Một số học giả Nhật Bản ước tính dịch bệnh sẽ lên tới đỉnh điểm từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5 và khoảng 40% dân số Trung Quốc sẽ bị nhiễm bệnh. Dịch Covid-19 bùng phát và tiếp tục lan rộng ở Trung Quốc, thậm chí tại một số bệnh viện đã xảy ra nhiễm dịch cụm và tình hình rất nghiêm trọng.
Ngày 21/2, Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình cho biết tình hình phát triển dịch bệnh vẫn chưa đến ‘điểm ngoặt’. Vậy thời kỳ bùng phát đỉnh cao sẽ rơi vào thời điểm nào? Các chuyên gia quốc tế về bệnh truyền nhiễm có những nhận định khác nhau.
Những người đeo khẩu trang bảo vệ đi bộ trên cầu vượt ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 24 tháng 2 năm 2020. (Ảnh: NOEL CELIS / AFP qua Getty Images)
Theo tạp chí về khoa học Nature, các quan chức y tế của tất cả các quốc gia đều muốn biết thời kỳ cao điểm dịch bệnh sẽ xảy ra vào lúc nào, và có bao nhiêu người sẽ bị nhiễm để có thể chuẩn bị ứng phó tốt. Về xu hướng phát triển dịch bệnh, có nhóm chuyên gia vẫn giữ quan điểm lạc quan, nhưng cũng có nhóm chuyên gia lại đưa ra dữ liệu tiêu cực hơn.
Ngày 11/2, học giả Trung Quốc, ông Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) từng tuyên bố dịch Covid-19 có thể đạt đến đỉnh điểm vào cuối tháng 2, và sau khi các biện pháp hạn chế đi lại cũng như kéo dài kỳ nghỉ của chính phủ được áp dụng, dịch bệnh sẽ có cải thiện. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng Vũ Hán vẫn đang trong thời kỳ khó khăn. Ngày 21/2, khi tổ chức một cuộc họp kiểm soát và phòng chống dịch bệnh của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng bước đầu đã ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh, nhưng ‘điểm ngoặt’ vẫn chưa đến, và tình hình dịch bệnh ở tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán vẫn còn nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ông Hiroshi Nishiura, một nhà dịch tễ học tại Đại học Hokkaido, Nhật Bản, đã đưa ra các dữ liệu không giống thế. Ông nói rằng vì sau kỳ nghỉ dài ngày, vào tuần trước người dân ở nhiều thành phố của Trung Quốc đã tiếp tục công việc, điều này sẽ tăng khả năng ‘lây truyền dịch bệnh kiểu chuỗi’. Dựa trên một mô hình, ông ước tính rằng dịch bệnh sẽ đạt đến đỉnh điểm trong khoảng thời gian từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5, và vào thời điểm đó, số ca nhiễm dịch chẩn đoán trong một ngày sẽ lên tới 2,3 triệu.
Theo kết quả dự tính của ông Hiroshi, khoảng 550 triệu đến 650 triệu người sẽ bị nhiễm dịch ở Trung Quốc đại lục, chiếm khoảng 40% tổng dân số đất nước này, và một nửa trong số họ sẽ xuất hiện các triệu chứng. Ông nói thêm rằng để đưa ra dự đoán như vậy, nhóm của ông đã xem xét khả nănglây truyền của virus này. Kỳ thực, mô hình của ông đại diện cho một quan điểm tương đối đơn giản, đó là giả thiết rằng mọi người đều dễ bị lây nhiễm. Điều đó cũng có nghĩa là nhiều người bị nhiễm dịch không biểu hiện triệu chứng hoặc không thể được điều trị. Nếu đúng là như vậy, số ca nhiễm được báo cáo ở giai đoạn này là thấp hơn số ca bị nhiễm thực sự rất nhiều.
Ông Gabriel Leung, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hồng Kông, cho rằng những ước tính của chuyên gia Hiroshi rất có khả năng sẽ đúng vì những vùng này không có khả năng miễn dịch với Covid-19. Mặc dù tính toán của chuyên gia Hiroshi nghe có vẻ quá, nhưng hiện không rõ dịch viêm phổi Vũ Hán này rốt cuộc nguy hiểm đến mức nào.
Nhiều bệnh viện ở Bắc Kinh bùng phát lây nhiễm cụm
Ngày 21/2, theo tin từ Thời báo tự do Đài Loan (Liberty Times), tại Đại học Y Khoa, Bắc Kinh thuộc Bệnh viện Phục Hưng, đã 36 người được chẩn đoán nhiễm dịch, trong đó có 8 nhân viên y tế, 9 người chăm sóc và dọn dẹp vệ sinh, 19 bệnh nhân và người nhà.
Tại Khoa người già và nội khoa thận Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh đã bùng phát lây nhiễm. Có một cặp vợ chồng thường đến chăm mẹ, họ sau khi xác nhận chẩn đoán nhiễm dịch vào ngày 17/2, ngày hôm sau người mẹ của họ cũng được xác nhận nhiễm. Do có 250 người đã tiếp xúc với họ nên bệnh viện buộc phải tạm thời đóng cửa phòng khám thận.
Bài báo cho biết, vào ngày 26/1, Ủy ban Y tế thành phố Bắc Kinh xác nhận có 3 bác sĩ được chẩn đoán nhiễm dịch. Ngoài ra, có 2 bác sĩ khác làm việc trong một bệnh viện nổi tiếng ở Bắc Kinh cũng được chẩn đoán nhiễm.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét