Hiện trong các hang động ở Hymalaya còn rất nhiều người Tiền Sử, trong đó có người Lemori, người Atlan và người Arian bé nhỏ chúng ta đang trường Xomachi, thân thể họ "hóa đá" (như người ngồi dưới) có từ hàng triệu triệu năm!
Nếu một khi trái đất xẩy ra sự cố. Họ sẽ thức dậy, bởi như viện sỹ viện hàn lâm Khoa Học Nga, tiến sỹ Mundasev nói: "Họ là Qũy Gene nhân loại"? Nhưng nếu người khổng lồ tiền sử sống lại, cuộc sống của loài người sẽ ra sao và điều chắc chắn Nền Văn Minh nhân loại sẽ bước sang một kỷ nguyên hoàn toàn mới!
Tuy nhiên loài người chúng ta càng nhanh chân di tản vào các vì sao xa xôi càng sớm càng tốt...Người Mỹ, người Nga thì nhắm tới Sao Hỏa. Còn người Trung Quốc, Ấn Độ lại nhắm tới Mặt Trăng, mặc dù Mặt Trăng thật sự không có dưỡng khí. Còn Sao Hỏa thì đầy đủ những yếu tố cho con người, mặc dù dưỡng khí nơi đây độ đậm đặc chỉ như vùng không gian bao quanh Trái Đất cao 30km!
Mời các bạn đọc lại việc đánh thức người Xomachi Hóa đá mà Poll tôi được tham dự ngày còn ở Hymalaya...Nhưng đây là phương pháp đánh thức cưỡng bức!
Tham thiền 4 năm nhịn đói
Người xomachi hóa đá 4 năm, cơ thể không trao đổi chất. Sống
Đánh thức người Xomachi hóa đá
tDẫn chuyện:Bát NhãPoll 2000
Hoa sen tuyết
Ngay từ sáng sớm khi đám sương mù như tấm màn huyền ảo phủ trắng núi đồi và con sông Tsanpo quanh co uốn lượn dưới chân núi. Tiếng con chim kên kên đầu đàn kêu thảng thốt trên triền núi đá, con gà rừng cất tiếng gáy te te thì cũng là lúc Lama Trubic đã thức dậy, nhưng như sớm hơn mọi ngày, ông cầm cây nến lần từng bước từ trái qua phải quanh chiếc chuông cái của ngôi chùa chìm nửa mái trong hang.
Làng Dungka như cũng thức dậy sớm hơn và tiếng “Om Mani Padme Hum” rì rầm trong gió. Tiếng niệm chú vọng vào vách đá rồi ném ra xa làm hồ Bích Ngọc đang ngủ yên bỗng lăn tăn gợn sóng, ì ọp vỗ bờ làm đứt dần dải chân mây do đám hơi nước bốc lên. Sau 49 tiếng chuông ngân nga vang vọng, Lama Trubic tay nâng vạt áo nhẹ bước vào đứng bên tôi, vẻ băn khoăn như khó nói:
Lama Trubik
- Sư thúc Bát Nhã, hôm nay là chẵn ba năm, ba tháng, ba tuần. Còn ba ngày nữa là tu sỹ Tsang xuất động. Đại Lama Mahatak sẽ từ Chumbi xuống để dẫn chúng tử đi nghêng giá, đệ tử đã kinh động tới ngài.
- Trubic, tôi đã xin phép sư huynh tôi, hôm nay cũng sẽ nhập đoàn để đến đánh thức Tsang ra khỏi trường xomachi. Lama có biết không, tôi chờ ngày này đã ngót bốn mươi năm.
- Vậy sư thúc cũng chưa được dự lễ phục sinh?
Ngồi bên lò than phân trâu trộn với bột cây rừng cháy nổ tí tách, khói bốc mùi khai, khét xen lẫn hương thơm của cây Hắc Trầm Hương. Nhìn vị Lama gác chuông mới ngoài 50 tuổi mà như đã 70, lòng tôi se lại. Kéo ông ngồi xuống bên, tôi nói:
- Sao lại gọi là lễ phục sinh. Chẳng lẽ Tsang nhập động xomachi (Shamadih) đã chết, nay sống lại?
- Thưa, sư thúc không biết đó thôi. Tu sỹ nào sống lại được sau 1000 ngày tham thiền đông cứng thì không chết. Còn nếu không thì…
- Tôi hiểu rồi, vậy hôm nay Lama có đi đón Tsang?
- Thưa, môn đệ cũng được đi theo, nhưng chỉ là phục vụ ăn uống cho đại Lama Mahatak, nội công đệ tử thấp kém, chẳng làm được việc gì.
Đoàn chúng tôi có 15 người, vì ưu tiên nên sư huynh tôi, đại Lama Mahatak cho tôi cưỡi trên một con tuấn mã giống ô đen cao lớn, khác chi con tuấn mã mà ngót hai mươi năm trước tôi hạ sơn dưới sự hướng dẫn của sư tỷ cũng là sư phụ, giáo chủ Nimpalama Cổ Mật, Maiylinh lừng danh Hoa - Tạng.
Đại Lama Maiylinh, con đại bàng của Linh Sơn hùng vĩ, người đẹp lẫy lừng của đất trời Trung Hoa và Tây Tạng. Bà và đoàn tùy tùng đưa tôi, tiểu Lama Bát Nhã, 16 tuổi xuống núi bằng một bè nứa thật to trong thung lũng Hắc Giang, để tới hôm nay tôi chưa được gặp mặt bà,
Đại Lama Mahatak đã ngoại 60 nhưng trông như chỉ ngoài 40 tuổi. Dọc đường Mahatak nói:
- Này Bát Nhã, đi như thế này phải mất hai ngày đó. Đệ có chịu được không hả ông tiến sỹ?
Sư huynh tôi vẫn gọi tôi như vậy mặc dù ông biết tôi chưa phải là tiến sỹ. Còn ông đã là tiến sỹ Thần Học ở Delhi cách nay đã hơn 40 năm. Đêm ấy chúng tôi nghỉ lại bên bờ sông Tsangpo, một doi cát chạy dài mãi về phía đông nam rồi bị chặn lại bởi hai vách đá.
Từ đây vẫn nghe thấy tiếng con sông gào thét vọng núi đồi. Tsangpo hỡi, phải chăng em đang hối hả để trở về với mẹ biển, có qua Sông Tiền, Sông Hậu đất mẹ của anh thì cho Bát Nhã này gửi lời thăm quê mẹ.
Trời đêm ập xuống thật nhanh, sau phút hàn huyên cùng đồng đạo, tôi tìm vào một khe được che khuất bởi rừng loạn thạch sát ngay chân núi và bờ sông để tĩnh tọa,
Sau hàng canh giờ cố xua đi tạp niệm, miệng niệm chú không ngừng "Om Mani Padme Hum", khi thấy người mình như rạo rực bởi luồng vũ trụ tuyến từ Bóng Tối tràn vào, các cơ bắp như giãn ra, âm thầm tý tách mạch sống, thân như không còn trọng lượng, tỉnh thức trong đại định, tai đã nghe được hơi thở nhẹ và bước chân lạo xạo từ xa.
Ra khỏi tham thiền thì đã thấy sư huynh đứng như canh chừng cho tôi nhập đinh. Thì ra đêm qua Mahatak cũng ở ngay phía sau, nơi hòn loạn thạch to nhất có dây leo chằng chịt che khuất để tĩnh tọa và canh cho tôi nhập định được an toàn.
Mới sáng sớm mà mặt trời đã bừng lên gay gắt. Mahatak đưa tôi một tấm khăn vàng, viền xanh đỏ, dày mịn như nhung. Loại khăn của các đại Lama dùng trong những ngày lễ hội mùa đông để khoác vào người chống cái giá lạnh thấu xương nới xứ tuyết, ông nói:
- Nắng Hymalaya tệ lắm, thui chột con người. Đệ thấy không người Tạng hầu như da bánh mật, mặc dù họ ở trên nóc nhà Thế giới lạnh lẽo. Còn da đệ thì…
Tôi chùm khăn tùm hum như một tu sỹ đạo Hồi, lầm lũi cùng con hắc ô bước dưới trời chang chang nắng. Khi qua một quả đồi phía dưới là một hồ khá rộng, có nhiều manidoi (tiếng Việt là cái gò) nhỏ to đủ kiểu, ở đó căng đày những mảnh vải đủ các màu sặc sỡ, nhưng nay do nắng gió thời gian đã trở thành bạc phếch.
Đỉnh một manidoi chồng đống những hòn đá được khắc vẽ bằng chữ Hán, chữ Tạng tên của các Phật, các Thánh mà họ tôn thờ, một đỉnh khác còn có bộ xương thú vật. Chỉ vào một gò có nhiều mảnh vải đang bay phần phật trước gió buổi ban mai, Mahatak nói:
- Ngày đệ hạ sơn lần thứ nhất cách nay 17 năm, khi qua manidoi Cổ Lạp Sơn, đệ đã phi ngựa lên đỉnh gò rồi tru lên một tiếng lộng trời khiến cho lũ chuột trũi ngủ dưới hang sâu cũng phải trồi lên, lũ kên kên thì vội vã bay về đỉnh núi?
- Đó là một kỷ niệm khó phai, sau hơn bốn năm chữa bệnh và thọ đạo Nimpalama Cổ Mật, tuổi ấu thơ em được nuôi dưỡng bằng các kinh chú nhà Phật, và em được hạ sơn để trở về Tổ Quốc Việt Nam!
Ngựa trong hoàng hôn
Qúa trưa ấy chúng tôi tới một cái hồ rất rộng, bốn xung quanh là thảo nguyên mênh mông. Đàn dê cừu lũ lượt kéo nhau xuống uống nước. Bầu trời cao xanh quang đãng, giữa độ mùa hè. Chúng tôi ngồi nghỉ cho lừa ngựa uống nước. Tiểu Lama nhanh nhẹn lấy ra thức ăn.
Chấm bánh Tsampa với mật ong rừng, ăn hết cái bánh tôi thấy người mình oi bức, túa mồ hôi, định xuống hồ tắm. Khi vừa bước chân xuống nước tôi bỗng giật mình, nước hồ buốt như cắt ngang chân, vội nhảy lên bờ. Thấy vậy sư huynh tôi cười bảo:
- Bát Nhã ạ, đi đến trưa mai thì sẽ có một hồ nước nóng, đến đó hãy tắm. Nước lạnh thế này, nội công em thấp kém, tắm vào là ốm đó.
Nhưng ngay lúc đó một đàn chim điêu chao lượn. Đi đầu là một con điêu to lớn, sải cánh nó cắt gió, tôi nhe rõ tiếng phum phúp băng trong không gian Lấy ống nhòm ngắm chú chim, tôi bỗng giật mình, sải cánh của nó cũng phải tới hơn ba mét.
Trời ơi, sao lại có loài Kên Kên chuyên ăn thịt lại to lớn đến nhường này? Thấy vậy sư huynh tôi bảo:
- Sắp có chuyện ác rồi đó.
Bỗng đoàn Lama ngồi thụp xuống ngay bờ cát, trong tư thế liên hoa, hai tay chắp lại miệng lầm bầm những câu kinh gì đó mà tôi không hiểu tiếng Tạng. Chú tiểu Lama chạy lại bên chỉ con chim to lớn, nói:
- Sư thúc, con chim to nhất này sắp gây ác đó.
Qủa nhiên chỉ vài phút sau, con điêu đã xà xuống bãi sỏi bên kia hồ khi nó bay lên thì dưới đôi chân đã quặp chặt một hòn đá to như hai vốc tay. Tôi để ý quan sát, chim vút lên cao, khi bay ngang qua đàn cừu, bỗng nó gần như đứng yên trong không gian.
Bầy cừu tao tác, một con cừu choai choai vừa chạy tới bên những con cừu to lớn thì chim nhả đá. Hòn đá rơi như xé gió, chỉ thấy "bịch" một tiếng khô khan và trầm nặng, con cừu choai đã nằm vật xuống ngay trên nền cát sát mép nước lười lè ra trong vũng máu.
Bầy gia súc kêu lên be be, đau đớn xé lòng. Đoàn Lama lúc ấy mới mở mắt để nhìn thảm cảnh. Chú tiểu Lama định chạy lại bên con cừu thì Mahatak nắm tay tôi lôi đi. Chỉ thấy chân mình bươi bươi trên cát sỏi. thì ra huynh tôi đã dùng nội lực phi phàm của ông để mở khinh công lướt đi trên mặt đất. Tới bên con cừu, ông sờ vào cổ nó, rồi đứng dậy lắc đầu, con cừu đã chết.
Horse_is_a_god_in_Kyrgyzsta
Bỗng từ đâu đó một kỵ sỹ phi ngựa tới, thấy Mahatak và tôi bên con cừu chết, ông xuống ngựa nằm xoài thi lễ theo nghi thức "Ngũ thể nhập địa" của người Đông Tạng. Mahatak nói với ông ta bằng tiếng Tạng mà tôi chỉ hiểu lõm bõm:
- Nó chết rồi, mang đi đi!
Người chăn cừu bước tới bê con cừu ném lên lưng ngựa rồi cầm cây roi chỉ vào đàn chim điêu đang bay lượn, ông ta hú lên một tiếng lộng trời. Tiếng hú của ông vang động núi đồi khiến đàn kên kên hoảng loạn vội bay về núi mà ở đó chỉ thấy đá và đỉnh tuyết phủ long lanh.
Sau một đỗi đi ngựa nữa, chúng tôi bước vào con đường núi giữa hai vách đá treo leo, gập ghềnh đầy hiểm trở, ngựa không đi được. Thế là bốn Lama được ở lại giữ ngựa. Chỉ vào một vách đá hun hút xa xôi, chênh vênh gần đỉnh núi, ở đó có một cánh cửa gỗ tồi tàn nhỏ như quyển vở học trò ngay dưới mớn tuyết, Mahatak nói:
- Đó là động xomachi của tu sỹ mật tu.
- Thưa, có phải tu sỹ Tsang ở hang đó?
- Đúng, người này hôm nay phải thức dậy để về với đồng đạo.
Sau gần một giờ mò mẫm bên con đường độc đạo treo leo, bước tới cửa hang mà đôi chân tôi muốn rã rời, nhìn xuống hồ lúc này chỉ như một cái chảo lớn. Chúng tôi bước tới cửa.
Cánh cửa gỗ mạng nhện chăng đầy, bụi bám đặc sệt. Một không khí hoang vu lạnh lẽo choán không gian. Tôi thật sự hồi hộp, Mahatak khẽ lấy tay đẩy cửa, bỗng cánh cửa đổ sập, bụi mịt mù phủ kín chúng tôi.
Động quá tối, tôi phải nhắm mắt lúc lâu mới mở, chú tiểu cầm tay tôi dắt vào trong. Mahatak tay cầm chiếc khánh, tay bật lửa châm nến dẫn đường. Có ánh sáng, tôi trông thấy một tượng đá ngồi trong tư thế liên hoa, trên cánh tay và đầu tượng mạng nhện chăng đầy.
Bỗng giật mình vì một làn gió thổi vào khiến những mạng nhện đong đưa và tóc tượng đá bay theo chiều gió. Tóc thật dài, râu tua tủa nhưng nó chẳng còn đen, bụi đất bám vào nên trở thành vàng đục.
Một Lama bước tới cầm cây chổi lông ngựa khẽ quét xung quanh cho sạch mạng nhện, tuyết nhiên đầu chổi không chạm tới người. Mahatak nắm tay tôi dẫn bước khi mạng nhện không còn.
Trời ơi, đây là con người sao? Móng tay người ấy dài đến nỗi cong lại như sừng con cừu già, nhọn sắc như vuốt chim ưng, râu mọc bàng bạc tựa mạng nhện, dài ngang cổ, mắt người ấy nhắm nghiền.
Tham thiền 4 năm nhịn đói
Bộ móng chân mới gớm làm sao, nhất là ngón cái như hai cái thìa được bẻ cong xoắn lại. Quần còn nhưng áo thì rách tả tơi, hở cả thân trên xám ngoét như chì.
Mahatak bước tới sau một đỗi tham thiền cùng các Lama, không khí trong động như ấm hẳn lên. Nhìn nhiệt kế lúc này báo trên 10 độ (C) không còn dưới 4 độ như lúc mới vào.
Tôi hiểu sư huynh tôi và các Lama tham thiền để tỏa nhiệt Tumo có trong người họ để đốt cháy vùng không gian nơi động. Tôi cứ đứng nhìn để ghi nhớ từng động tác đánh thức người này.
Sư huynh tôi ra khỏi tham thiền liền đứng dậy, tay ông cầm chiếc khánh bước tới sát người tu sỹ. Ông khẽ hà hơi vào mặt và nhất là vào vành tai của người hóa đá, bụi bay lên mù mịt.
Bụi tan, Mahatak khẽ lắc chiếc khánh vào tai bên trái tu sỹ. Xem đồng hồ đã hơn ba giờ chiều, như vậy là mất hơn một giờ rung lắc.
Tuy nhiên tôi chẳng thấy Mahatak mỏi tay, ông cứ lắc và lắc rất dẻo. Bỗng tượng đá khẽ rung rung mí mắt. Mahatak dừng chuông.
Các tu sỹ khác vội ngồi thụp miệng niệm đọc râm ran “ Om Mani Padme Hum… Om Mani…” cứ thế cũng phải mất 30 mươi phút nữa, chỉ khí thấy thân “tượng đá” khẽ rung động họ mới dừng khấn khứa.
Bốn Lama vội lấy ra một chiếc kiệu, thật ra nó giống như cái võng nhưng có đệm lưng, theo chỉ dẫn của sư huynh tôi, họ bế người hóa đá lên kiệu.
Anh ta lả người trên tấm đệm sau lưng, mắt anh hé mở, tôi nhìn rõ con ngươi trong tròng mắt khẽ đong đưa, nhưng khi ra ngoài cửa gặp ánh sáng thì nhắm tịt lại.
Chúng tôi dò dẫm hạ sơn. Chiều ấy, họ đun nồi cháo bằng bếp cồn nhỏ xíu, Mahatak đổ từng thìa một cho tu sỹ mới xuất động ăn rồi họ đưa anh ta xuống hồ nước ấm tắm gội. Lúc lên bờ, họ dùng kéo cắt hết râu tóc rồi đến móng chân, móng tay.
Được tắm rửa và lau chùi sạch sẽ, người anh ta đã có hơi ấm và nhịp thở đã mạnh mẽ. Anh ta, tu sỹ Tsang hé mắt nhìn tôi chằm chằm. Thấy tôi có vẻ khác lạ, không mặc quần áo kiểu Lama mà mặc bộ đồ đen của các võ sỹ Bonpo mà đức Ajo trao tặng lúc lên đường.
Anh ta muốn nói gì, miệng mấp máy, Mahatak ghé sát tai nghe, ông quay lại nhìn tôi cười, nói:
- Đó là sư đệ của ta, đại Lama Bát Nhã!
Người ấy như quá mêt mỏi mắt lại nhắm nghiền. Lúc sau thấy Mahatak lấy bình sữa dê bóp vào miệng, anh ta liếm láp vành môi vẻ khoan khoái. Đêm chơi vơi với những đống lửa bằng phân trâu lùn và cám cây cháy tỏa mùi khai khét.
... ...
Một tháng sau tôi có dịp trở lại ngôi chùa thì tu sỹ hóa đá sau 1000 ngày đã khỏe mạnh trở lại. Từ trên bồ đoàn, Tsang bước xuống nhìn tôi hồ hởi, vì hôm nay tôi mặc hoàng bào thụng của ngày đại lễ, ngoài khoác gile ngắn tay màu xanh lục viền đỏ, biểu trưng cho sự cao quý của các chức sắc Phật Đạo nơi này, bào nghi lễ của một đại Lama, trưởng lão.
1275872700_lamasb4
Tsang thi lễ
Sau cái chắp tay vái lạy từ xa, Tshang rạp mình rồi thi lễ theo nghi thức “Ngũ thể nhập địa” trước bậc trưởng thượng. Chùa Dungka hơn 1000 tu sỹ tập trung đông đủ.
Vị thủ tọa ngồi thấp hơn tôi một bậc, bởi khi đó tôi có lệnh bài Tôn Sứ bằng vàng to như bao thuốc lá của tam đạo Tây Tạng đeo lủng lẳng trước ngực mà ngày nhập Tạng, giáo chủ Mật Tông Kailas, đức Jigme - Tomo trao tặng để được dễ dàng ra vào những cấm địa của người Tạng thờ cúng.
Nơi cất giữ những bí mật muôn đời của những nền văn minh tiền khởi có trên trái đất với hai lần bị vũ trụ tận diệt và những câu hỏi về sự hình thành người hiện đại Arian nhỏ bé của chúng ta.
Sau hồi tù và là tiếng chuông ngân nga và tiếng niệm chú của các tu sỹ rì rầm nhưng không khỏi vang động cả vùng trời. Bản trường ca " Om Mani Padme Hum" lại rào rạt dâng lên.
Một hồi trống phách và chuông khánh thanh la nữa, Tshang đứng cách tôi chừng 10m, anh ta mặc nguyên bộ quần áo Lama màu mận chín, rạp mình thi lễ "Ngũ thể nhập địa" trườn đến trước mặt tôi.
Tôi đưa tay nâng cách không, Tshang vội nắm lấy tay tôi hôn theo tập tục. Quàng lên cổ anh tấm khăn vàng viền đỏ mà tôi viết bằng chữ Hán hai chữ Bát Nhã tên trong dòng đạo của tôi. Tsang hôn tấm khắn rồi cứ thế lom khom đi lùi.
Tôi bâng khuâng trong tiếng niệm Phật bao la. Cuồn cuộn một dòng lịch sử nơi xứ Phật chảy về. Ôi Tây Tạng huyền bí, nơi mà cách nay hơn 10 thế kỷ, khi Văn Thành Công Chúa nhận sứ mạng của vua Đường Thái Tông nước Trung Hoa vĩ đại.
Nàng đã nhập Tạng với một tượng phật bằng vàng khổng lồ để dâng thân cho người anh hùng xứ sở, vua Tsongthen Gampo, học trò của dòng đạo Bon Nguyên Thủy, một dòng tu đã ra đời 18000 năm trước khi Thichca Mauni trứng Phật.
Chỉ sau hơn ba năm, Văn Thành đã thực thi đặc vụ Mỹ Nhân Kế, khắp nơi trên đất Thổ Kim đổ vàng bạc châu báu ra xây dựng chùa chiền miếu mạo. Cung đình cũng vậy, lưỡng viện Phật giáo dưới chân núi Jokang cũng mọc lên, vàng son lộng lẫy. Cung Potala cũng được trùng tu tốn cơ man vàng bạc, tiền của.
Ngân khố rỗng tuếch, trộm cướp nổi lên và loạn xứ quân đã hoành hành. Mảnh đất tôn nghiêm thần thánh tan hoang. Văn Thành lại rủ quốc vương du lãm thiên nhai để từ đó không trở về ngôi báu.
Loạn lạc nổi lên, nhất là từ sau khi Langdama, cháu ngoại của cựu hoàng Tsongthen Gampo được các tu sỹ Bonpo đưa lên cầm quyền. Hắn đã thẳng tay đập phá chùa chiền, chặt đầu hoặc đày ải các sư sãi đến chết.
Tây Tạng điêu tàn, những người theo Bonpo Nguyên Thủy đã thắng thế, chúng chia nhau nắm giữ mảnh đất đày vàng bạc và châu ngọc này.
Nhưng Langdama, tên vua tàn bạo và ngu ngốc đã phải đền tôi từ mũi tên bắn ngược từ chân điện Potala vào hầu hắn. Mũi tên của một đạo sỹ ẩn mình trên núi thẳm.
Còn ở bên kia, phía đông sườn núi, Đường Thái Tông đã gối cao đầu ngủ kỹ, sự hùng mạnh của trời Tây đã không còn là mối đe dọa tới giang sơn gấm vóc của y.
Nền văn minh Phật giáo mới manh nha xứ này đã cáo chung để hàng thế kỷ sau khi Thánh Padmasham một mình chống gậy vượt Hymalaya nhập Tạng để tung hoành ngang dọc.
Ngài đã một mình đánh bại cả tập đoàn đạo sỹ Bonpo, biến họ thành những Thành Hoàng, Hộ Pháp để lập nên phái Nimpalama Cổ Mật thì mật tông Tây Tạng mới có tên tuổi trong làng đạo và trường tồn mãi đến ngày nay để vang danh thiên hạ!
Hoa sen tuyết của Hymalaya, hoa của Phật, thần dược bất tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét