Có một bài viết tựa đề là “10 dấu hiệu đầu tiên về sự suy tàn của các vương triều trong lịch sử” được đăng tải trên mạng internet kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Tuy đến nay không còn mới nữa, nhưng bài viết vẫn còn nguyên giá trị của nó trong việc phân tích các dấu hiệu sụp đổ của một vương triều hay thể chế. Nhất là trong bối cảnh hiện nay khi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gần như bị vây hãm trong ‘thập diện mai phục’.
Nguyên văn bài viết như sau:
1. Quan dân đối lập, xã hội rối ren
Khi hiện tượng này xuất hiện phổ biến trong nước, thì sự sụp đổ của triều đại sẽ không còn xa. Từ sự diệt vong của triều đại nhà Tần tới nhà Thanh, đều bắt đầu từ sự đối lập giữa chính quyền và nhân dân. Hầu như đều là thảm cảnh quan bức dân phản, tức nước vỡ bờ. Khi xã hội xuất hiện bất ổn, một loạt sự kiện sẽ xảy ra. Việc tăng cường kiểm soát xã hội sẽ làm tăng cường nhân viên quản lý, tăng thêm tiền lương và tăng thu thuế. Tóm lại, càng bận rộn càng hỗn loạn. Bận rộn cho đến khi diệt vong vẫn không biết được những gì đã xảy ra.
2. Hỗn loạn tư tưởng, lòng người hoang mang
Tư tưởng hỗn loạn, dân sẽ không thể một lòng một dạ, nhất tâm đồng lòng. Trước khi sụp đổ, mỗi vương triều đều có sự rối ren nhất định. Tư tưởng hỗn loạn vào giữa triều đại nhà Đường, Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên cùng khởi xướng một cuộc vận động. Đại thể để trấn an ổn định tư tưởng của đất nước, vì vậy sự tồn tại kéo dài gần một trăm năm. Tư tưởng người dân bị rối ren trong triều đại nhà Minh, Vương Dương Minh cùng những người khác đã một lần nữa tìm cách ổn định tư tưởng của đại cục, từ đó giúp triều đại kéo dài 100 năm. Tuy nhiên, có thể nhận thấy dù đất nước được cứu vãn trong một chốc lát, tuy nhiên vương triều rất khó có thể hưng thịnh phát triển trở lại. Nguyên nhân vì khả năng khống chế tư tưởng của chính quyền đã giảm. Điều này có thể thấy rõ trong tư tưởng người dân cuối thời nhà Minh và cuối thời nhà Thanh. Thông thường, vào thời điểm này, các văn nhân sẽ là người chịu trách nhiệm cứu rỗi. Họ sẽ làm mọi thứ có thể để khắc phục nội dung chính của tư tưởng, hoặc sáng tạo lại mới hoặc tiếp tục kéo dài. Lý học của triều Tống và tâm học của nhà Minh chính là ví dụ về điều này. Tuy nhiên, đây là trường hợp thành công, nếu thất bại, đất nước đó sẽ diệt vong nhanh hơn.
3. Tăng cường kiểm soát tất cả các mặt của xã hội
Một vương triều khi vừa thành lập thường không kiểm soát quá nghiêm khắc với xã hội. Tuy nhiên khi dần tới giai đoạn diệt vong, để tận hưởng mọi thứ từ việc thống trị sẽ tăng cường các hoạt động kiểm soát với xã hội và không dám nới lỏng quản lý. Chủ yếu là để ngăn chặn sự tụ tập với quy mô lớn của các tầng lớp xã hội nhằm tăng cường việc chống lại sự thống trị, chẳng hạn như vũ khí. Lắng nghe xã hội và dư luận, đây cũng có thể là nội tâm lo sợ người khác biết mình làm sai của những người thống trị.
4. Tăng cường thu thuế, bóc lột tàn nhẫn của nhân dân
Một trong những dấu hiệu lớn nhất về vương triều diệt vong đó là tăng cường tích lũy tài sản một cách điên cuồng của giai cấp thống trị. Vào cuối thời nhà Minh và Thanh xuất hiện nhiều loại thuế khác nhau. Nguyên nhân vì sự giàu có của giai cấp cai trị tối cao đang giảm dần và không còn cách nào khác ngoài việc tăng cường các loại thuế để duy trì mọi sinh hoạt. Điều này cũng giống như uống rượu để giải khát.
5. Tiền giấy được phát hành một cách vô trật tự, tiền tệ nhanh chóng bị mất giá
Trước sự sụp đổ của mỗi triều đại, nguy cơ khủng hoảng kinh tế là vô cùng nghiêm trọng. Vào thời Bắc Tống và Nam Tống, để giải quyết kinh phí chiến tranh, đã in và phát hành rất nhiều tiền giấy, làm mất giá trị đồng tiền. Người dân tới tấp mua, tích trữ hàng hóa và tiền đồng. Nhà Nguyên và Minh đều đúc rút được rất nhiều từ bài học giáo huấn này. Thời Nguyên Minh đã học được bài học giáo huấn của lịch sử. Việc sản xuất đồng bạc cuối triều Thanh cũng bị ăn bớt nguyên liệu, giảm hàm lượng dẫn đến chất lượng suy giảm. Tình trạng rối ren do loạn phát hành tiền giấy cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của nền kinh tế sau thời dân quốc. Một triều đại trước khi sụp đổ, sẽ xuất hiện một bộ phận người nhất định sử dụng quyền lực để chiếm đoạt tiền bạc.
6. Tầng lớp thượng lưu sống mơ màng hoàn toàn không mục đích, tầng lớp hạ lưu sống bần cùng khôn tả
Một triều đại khi đi tới thời điểm này, thì ngày mạt vong sẽ không còn xa nữa. Khi những tầng lớp trên không quan tâm đến sự thống khổ của người dân, cũng chính là khi người dân khởi nghĩa, tạo phản. Khi khoảng cách giàu nghèo giữa hai giai cấp càng ngày càng lớn, là điểm mấu chốt để ‘Vương hầu tướng lĩnh cũng là như nhau’, cũng có nghĩa khi đó người dân không đồng lòng: Họ dựa vào cái gì mà có thể hưởng thụ, mọi người đều là người. Cũng chính là khi nông nô cũng có thể lật đổ chính quyền để hưởng phúc, quan chức hoàn toàn không còn gắn kết với người dân. Là khi hầu hết quan chức chỉ quan tâm đến hưởng thụ cá nhân, không nghe thấy lời thống khổ của dân chúng bên tai. Đây là sự tiền thân dẫn tới sụp đổ của một vương triều. Chính là khi triều đại này đã đi tới sự kết thúc.
7. Thể chế cứng nhắc, không suy nghĩ tới sự thay đổi
Một vương triều vừa được xây dựng còn có thể vận hành tự do, tuy nhiên nếu không được cải biến trong thời gian dài, nhất định sẽ trở nên cứng nhắc, cũng giống như một cỗ máy bị hỏng trong thời gian dài không được sửa chữa. Khi một triều đại xuất hiện tình trạng ngừng phát triển, tư duy không thay đổi, vậy sẽ nhất định đi tới diệt vong. Biểu hiện rõ ràng nhất về tình trạng này là thời nhà Tống. Ban đầu khi xây dựng đất nước có hình thành những thứ rườm rà, dù có sự thay đổi nhỏ, nhưng vẫn bị phái bảo thủ bóp nghẹt. Cuối cùng bị kéo xuống bởi thể chế cũ. Nhà Thanh cũng bị sụp đổ theo cách này.
8. Tầng lớp trung lưu, hạ lưu không có không gian lên xuống, tầng lớp thượng lưu cắt đứt con đường tiến thủ của tầng lớp trung, hạ lưu
Một triều đại mà xuất hiện tình trạng tầng lớp thượng lưu gần như lũng đoạn, trung và hạ lưu không có cơ hội chen lên thì thời gian diệt vong của triều đại đó nhất định không xa. Thời Ngụy, Thục Nam Bắc triều tầng lớp thượng lưu đều bị những thế gia đại tộc lũng đoạn, nên sớm đoản mệnh. Độc quyền con đường tiến thủ cũng tương đương với việc ngăn chặn cơ hội cho các tầng lớp thấp hơn bước vào tầng lớp cao hơn. Những người ở tầng lớp trung và hạ lưu sẽ thất vọng tột cùng và khó có khả năng tìm thấy một lối sống khác. Từ đó dựng cờ tạo phản, chỉ có như vậy mọi người mới có cơ hội bước chân vào giới thượng lưu.
9. Quân đội hủ bại, tham nhũng, tinh thần thấp kém, ham sống sợ chết
Quân đội là gốc rễ để bảo toàn sinh mệnh cho một triều đại, vì quân đội có thể trấn áp lực lượng phiến quân trong nước, lại có thể chống lại sự xâm lượng từ bên ngoài. Khi quân đội hủ bại, tham nhũng, tinh thần binh sĩ thấp kém, ham sống sợ chết thì gặp phải thế lực tạo phản trong nước hay sự xâm lược từ nước ngoài sẽ sợ hãi mà tìm cách nghe ngóng rồi trốn chạy. Nói về việc bảo vệ chính quyền, chính phủ nhà Thanh đã giải quyết vấn đề này rất hiệu quả. Hiệu quả chiến đấu của quân đội nhà Thanh thấp kém, rối ren nhưng cuối cùng nghĩ ra cách giải quyết là tổ chức vũ trang phản động tại địa phương; mặc dù trấn áp thành công Bạch Liên giáo và Thái Bình thiên quốc, nhưng lại hình thành ‘đuôi to’ khó vẫy của quân đội địa phương, thậm chí là quân phản động chống đối không nghe hiệu lệnh. Đến nỗi các lực lượng đồng minh 8 nước xâm chiếm Trung Hoa, liên kết 5 tỉnh phía đông nam.
10. Che đậy khuyết điểm, ca tụng công đức
Một khoảng thời gian trước thời điểm một vương triều diệt vong, nhất định sẽ xuất hiện lượng lớn những bài hát ca ngợi công đức, nịnh bợ. Tại sao lại xuất hiện vào thời điểm này? Vì giai cấp thống trị cần những người này để tự an ủi, lừa dối bản thân. Đối với việc che đậy khuyết điểm, là sự che đậy bao biện chính mình, để tự an ủi tâm lý của chính mình. Tình trạng này xuất hiện là một dấu hiệu dự báo sự suy vong của triều đại.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét