Huong Lan với Nguyễn Thành Kiên và 2 người khác.
phải bay về Mỹ.
Khi chúng tôi đến, đã rất đông người ngồi quây chật quanh chiếc bàn nhỏ, quen có không quen cũng có, trẻ có già có. Trẻ nhất là một cậu thanh niên lẻo khẻo thuộc thế hệ 9x, già nhất là nhà thơ dịch giả Dương Tường, ông năm nay đã 88 tuổi. Mắt ông gần như đã mờ hẳn, đi lại đã phải có người dắt.
Mọi người đến để gặp Diệu và chuyện trò với nhau chút đỉnh. Câu chuyện, không tránh khỏi, dẫn dắt đến vụ thảm sát Đồng Tâm.
Một ý kiến đột ngột đưa ra, chúng ta nên đến thắp hương cho cụ Kình.
Ngay lập tức số đông đồng thanh “đi luôn!”.
Vấn đề đã chạm đến thẳm sâu sự xúc động trong tim mỗi người. Dường như chỉ đợi một cái chớp mắt là nước mắt tràn mi vậy.
Bỏ qua bữa trưa chúng tôi lên xe ngay. Gõ Google để tìm đường tới thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.
Tôi nhớ, tôi đã khóc và mất ngủ vào đêm hôm nghe tin ông bị bắn chết. Suốt cả mấy tuần sau đó tôi thường xuyên trằn trọc, bất an.
Tôi không thể tưởng tượng được lại có một kết cục tang thương đẫm máu đến như vậy đối với một ông cụ tôi đã từng thương mến biết bao nhiêu.
Một cụ ông dù phải trải qua bao nhiêu áp lực, kể cả sau khi bị đánh gãy chân vẫn luôn từ tốn điềm đạm, mạch lạc và cương quyết khi giải thích cho bà con gần xa về lịch sử mảnh đất Đồng Tâm.
Chúng tôi đã đến, đường làng ngõ xóm vô cùng vắng vẻ. Có lúc hình như không chắc chắn lắm về đường đi, chúng tôi tìm mãi, tìm mãi mới thấy một bà cụ đang chống gậy ven đường để dừng lại hỏi thăm. Tang thương một làng quê ngày tết!
Nhà ông cửa vẫn mở, qua cái sân tới phòng khách bàn thờ ông vẫn đang nghi ngút khói hương, tiếp đến là cầu thang lên gác hai có cái tum nhỏ, bên trong là hai phòng ngủ nhỏ xíu của bà rồi của ông, phòng bếp sau cùng, giản dị và đơn sơ.
Dăm ba đứa trẻ và vài bà cụ già đang ngồi trên mấy chiếc chiếu trong nhà, không còn đàn ông thanh niên, họ đã bị bắt hết. Cụ bà Dư Thị Thành tay ôm đứa cháu mới ba tháng tuổi ra đón chúng tôi.
Tôi đưa tay ra đón đứa bé. Và tôi đã khóc không thể kiềm chế khi ôm trong vòng tay mình sinh linh bé bỏng, bụ bẫm vẫn đang thơ ngây say ngủ.
Chúng tôi thắp hương cho ông rồi đi vòng quanh mấy nhà. Dấu vết của vụ tấn công vẫn còn nguyên. Bức tường bị đổ, vết đạn bắn, cả vết máu bị bắn lên tường của ông đã lau mà chưa thể hết... Đặc biệt cái hố thông khí giữa hai nhà nơi công bố 3 cảnh sát bị ngã và bị ném bom xăng đến cháy đen, lạ thật lại không bị ám khói!
Trên chuyến xe về tất cả đều trở nên im lặng, ai nấy lặng lẽ đuổi theo những dòng suy tư bất tận của riêng mình.
Tại sao lại không thể có một phiên toà?
Tại sao lại phải giết một cụ già đã 84 tuổi?
Tôi có hàng ngàn câu hỏi...
Khi chúng tôi đến, đã rất đông người ngồi quây chật quanh chiếc bàn nhỏ, quen có không quen cũng có, trẻ có già có. Trẻ nhất là một cậu thanh niên lẻo khẻo thuộc thế hệ 9x, già nhất là nhà thơ dịch giả Dương Tường, ông năm nay đã 88 tuổi. Mắt ông gần như đã mờ hẳn, đi lại đã phải có người dắt.
Mọi người đến để gặp Diệu và chuyện trò với nhau chút đỉnh. Câu chuyện, không tránh khỏi, dẫn dắt đến vụ thảm sát Đồng Tâm.
Một ý kiến đột ngột đưa ra, chúng ta nên đến thắp hương cho cụ Kình.
Ngay lập tức số đông đồng thanh “đi luôn!”.
Vấn đề đã chạm đến thẳm sâu sự xúc động trong tim mỗi người. Dường như chỉ đợi một cái chớp mắt là nước mắt tràn mi vậy.
Bỏ qua bữa trưa chúng tôi lên xe ngay. Gõ Google để tìm đường tới thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.
Tôi nhớ, tôi đã khóc và mất ngủ vào đêm hôm nghe tin ông bị bắn chết. Suốt cả mấy tuần sau đó tôi thường xuyên trằn trọc, bất an.
Tôi không thể tưởng tượng được lại có một kết cục tang thương đẫm máu đến như vậy đối với một ông cụ tôi đã từng thương mến biết bao nhiêu.
Một cụ ông dù phải trải qua bao nhiêu áp lực, kể cả sau khi bị đánh gãy chân vẫn luôn từ tốn điềm đạm, mạch lạc và cương quyết khi giải thích cho bà con gần xa về lịch sử mảnh đất Đồng Tâm.
Chúng tôi đã đến, đường làng ngõ xóm vô cùng vắng vẻ. Có lúc hình như không chắc chắn lắm về đường đi, chúng tôi tìm mãi, tìm mãi mới thấy một bà cụ đang chống gậy ven đường để dừng lại hỏi thăm. Tang thương một làng quê ngày tết!
Nhà ông cửa vẫn mở, qua cái sân tới phòng khách bàn thờ ông vẫn đang nghi ngút khói hương, tiếp đến là cầu thang lên gác hai có cái tum nhỏ, bên trong là hai phòng ngủ nhỏ xíu của bà rồi của ông, phòng bếp sau cùng, giản dị và đơn sơ.
Dăm ba đứa trẻ và vài bà cụ già đang ngồi trên mấy chiếc chiếu trong nhà, không còn đàn ông thanh niên, họ đã bị bắt hết. Cụ bà Dư Thị Thành tay ôm đứa cháu mới ba tháng tuổi ra đón chúng tôi.
Tôi đưa tay ra đón đứa bé. Và tôi đã khóc không thể kiềm chế khi ôm trong vòng tay mình sinh linh bé bỏng, bụ bẫm vẫn đang thơ ngây say ngủ.
Chúng tôi thắp hương cho ông rồi đi vòng quanh mấy nhà. Dấu vết của vụ tấn công vẫn còn nguyên. Bức tường bị đổ, vết đạn bắn, cả vết máu bị bắn lên tường của ông đã lau mà chưa thể hết... Đặc biệt cái hố thông khí giữa hai nhà nơi công bố 3 cảnh sát bị ngã và bị ném bom xăng đến cháy đen, lạ thật lại không bị ám khói!
Trên chuyến xe về tất cả đều trở nên im lặng, ai nấy lặng lẽ đuổi theo những dòng suy tư bất tận của riêng mình.
Tại sao lại không thể có một phiên toà?
Tại sao lại phải giết một cụ già đã 84 tuổi?
Tôi có hàng ngàn câu hỏi...
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét