SƯU TẦM
Khỏang cuối năm 1955, đầu 1956, gia đình bác Giáp mới chuyển về 30 Hoàng Diệu. Chọn nhà cho các tướng lĩnh khác có thể đơn giản hơn nhưng với đại tướng thì có những yêu cầu rất nghiêm. Ngay từ khi sống trên chiến khu, đại tướng có nguyên tắc "ở đâu thì ở nhưng phía trước mặt luôn phải thoáng để dễ quan sát khi có động". Tìm khắp HN thì chỉ có số nhà 30 Hoàng Diệu đáp ứng được nguyên tắc này. (Hơn nữa, ngày mới về HN, 2 đầu đường Hoàng Diệu (ngã tư với đường Điện Biên Phủ và Phan Đình Phùng) đều có barie chắn để đảm bảo an ninh).
Nhà 30 Hoàng Diệu
Một góc vườn trước nhà 30 Hoàng Diệu ( tức vườn Kinh Thiên?)
nơi bác Giáp thường tập thể dục và ngồi thiền
Nhà 30 Hoàng Diệu
Một góc vườn trước nhà 30 Hoàng Diệu ( tức vườn Kinh Thiên?)
nơi bác Giáp thường tập thể dục và ngồi thiền
Nhà số 30 là nhà của 1 chủ Tây. Khi xây dựng villa này, ông ta yêu cầu giữ nguyên vườn hoa phía trước, xây nhà lùi lại. Chắc có đọc sử ta mà biết, phía trước là vườn Kính Thiên, vua quan thời xưa đi từ trong Tử Cấm Thành qua cổng Đoan Môn, theo con đường phía vườn hoa Bắc Sơn ngày nay ra vườn Kính Thiên làm lễ tế. Cũng vì thế mà vườn hoa này còn giữ cho tới ngày nay.
Tháng 8/2012, Hội Khoa học lịch sử, Bảo tàng Lịch sử đã tổ chức tọa đàm nhân sinh nhật lần thứ 102 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các nhà lịch sử và các tướng lĩnh tham gia tọa đàm đã đề xuất nên thành lập Bảo tàng Võ Nguyên Giáp.
Theo tin báo Tuổi trẻ, Đại tá Nguyễn Huyên, trợ lý lâu năm của đại tướng, cho biết, sinh thời, Đại tướng đã có thư đề nghị trung ương xin trả lại căn nhà đang ở sau khi “đi theo Bác Hồ”. Đồng thời đại tướng cũng đề nghị cần bảo tồn căn nhà đó vì nó nằm ngay trên vườn hoa Kính Thiên, có căn hầm đào từ trong chiến tranh chống Mỹ, là một trong ba căn hầm kiên cố nhất ở Hà Nội. Đồng thời, căn nhà là một kiến trúc Pháp mẫu mực còn giữ lại được của Hà Nội.
Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử, GS Phan Huy Lê cũng đưa ra kiến nghị của hội: Nhà nước nên giữ lại căn nhà mà đại tướng đã ở hơn một nửa thế kỷ để làm Bảo tàng Võ Nguyên Giáp, vì căn nhà cùng với những hoạt động của tổng hành dinh trong chiến tranh đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long và là di tích bất khả xâm phạm theo công ước của UNESCO.
Theo VOV.VN - Cách ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp không xa là nhà D67 thuộc khu A thành cổ Hà Nội, là một di tích lịch sử cách mạng, một công trình đặc biệt bên cạnh những di tích kiến trúc cổ xưa, ghi dấu ấn tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước.
Tòa nhà sở chỉ huy pháo binh của quân Pháp được xây dựng trên nền điện Kính Thiên xưa được sử dụng thành nhà làm việc của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng và Quân ủy Trung ương.
Tòa nhà này được gọi là nhà Con Rồng vì phía trước có những con rồng đá chầu (thềm Rồng của điện Kính Thiên) trong những năm 60 của thế kỷ 20, Mỹ ném bom đánh phá ác liệt miền Bắc; một toà nhà mới được xây dựng đặc biệt phía sau nhà con Rồng để đảm bảo an toàn cho các cán bộ lãnh đạo của Đảng và quân đội họp và làm việc. Công trình có tên là nhà D67 vì được xây dựng năm 1967.
Nhà D67
Phòng họp của BCT và Quân Ủy TW trong nhà D67
Đây là một công trình được xây dựng hết sức đặt biệt về cấu trúc và kỹ thuật gồm một kiến trúc ở trên và một hệ thống hầm ngầm phía dưới. Phần nổi của công trình có diện tích 604m2 với hệ thống tường, mái bằng bê tông cốt thép kiên cố. Hệ thống hầm ngầm sâu 10m, nằm dưới khoảng sân giữa nhà con Rồng và nhà D67 gồm 4 phòng, rộng 50m2, trong đó có một phòng họp, các phòng chung nhau hành lang bên. Hệ thống hầm ngầm này được thiết kế chịu được tên lửa và bom hạng nặng.
Toàn bộ công việc thiết kế và thi công nhà và hầm D67 được giao cho Bộ Tư lệnh Công binh đảm nhiệm. Khoảng 300 cán bộ chiến sỹ được huy động thực thi công việc này. Các thiết bị cơ khí và thông tin sử dụng trong công trình như máy thông hơi - lọc khí, cửa thép, điện đài, điện thoại được nhập khẩu từ Liên Xô cũ.
Phòng họp của BCT và Quân Ủy TW dưới hầm ngầm
Tại nhà D67, còn được gọi là Tổng hành dinh, đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, đưa ra nhiều quyết định lịch sử có tính chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ để đi đến thắng lợi. Đặc biệt, tại đây; từ ngày 18/12/1974 đến ngày 8/1/1975, Bộ Chính trị họp hội nghị mở rộng quyết định giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhà D67 vẫn được Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam quản lý và sử dụng từ năm 1975 cho tới năm 2004 thì được bàn giao cho Ban Quản lý Thành cổ Hà Nội, trở thành khu vực phi quân sự và hiện là một di tích lịch sử cách mạng đặc biệt trong thành cổ Hà Nội.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét