Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

‘Campuchia sẽ không khuất phục’ ( Ông này có chỗ dựa là TQ rồi mừ )!


Ngoại Trưởng Prak Sokhorn và Đại diện Cấp cao EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell Fontelles gặp gỡ ở Madrid, Tây Ban Nha. Tại đây, ông Fontelles yêu cầu Campuchia tái vãn dân chủ và nhân quyền (Facebook/Cambodian..
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tỏ thái độ thách thức hôm thứ Ba 11/2, một ngày trước khi Liên minh châu Âu ra quyết định liệu có nên chấm dứt chế độ ưu đãi thương mại đặc biệt cho Campuchia vì các quan tâm về nhân quyền hay không. Ông Hun sen nói Campuchia sẽ “không cúi đầu khuất phục” trước những đòi hỏi từ nước ngoài.
Campuchia bấy lâu nay đã được hưởng lợi từ chương trình ưu đãi thương mại “Tất cả mọi thứ trừ Vũ khí (EBA)” của Liên hiệp châu Âu, cho phép các nước kém phát triển nhất thế giới xuất khẩu hầu hết hàng hóa miễn thuế sang Liên hiệp châu Âu.
Liên minh châu Âu (EU), đe dọa sẽ đình chỉ các ưu đãi thương mại vì chiến dịch đàn áp đối lập, các tổ chức phi chính phủ và truyền thông của ông Hun Sen, người đã nắm quyền cai trị đất nước có 16 triệu dân trong hơn 35 năm qua. Theo lịch trình, EU sẽ ra thông báo chính thức quyết định của mình vào ngày mai, thứ Tư 12/2.
Trong một bài phát biểu vào thứ ba, Hun Sen cho biết ông sẽ không khuất phục hay đáp ứng các yêu cầu của EU.
Ông nói: “Chúng tôi kêu gọi người dân Campuchia đứng lên bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền và hòa bình. Đừng cúi đầu trước bất cứ một ai, chúng ta phải làm cật lực làm việc để sống”.
Ông nói: “Campuchia muốn là bạn và đối tác của tất cả các nước trên thế giới, nhưng nếu họ không hiểu chúng ta và cưỡng ép chúng ta, thì chúng ta không đồng ý.”.
Ngành may mặc là ngành mướn nhiều người làm việc nhất Campuchia, mang về 7 tỷ đô la cho nền kinh tế mỗi năm. Xuất khẩu sang thị trường EU trị giá 5,4 tỷ USD trong năm 2018, theo các dữ liệu chính thức.
Ông Sam Rainsy, chính khách đối lập đã tự quyết định ra đi sống lưu vong hôm thứ Ba nói ông Hun Sen lẽ ra phải tuân thủ các yêu cầu của EU, vốn có mục đích khôi phục lại các quyền tự do cơ bản ở Campuchia.
Trong một email trao đổi với Reuters, ông Sam Rainsy nói: “Dù là chỉ đình chỉ một phần chương trình EBA không thôi đã là chuyện đáng buồn bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động Campuchia và nền kinh tế của đất nước chúng ta, và bởi vì đó là điều mà chúng ta có thể tránh được.”

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: