air China Ltd. ngay sau đó. Chẳng bao lâu sau, Bạc Hy Lai bị đình chỉ công tác, vợ ông bị bắt điều tra về vụ doanh nhân Heywood bị sát hại. n
Kỳ tới: Anh hùng hay hung thần ?
Giương Đông kích Tây
Theo những thông tin mới nhất, lúc đó ông Vương là người điều tra cái chết bất thường của doanh nhân người Anh Neil Heywood, 41 tuổi, là đối tác làm ăn với bà Cốc Khai Lai, vợ bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Cũng vì vụ này, ông Vương – người từng là cánh tay mặt của ông Bạc Hy Lai – và ông Bạc mâu thuẫn với nhau do ông Bạc muốn ém nhẹm vụ việc hòng bảo vệ vợ và lợi ích chính trị, kinh tế của gia đình. Cảm thấy nguy hiểm, ông Vương tìm cách chạy trốn.
Nhật báo Anh The Telegraph nhận định rằng có thể ông Vương muốn gặp quan chức Anh để thông báo những thông tin mật về cái chết của ông Heywood. Có thể đó cũng là một chiêu “giương Đông kích Tây” đánh lạc hướng những người giám sát ông theo lệnh ông Bạc Hy Lai. Ông Vương muốn tiết lộ những gì ông biết với người Mỹ để đổi lại, ông được hưởng quy chế tị nạn chính trị.
Trong khi đó, tuần báo Pháp Le Point có một nhận định khác: Ông Vương đến lãnh sự quán Mỹ không phải với mục đích xin tị nạn. Chiến thuật của ông Vương táo bạo nhưng có toan tính rõ ràng. Ông không thể đến Bắc Kinh để báo cáo những gì mình biết về cái chết của doanh nhân người Anh và những bí mật động trời khác của vợ chồng ông Bạc Hy Lai.
Ông Vương Lập Quân (phải) luôn hậu thuẫn ông Bạc Hy Lai (trái) cho đến khi xảy ra cái chết của doanh nhân người Anh. Ảnh: Reuters
Họ Vương e rằng trung ương sẽ không tin ông. Hơn nữa, tại Bắc Kinh, phe cánh ông Bạc Hy Lai ở cấp trung ương rất mạnh có thể cô lập, thậm chí xử ông Vương về tội phản chủ. Cho nên, tốt nhất là đến gặp các nhà ngoại giao nước ngoài là Anh hoặc Mỹ.
Như vậy, thông tin mà ông Vương có sẽ nặng ký hơn bởi vì Trung Quốc không thể im lặng mãi. Nhất là thông tin về cái chết bí ẩn của ông Heywood mà Chính phủ Anh đã chính thức đặt vấn đề với chính quyền Bắc Kinh vào ngày 26-3 vừa qua. Anh đã yêu cầu Trung Quốc mở lại cuộc điều tra về cái chết đầy nghi vấn của doanh nhân này.Quả đúng như thế, sau khi nói chuyện với lãnh sự Mỹ suốt 10 giờ, ông Vương liên lạc với Bắc Kinh yêu cầu Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật đảng trung ương, chứ không phải Bộ Công an, cho người đến đón mình. Vẫn theo tờ Le Point, các quan sát viên ở Bắc Kinh thừa nhận rằng chiến thuật của ông Vương tỏ ra có hiệu quả bởi nhờ đó mà thoát khỏi cuộc truy sát của ông Bạc Hy Lai. Tuy nhiên, ông Vương có thể bị khép tội phản quốc vì tiết lộ bí mật quốc gia cho nước ngoài. Tội này có thể bị xử tử hình. Cho đến nay, số phận cựu phó thị trưởng và giám đốc Công an Trùng Khánh ra sao, vẫn không ai biết.
Nhà Trắng lúng túng
Theo tờ The New York Times, ông Vương đến lãnh sự quán Mỹ trong “trạng thái kích động”. Ông này mang theo những tài liệu tố giác tội lỗi của ông Bạc Hy Lai và bà Cốc Khai Lai, trong đó có vụ hạ độc doanh nhân người Anh hồi tháng 11-2011. Hai bên đã trò chuyện với nhau 10 giờ “nhưng ông Vương không trao tài liệu cho người Mỹ”, theo tiết lộ của các quan chức Mỹ hôm 16-4.
Cũng theo nguồn tin này, một quan chức Mỹ cho biết trong cuộc trò chuyện, ông Vương có trao đổi về nghiệp vụ điều tra của Công an thành phố Trùng Khánh mà ông làm giám đốc từ tháng 6-2008 đến tháng 2-2012. Họ Vương cũng cung cấp một số thông tin xung quanh mối quan hệ phức tạp và mờ ám giữa quyền lực, chính trị và tham nhũng ở Trung Quốc.
Theo The New York Times, mục đích ban đầu của ông Vương là cung cấp tài liệu để xin tị nạn. Lời yêu cầu này đã được chuyển đến Washington. Các quan chức Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ đã tranh luận xem có nên cho ông Vương tị nạn hay không. Cuối cùng, Bộ Ngoại giao Mỹ quyết định bác bỏ lời yêu cầu của ông Vương với hai lý do: Một, ông Vương là một nhân vật tai tiếng, đang bị trung ương điều tra về tội tham nhũng khi làm giám đốc Công an thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh, chứ không phải là nhân vật bất đồng chính kiến. Hai, Mỹ muốn tránh một xì-căng-đan quốc tế trong bối cảnh ông Tập Cận Bình, người được cho là sẽ giữ ghế chủ tịch đảng, sắp sửa viếng thăm chính thức Mỹ.
Không cho tị nạn nhưng Washington cho phép họ Vương liên lạc với Bắc Kinh bằng điện thoại và lưu trú trong lãnh sự quán 36 giờ khi chờ đợi người của Bắc Kinh đến đón. Người đó là Thứ trưởng Bộ An ninh quốc gia Khâu Tiên, 57 tuổi. Cùng đi với ông có lực lượng của bộ. Đã xảy ra một cuộc đấu khẩu giữa ông Khâu với chỉ huy lực lượng Công an Trùng Khánh và tỉnh Tứ Xuyên gồm 70 xe cảnh sát, theo truyền thông địa phương.
Tuy nhiên, đã không có chuyện đáng tiếc xảy ra. Ông Vương đã theo ông Khâu trở về Bắc Kinh trên chuyến bay CA4113 của hãng Air China Ltd. ngay sau đó. Chẳng bao lâu sau, Bạc Hy Lai bị đình chỉ công tác, vợ ông bị bắt điều tra về vụ doanh nhân Heywood bị sát hại. n
Kỳ tới: Anh hùng hay hung thần ?
VĂN ANH
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét